Đề cương môn tổ chức và quản lý quá trình dạy học

Câu 1.Hãy nêu những đổi mới căn bản trong giáo dục phổ thông hiện nayvà vai trò của cán bộ quản lý trong sự đổi mới đó?Câu 2.Thiết kế một hoạt động quản lý dựa trên một mô hình lý thuyếtGiáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lựcthúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc giakhác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục không chỉ là quốc sách hàngđầu, là chìa khóa mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là“mệnh lệnh” của cuộc sống.Trong Văn kiện đại hội XII, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kếsách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khaimở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳngđịnh triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạynghề”.Để đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảngta đã có những quan điểm chỉ đạo như sau:1. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiênđi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.2. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấnđề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sựlãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản lý của các cơsở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bảnthân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triểnnhững nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiênquyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính1hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giảipháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.3. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiếnthức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi vớihành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục giađình và giáo dục xã hội.4. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luậtkhách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượngsang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.5. Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữacác bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa,hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.6. Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thịtrường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đàotạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa cácvùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặcbiệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa vàcác đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đàotạo.7. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo,đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để pháttriển đất nước.Trong những, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển và đã đạtđược những thành tựu quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho côngcuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Nhưng đồng thời nền giáo dục đangẩn chứa rất nhiều yếu kém, bất cập, mà Đại hội IX, X đến Đại hội XI của Đảngvẫn nêu rất đậm nét, đó là:- Chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình2thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; chưa coi trọng hướngnghiệp;- Quan điểm tích hợp và phân hoá chưa được quán triệt đầy đủ; các mônhọc được thiết kế chủ yếu theo kiến thức các lĩnh vực khoa học;- Chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức; chưa đápứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống;- Hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu là dạy học trên lớp, chưa coi trọngviệc tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm. Phương pháp giáo dụcvà đánh giá chất lượng giáo dục nhìn chung còn lạc hậu, chưa chú trọng dạycách học và phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh.- Trong thiết kế chương trình, chưa quán triệt rõ mục tiêu, yêu cầu của giaiđoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp; chưa bảođảm tốt tính liên thông trong từng môn học và giữa các môn học, trong từng lớp,từng cấp và giữa các lớp, các cấp học; còn hạn chế trong việc phát huy vai trò tựchủ của nhà trường và tính tích cực, sáng tạo của giáo viên trong quá trình thựchiện nhiệm vụ giáo dục; chưa đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục của các vùng khókhăn; việc tổ chức, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện chương trình còn thiếu tínhhệ thốngNhư vậy, việc đổi mới căn bản trong giáo dục là yêu cầu bức thiết. Đó vừalà yêu cầu, vừa là giải pháp giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thách thức củathời cuộc và phát triển bền vững.