Quy định về giá trị hợp đồng tương tự trong đấu thầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo hướng dẫn tại mẫu số 03 Mẫu E-HSMT hàng hóa một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu cần kê khai các hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính [độc lập hoặc thành viên liên danh] hoặc nhà thầu phụ trong vòng một số năm [tính đến thời điểm đóng thầu].

Theo hướng dẫn tại ghi chú số 09 Mẫu số 03 nêu trên, hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự là hợp đồng trong đó hàng hóa được cung cấp tương tự với hàng hóa của gói thầu đang xét và đã hoàn thành, bao gồm:

- Tương tự về chủng loại, tính chất: Có cùng chủng loại, tương tự về đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng với hàng hóa của gói thầu đang xét;

- Tương tự về quy mô: Có giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị của gói thầu đang xét.

Theo đó, việc quy định về hợp đồng tương tự và đánh giá E-HSDT thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.

Trường hợp nhà thầu xuất trình được hợp đồng tương tự với gói thầu đang xét về quy mô, chủng loại, tính chất theo yêu cầu của E-HSMT mà nhà thầu đã thực hiện với tư cách là nhà thầu chính [độc lập hoặc thành viên liên danh] hoặc nhà thầu phụ thì được coi là đáp ứng yêu cầu về hợp đồng tương tự mà không bắt buộc hợp đồng trước được ký kết thông qua đấu thầu rộng rãi.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo hướng dẫn tại Mẫu số 3 Mẫu E-HSMT hàng hóa một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu cần kê khai các hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính [độc lập hoặc thành viên liên danh] hoặc nhà thầu phụ trong vòng một số năm [tính đến thời điểm đóng thầu]. Theo hướng dẫn tại ghi chú số 9 Mẫu số 3 nêu trên, hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự là hợp đồng trong đó hàng hóa được cung cấp tương tự với hàng hóa của gói thầu đang xét và đã hoàn thành, bao gồm:

[i] Tương tự về chủng loại, tính chất: Có cùng chủng loại, tương tự về đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng với hàng hóa của gói thầu đang xét;

[ii] Tương tự về quy mô: Có giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị của gói thầu đang xét.

Theo đó, đánh giá E-HSDT thực hiện theo quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia, bên mời thầu.

Trường hợp nhà thầu chứng minh được kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự [kể cả hợp đồng thực tế đã thực hiện của gói thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu] đáp ứng yêu cầu về quy mô, tính chất với tư cách là nhà thầu chính [độc lập hoặc thành viên liên danh] hoặc nhà thầu phụ thì được coi là đáp ứng yêu cầu về hợp đồng tương tự.

Trong thông tư 03/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, tại ghi chú số [10], Khoản 2.1, mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp đã hướng dẫn rõ:

“Hợp đồng tương tự là hợp đồng đã thực hiện toàn bộ, trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét và đã hoàn thành.”

Số lượng hợp đồng và giá trị tối thiểu trong hợp đồng tương tự

Căn cứ hướng dẫn tại Khoản 2.1, Mục 2, Chương III mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp như sau:

“Số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự theo mô tả dưới đây mà nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính [độc lập hoặc thành viên liên danh] hoặc nhà thầu phụ hoặc nhà thầu quản lý trong vòng {thông thường 3-5 năm} năm trở lại đây [tính đến thời điểm đóng thầu]:

  • Số lượng hợp đồng là N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V [N x V = X] hoặc
  • Số lượng hợp đồng ít hơn hoặc bằng N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V và tổng giá trị tất cả các hợp đồng ≥ X.”

Các hợp đồng tương tự như thế nào thì đạt yêu cầu?

Cũng trong khoản 2.1, thông tư 03/2015/TT-BKHĐT, các hợp đồng tương tự được xem là “hợp lệ” khi thỏa mãn các tiêu chí: 

  • Tương tự về bản chất và độ phức tạp: có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu;
  • Tương tự về quy mô công việc: có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét; [Hai công trình có cấp thấp hơn liền kề với cấp của công trình đang xét, quy mô mỗi công trình cấp thấp hơn liền kề bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét thì được đánh giá là một hợp đồng xây lắp tương tự].
  • Trường hợp trong HSMT yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ hai hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu một hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét. Quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải đảm bảo các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét.
  • Đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị phần công việc xây lắp của hợp đồng trong khoảng 50% - 70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầu đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.

Trên đây là một số thông tin về hợp đồng tương tự trong đấu thầu mà DauThau.Net chia sẻ đến bạn. Trong quá trình tìm hiểu và sử dụng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

XEM THÊM:
1. Xác định hợp đồng tương tự của gói thầu xây lắp như thế nào?
2. Có được bổ sung hợp đồng tương tự để chứng minh năng lực kinh nghiệm không?

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hợp đồng tương tự trong đấu thầu là một trong những vấn đề thuộc lĩnh vực đấu thầu mà ACC Group nhận được nhiều thắc mắc nhiều nhất từ các doanh nghiệp, nhà thầu, nhà đầu tư. Chính vì vậy, để giải đáp những thắc mắc đó, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp tới quý khách hàng những thông tin về hợp đồng tương tự trong đấu thầu.