Đổi mới giáo dục, đào tạo cần bắt đầu từ đổi mới quan điểm, tư tưởng chỉđạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảmthực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạtđộng quản trị của cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham giacủa gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người họcĐể đổi mới căn bản đạt hiệu quả cao, chúng ta phải đồng thời thực hiệnnhiều giải pháp về đổi mới căn bản:Thứ nhất, Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung,phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng chuyển từ xây dựngchương trình theo tiếp cận NỘI DUNG sang tiếp cận NĂNG LỰC:- Với tiếp cận nội dung : thiết kế chương trình theo danh mục môn họccần dạy và học. Tức là tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn học3sinh biết cái gì?- Tiếp cận năng lực nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học. Đólà là cách tiếp cận nêu rõ học sinh sẽ làm được gì và làm như thế nào vào cuốimỗi giai đoạn học tập trong nhà trường.Cách tiếp cận này cũng đòi hỏi HS nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơbản nhưng còn chú trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành,giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống; tính chất và kết quả hoạtđộng cũng phụ thuộc rất nhiều vào hứng thú, niềm tin, đạo đức… của người họcSự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận này sẽ chi phối và bắt buộc tất cảcác khâu của quá trình dạy học thay đổi: nội dung, phương pháp, phương tiện,hình thức tổ chức, cách kiểm tra, đánh giá, thi cử; cách thức quản lý và thựchiện… nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản về chất lượng giáo dục.+ Năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực đặc thù môn học.+ Năng lực chung được hình thành và phát triển thông qua tất cả các lĩnhvực học tập, hoạt động giáo dục;+ Năng lực đặc thù môn học được hình thành và phát triển thông qua lĩnhvực học tập, môn học tương ứng.+ Năng lực chung [trong chương trình giáo dục của một số nước gọi lànăng lực cốt lõi hay năng lực xuyên chương trình] là những năng lực cơ bản,thiết yếu mà ai cũng cần có để đảm bảo thành công trong cuộc sống, học tập vàlàm việc.Thứ hai, Tiếp tục đổi mới nội dung giáo dục theo hướng dạy học tíchhợp:Mỗi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người là một thểthống nhất, ít nhiều đều có mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác; nhiều sựvật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cội… Vì vậy, đểnhận biết hoặc giải quyết mỗi sự vật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp cáckiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Dạy học tích hợp phù hợp vớiyêu cầu đó.Dạy học tích hợp giúp cho việc học tập của học sinh gắn liền với thực tiễnhơn, giúp học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết.Theo quan điểm tích hợp, các kiến thức liên quan với nhau sẽ được lồngghép vào cùng một môn học nên tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nộidung giữa các môn học và vì vậy số lượng môn học và thời lượng học tập sẽgiảm bớt…Tinh thần chung là tích hợp mạnh ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở4các lớp học trên; yêu cầu tích hợp được thể hiện cả trong mục tiêu, nội dung,phương pháp và thi, kiểm tra, đánh giá giáo dục.Khó khăn, thách thức : hạn chế về kinh nghiệm xây dựng chương trình,biên soạn SGK và hướng dẫn dạy học theo hướng tích hợp [đặc biệt là phươngpháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo yêu cầu tích hợp];Cần có sự thay đổi nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về ý nghĩa củadạy học tích hợp, vận dụng một số kỹ thuật và phương pháp dạy học để bảo đảmyêu cầu của dạy học tích hợp.Thứ ba, đổi mới theo hướng dạy học phân hóa:Phân hóa trong dạy học [hay dạy học phân hóa] là định hướng dạy họcbảo đảm sự phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau [về hoàn cảnh, đặcđiểm tâm - sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú, sở thích cá nhân], nhằm pháttriển tối đa điều kiện và tiềm năng của mỗi học sinh.Phân hóa để đáp ứng yêu cầu phân công lao động trong xã hội, cung cấpnguồn nhân lực cho thị trường lao động, nguồn học sinh cho giáo dục đại học,cao đẳng cũng như các trường nghề đáp ứng được yêu cầu đào tạo chuyên sâuvề một lĩnh vực khoa học hoặc ngành nghề chuyên biệt.Có các dạng dạy học phân hóa sau:a] Phân hóa trong [còn gọi là phân hóa vi mô] là cách dạy học chú ý tớicác đối tượng riêng biệt, cá nhân hóa người học trên lớp, phù hợp với từng đốitượng để tăng hiệu quả dạy học,phân hóa trong được thực hiện chủ yếu thôngqua phương pháp dạy học.b] Phân hóa ngoài [còn gọi là phân hóa vĩ mô] là cách dạy theo cácchương trình khác nhau cho các nhóm người học khác nhau nhằm đáp ứng đượcnhu cầu, sở thích và năng lực của từng nhóm người học.Phân hóa ngoài được thực hiện chủ yếu thông qua việc thiết kế nội dungkhác nhau của các chương trình môn học. Có thể thực hiện dạy học phân hóatheo hướng tổ chức các nhóm học tập cùng trình độ [khá - giỏi - trung bình yếu], hoặc các câu lạc bộ học tập theo năng khiếu môn học… Ở quy mô quốcgia, việc tổ chức dạy học theo các ban “tự nhiên”, “xã hội” và “cơ bản” cũng làmột hình thức phân hóa.- Khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học phân hóa+ Với phân hóa trong [phân hóa vi mô]Sĩ số một lớp học ở một số trường thuộc khu vực thành phố có đến 50-60học sinh, điều này làm giáo viên khó khăn khi phải chú ý tới từng học sinh.Năng lực của nhiều giáo viên về vận dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuậtdạy học có tác dụng phân hóa còn hạn chế.Giải pháp: Tăng cường bồi dưỡng về phương pháp, kĩ thuật dạy học phân5hóa trong lớp học cho giáo viên. Tổ chức sinh hoạt thường xuyên ở các tổchuyên môn, ở các trường và cụm trường về phương pháp tổ chức dạy họchướng tới từng cá nhân.+ Với phân hóa ngoài [phân hoá vĩ mô]Khi tổ chức cho học sinh chọn các môn và chuyên đề học tập, có thể dẫnđến việc số lượng học sinh đăng kí học từng môn sẽ khác nhau, có thể có mộtvài môn học sinh đăng kí học ít đòi hỏi những kĩ năng quản lí mới của lãnh đạonhà trường như: việc sắp xếp thời khóa biểu, quản lí quá trình và kết quả họctập…Nhu cầu học các chuyên đề học tập của học sinh sẽ rất khác nhau trongkhi khả năng đáp ứng của nhà trường lại hạn chế. Xuất hiện một số môn học,chuyên đề học tập có nội dung mới so với chương trình hiện hành, nhất là mộtsố chuyên đề học tập mới gắn tới định hướng nghề nghiệp, đòi hỏi các yêu cầumới về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của nhà trường.Thứ tư, đổi mới theo hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo:Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông làhoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục,từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khácnhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủthể của hoạt động, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng, tích luỹkinh nghiệm riêng và phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân.Cùng với đổi mới căn bản trong giáo dục phổ thông là chuyển từ xâydựng chương trình theo hướng tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, dạy họctích hợp, dạy học phân hóa và theo hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo thìthay đổi vai trò nhà quản lý giáo dục các cấp cũng là sự đòi hỏi thật sự cấp thiếttrong giai đoạn hiện nay bởi yếu tố thành công của giáo dục, của mỗi cơ sở giáodục, của mỗi cá nhân đều mang dấu ấn thành quả lao động của nhà giáo, của nhàquản lý giáo dục, chính cán bộ quản lý giáo dục là bệ đỡ để thực hiện thànhcông các mục tiêu về chất lượng giáo dục, đổi mới giáo dục.6Đề bài:Thiết kế một hoạt động quản lý dựa trên một mô hình lý thuyếtGiáo dục trong nhà trường thực hiện bằng nhiều con đường, trong đó conđường quan trọng là tổ chức dạy học. Hoạt động dạy học của giáo viên nhằmcung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học, bồi dưỡng tư duy sáng tạovà kỹ năng thực tiễn, nâng cao trình độ học vấn, hình thành lối sống văn hoá.Mục đích cuối cùng là làm cho mỗi học sinh trở thành những ngươi tự chủ, năngđộng, sáng tạo. Như vậy, dạy học là con đường cơ bản để đạt tới mục đích giáodục tổng thể. Hoạt động dạy học được thực hiện thông qua các thành tố cấu trúcnhư sau :- Mục tiêu dạy học : Hình thành nhân cách người học tương thích yêu cầucủa xã hội.