Hợp đồng tương tự trong đấu thầu [Cập nhật 2022]

Theo quy định của Luật đấu thầu hiện hành, cụ thể là Luật đấu thầu năm 2013 thì không có quy định nào định nghĩa như thế nào là hợp đồng tương tự. Tuy nhiên ta có thể hiểu hợp đồng tương tự là hợp đồng thực hiện toàn bộ trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét.

Hợp đồng tương tự được hiểu theo quy định tại Mục 2 Chương 3 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT đó là hợp đồng đã thực hiện toàn bộ, trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét, bao gồm:

– Tương tự về bản chất và mức độ phức tạp: có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng.

– Tương tự về quy mô công việc: có giá trị xây lắp công trình bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét.

Pháp luật không quy định nhà thầu phải lấy căn cứ về hợp đồng tương tự với nhà nước hay với một tổ chức kinh tế nhất định mới được chấp nhận mà bất kỳ hợp đồng tương tự được ký kết và thực hiện với bất kỳ chủ thể nào đều được chấp nhận khi nó đáp ứng các điều kiện như trên về hợp đồng tương tự. Do đó khi có yêu cầu về hợp đồng tương tự thì nhà thầu có thể lấy hợp đồng tương tự nào đã ký kết với bất kỳ chủ thể nào đều được.

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT các hợp đồng tương tự được xem là hợp lệ khi thỏa mãn đủ các tiêu chí như sau:

– Tương tự về bản chất và độ phức tạp: Có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu;

– Tương tự về quy mô công việc: Có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét. Trong trường hợp 2 công trình có cấp thấp liền kề với cấp của công trình đang xét, quy mô mỗi công trình cấp thấp hơn liền kề bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét thì được đánh giá là 1 hợp đồng xây lắp tương tự.

– Trường hợp hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ hai hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu một hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét. Quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải đảm bảo các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét.

– Đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế có thể yêu cầu giá trị phần công việc xây lắp của hợp đồng trong khoảng 50% – 70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầu đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.

Việc đưa ra các yêu cầu về hợp đồng tương tự là một trong những nội dung đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, đảm bảo khả năng, năng lực thực hiện gói thầu và tránh các rủi ro có thể xảy ra cho chủ đầu tư khi họ lựa chọn nhà thầu.

Theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định tương tự trong hợp đồng là giống bao nhiêu phần trăm, sự tương tự này tùy thuộc vào quy định trong hồ sơ mời thầu cụ thể.

Hợp đồng tương tự trong đấu thầu không nhất thiết phải có đồng thời hàng hóa tương tự và giá trị tương tự, nhà thầu chỉ có trách nhiệm kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu. Xét về tính tương tự của hợp đồng, có thể dựa theo các yếu tố như sau:

– Tương tự về bản chất và độ phức tạp: có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.

– Tương tự về quy mô công việc: có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét.

[02 công trình có cấp thấp hơn liền kề với cấp của công trình đang xét, quy mô mỗi công trình cấp thấp hơn liền kề bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét thì được đánh giá là 01 hợp đồng xây lắp tương tự]

– Trường hợp yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ 02 hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu 01 hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét. Quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải bảo đảm các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét.

Đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị phần công việc xây lắp của hợp đồng trong khoảng 50%-70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầu đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.

Theo hướng dẫn tại mẫu số 03 Mẫu E-HSMT hàng hóa một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu cần kê khai các hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính [độc lập hoặc thành viên liên danh] hoặc nhà thầu phụ trong vòng một số năm [tính đến thời điểm đóng thầu].

Theo hướng dẫn tại ghi chú số 09 Mẫu số 03 nêu trên, hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự là hợp đồng trong đó hàng hóa được cung cấp tương tự với hàng hóa của gói thầu đang xét và đã hoàn thành, bao gồm:

– Tương tự về chủng loại, tính chất: Có cùng chủng loại, tương tự về đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng với hàng hóa của gói thầu đang xét;

– Tương tự về quy mô: Có giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị của gói thầu đang xét. Theo đó, việc quy định về hợp đồng tương tự và đánh giá E-HSDT thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.

Trường hợp nhà thầu xuất trình được hợp đồng tương tự với gói thầu đang xét về quy mô, chủng loại, tính chất theo yêu cầu của E-HSMT mà nhà thầu đã thực hiện với tư cách là nhà thầu chính [độc lập hoặc thành viên liên danh] hoặc nhà thầu phụ thì được coi là đáp ứng yêu cầu về hợp đồng tương tự mà không bắt buộc hợp đồng trước được ký kết thông qua đấu thầu rộng rãi.

Qua bài viết trên, có thể thấy rằng hợp đồng tương tự trong đấu thầu là một loại hợp đồng đặc thù trong hoạt động đấu thầu, được sử dụng trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật. Mong rằng quý khách hàng đã nắm rõ những thông tin cơ bản trên về hợp đồng tương tự trong đấu thầu.

Video liên quan

Chủ Đề