- Nội dung dạy học : Những kiến thức cơ bản, toàn diện, cập nhật, hiệnđại thể hiện ở nội dung chương trình sách giáo khoa, giáo án và kế hoạch dạyhọc, bao gồm hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động sáng tạo.- Phương pháp dạy học : Việc sử dụng phương pháp dạy học phù hợp sẽlàm tăng hiệu quả hoạt động dạy học.- Phương tiện dạy học : Cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học,nguồn tài chính phục vụ dạy học.- Hình thức tổ chức dạy học : Hình thức tổ chức dạy học phong phú, phùhợp sẽ tăng cường hiệu quả hoạt động dạy học.- Kết quả : Khả năng phát triển trí tuệ và hình thành các phẩm chất đạođức cho học sinh.Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học, đó là haimặt không thể tách rời nhau tác động lẫn nhau trong một tình huống thống nhất.Quá trình dạy học thực chất là sự thể hiện toàn bộ hoạt động có chủ định, có kếhoạch của thầy và trò, làm cho học sinh nắm vững và có kiến thức về tự nhiênvà xã hội, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thói quen hành động.Nếu quá trình dạy học được tổ chức một cách khoa học, các thành tố cấutrúc của hoạt động dạy học được thực hiện và phối hợp một cách hợp lý, thì sẽ7đạt được mục tiêu của giáo dục đào tạo.Quản lý hoạt động dạy học là quá trình người hiệu trưởng hoạch định, tổchức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên nhằm đạt mục tiêuđề ra. Trong toàn bộ quá trình quản lý nhà trường thì quản lý hoạt động dạy họclà hoạt động cơ bản của người hiệu trưởng. Nó chiếm thời gian và công sức rấtlớn của hiệu trưởng, bởi vì nhiệm vụ hàng đầu của quản lý hoạt động dạy học làquản lý có hiệu quả các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học, cần phải tạođiều kiện và tác động cho sự cộng tác tối ưu giữa giáo viên và học sinh nhằmxác định đúng mục tiêu, lựa chọn nội dung phù hợp kế hoạch, áp dụng hài hòacác phương pháp, tận dụng các phương tiện và điều kiện hiện có, tổ chức linhhoạt các hình thức dạy học. Để quản lý hoạt động dạy của giáo viên, người hiệutrưởng điều hành hoạt động dạy – học của giáo viên thông qua 3 kênh: Trực tiếp,tổ chuyên môn và các tổ chức xã hội. Nội dung quản lý bao gồm :1. Quản lí trực tiếp:1.1. Quản lý công tác chuẩn bị bài giảng của giáo viên.- Vai trò của công tác chuẩn bị giờ lên lớp:+ Là yếu tố tạo thành công của bài dạy : nội dung, phương pháp, phươngtiện sử dụng nhằm đạt mục tiêu của bài học;+ Dự báo trước những tình huống có thể xẩy ra;+ Tâm thế của GV : tự tin, làm chủ bài dạy, hoạt động SP đa dạng, tạokhông khí thoải mái trong lớp học.- Biện pháp quản lý+ Quản lí việc xây dựng mục tiêu cho các bài học của từng môn học, đảmbảo yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức kỹ năng cho từng môn học.+ Xây dựng cấu trúc bài soạn chung đảm bảo tính thống nhất nhưng vẫnthể hiện được đặc trưng của từng môn học.+ Xây dựng bài soạn mẫu, giờ dạy mẫu từ đó nhân rộng ra toàn trường.+ Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và ứngdụng công nghệ thông tin trong dạy học;+ Có kế hoạch mua sắm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phươngtiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy cho giáo viên;8+ Kiểm tra việc việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên.I.2. Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên Vai trò của giờ dạy trên lớp:Giờ học là yếu tố quan trọng cơ bản có tính chất quyết định kết quả đàotạo giáo dục của nhà trường. Trước hết, giờ học mang tính bắt buộc đối với mọihọc sinh, trên cơ sở chương trình do Bộ Giáo dục -Đào tạo ban hành, giờ họcchiếm phần lớn thời gian của quá trình đào tạo. Hoạt động dạy học được thểhiện chủ yếu bằng hình thức dạy học trên lớp với những giờ lên lớp và hệ thốngbài học. Biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp+ Yêu cầu về kiến thức kỹ năng của các môn học được qui định trongchương trình;+ Tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy mà Bộ hoặc Sở Giáo dục – đào tạo qui định;+ Những qui định về các loại bài [giảng kiến thức mới, luyện tập, thực hành...];+ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học+ Các phương pháp mới trong giảng dạy ở trường phổ thông.- Tổ chức việc dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên+ Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn [Những hình thứcdự giờ: dự giờ có báo trước, dự giờ đột xuất, dự giờ theo đề tài]+ Tổ chức thao giảng trong trường hoặc tham gia thao giảng trong cụm trường;+ Tổ chức dự giờ thi đua, đăng ký giờ dạy tốt;+ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng dự giờ kiểm tra chuyên môn và dự giờrút kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên.I.3. Quản lí việc thực hiện nề nếp dạy học.- Thực hiện đúng nội qui của cơ quan, điều lệ trường học.- Ra vào lớp đúng giờ.- Quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh và xử lí tốt các tình huốngxảy ra trong giờ học.1.4. Quản lí thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.91.4.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường vềvấn đề đổi mới phương pháp dạy học.- Về mục đích:+ Trang bị những tri thức cần thiết, làm cho mọi giáo viên, mọi bộ phậntrong trường nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng về đổi mới phương phápdạy học;+ Tạo ra sự kích thích đội ngũ trong lao động sáng tạo thực hiện vận dụngphương pháp mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.- Về nội dung: Làm cho giáo viên và cán bộ trong trường nhận thức rõ:+ Tính cấp thiết của đổi mới phương pháp dạy học: một mặt, làm cho tậpthể sư phạm cần thống nhất nhận thức: đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mớigiáo dục, là hạt nhân của việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, làđiều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục; mặt khác, cần coi đây làthách thức đội ngũ mà đội ngũ cần phải đáp ứng, nhưng cũng là cơ hội phát triểncủa mỗi giáo viên và của mỗi nhà trường.+ Những định hướng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay:Phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh;Bồi dưỡng phương pháp tự học;Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.+ Những đặc trưng cơ bản của phương pháp tích cực:Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh;Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh;Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập cá thể, phối hợp với hoạtđộng học tập hợp tác;Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.- Về hình thức tổ chức:- Tổ chức cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng hè do Sở, Bộ tổ chức;- Tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu lý luận nghiệp vụ tại tổ, trường;10- Tăng cường nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong nhóm, tổ chuyên mônvà vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.- Tổ chức các đợt học tập xen kẽ, lồng ghép vào các sinh hoạt chuyênmôn, rèn luyện tay nghề hàng tuần, hàng tháng trong tổ chuyên môn hoặc các kỳhội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp.1.4.2. Tổ chức, chỉ đạo thường xuyên các hoạt động thực hành đổimới phương pháp dạy học trong năm học.- Xác định trọng tâm chỉ đạo:Thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện những hoạt động đổimới phù hợp, có thể thực hiện được ngay như sau:Một là: Đổi mới cách xác định mục tiêu bài học: Việc xác định mục tiêubài học cần đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản:+ Định lượng được mức độ, chuẩn mực kiến thức, kỹ năng và thái độ họcsinh phải đạt được sau bài học để thực hiện, đồng thời lấy đó làm căn cứ đánhgiá kết quả bài học một cách khách quan, tránh tình trạng đánh giá cảm tính đốivới một bài học.+ Chú trọng mục tiêu xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là phươngpháp tự học qua mỗi giờ học, bài học;Hai là: Đổi mới cách soạn giáo án trên cơ sở 3 định hướng sau:+ Chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thày sang hoạt động củatrò;+ Giáo án phải thực sự là một bản kế hoạch lên lớp trong đó mọi hoạtđộng đều được tính đếm theo một quy trình hợp lý và có sự phối kết hợp rất chặtchẽ các nguồn lực: người dạy, người học, sách giáo khoa, thiết bị dạy học…;+ Cần dự tính các phương án và cách thức có thể tiến hành để kiểm soátchất lượng làm việc của học sinhBa là: Tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động với hai hình thức, hoặclàm việc độc lập theo nhịp độ phân hoá cá nhân, hoặc làm việc theo nhóm; sử11dụng triệt để các phiếu hoạt động học tập; tăng cường giao tiếp thày – trò kếthợp mở rộng giao tiếp trò – trò;Bốn là: Nâng cao chất lượng các câu hỏi trong tiết học và đề kiểm tra,giảm số câu hỏi tái hiện sự kiện, tăng tỷ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cựcsáng tạo, chú trọng nhận xét sửa chữa các câu trả lời cho học sinh.Những hoạt động đổi mới trên cần được Hiệu trưởng quán triệt đồng bộđối với tất cả các giáo viên, ở tất cả các bộ môn. Tinh thần chỉ đạo chung là:trong mỗi tiết học bình thường, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hànhnhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng hơn là được suy nghĩ nhiều hơntrong quá trình lĩnh hội nội dung học tập.- Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động thực hành đổi mới phương pháptrong từng thời gian: tuần, tháng, học kỳ, năm học [trên cơ sở kế hoạch chuyênmôn của các tổ nhóm chuyên môn và của nhà trường].- Tổ chức thực hiện:Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn chú trọng tất cả các khâu trong quy trìnhhoạt động: xác định những yêu cầu đổi mới, bàn bạc, xây dựng thiết kế giáo ánmẫu theo hướng đổi mới, lần lượt cử giáo viên dạy thử nghiệm và tập thể dựgiờ, trao đổi, rút kinh nghiệm, so sánh với bài dạy trước đó để thấy mặt tiến bộvà hạn chế.Chỉ đạo điểm những giờ dạy học sinh phương pháp học tập, chú trọnghướng dẫn học sinh tự học trên lớp và ở nhà dưới sự hướng dẫn của GV.Tổ chức học tập, nghiên cứu, cải tiến cách thức kiểm tra kết quả học tậpcủa học sinh theo định hướng đổi mới: sử dụng hợp lý hai hình thức kiểm tra: tựluận và trắc nghiệm.Đổi mới hoạt động của Thư viện nhà trường và Thiết bị dạy học, chútrọng chỉ đạo việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, phục vụ có hiệu quả cho quátrình đổi mới phương pháp dạy học.Tổ chức các đợt thao giảng, hội thi giáo viên giỏi các cấp theo tinh thầnđổi mới phương pháp, thường xuyên mời các giáo viên giỏi trong cụm hoặc cácchuyên gia về dự giờ, trao đổi.12Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập các đơn vị tổ, trường có phongtrào và chất lượng dạy học tốt ở trong và ngoài địa phương.1.4.3. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động ĐMPPDHKiểm tra, đánh giá các hoạt động ĐMPPDH với nhiều hình thức khácnhau vừa có tác dụng điều chỉnh vừa có ý nghĩa thúc đẩy đối với chính quá trìnhnày. Thứ nhất, ban giám hiệu, ban trí dục nhà trường thường xuyên phân côngtham gia, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động đổi mới nói trên thông qua vaitrò của Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, đặc biệt thông qua việc tăngcường hoạt động của Thanh tra chuyên môn nhà trường.Thứ hai, công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn cần được đổi mới theohướng coi trọng chức năng phát hiện để phòng ngừa, điều chỉnh, tư vấn cho giáoviên hơn là chỉ tập trung truy tìm sai sót.Thứ ba, một mặt,cần kết hợp giữa đánh giá của cá nhân với đánh giá củatổ chuyên môn và của ban giám hiệu để xác định những vấn đề chung cần giảiquyết trong tình hình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong tập thể tổnhóm và mỗi giáo viên; mặt khác, đổi mới việc kiểm tra chuyên môn, thay lốikiểm tra hành chính thủ tục bằng coi trong kiểm tra hoạt động dạy học trên lớpcủa GV và HS;Thứ tư, cần đổi mới công tác đánh giá thi đua trên cơ sở chú trọng nhữngtiêu chí, những quy định của nhà trường trong việc tham gia thực hiện đổi mớiphư ơng pháp dạy học của mỗi bộ phận, cá nhân.Thứ năm, cải tiến công tác thi đua trong nhà trường trên cơ sở đánh giáđúng và có chế độ khuyến khích, động viên kịp thời các hoạt động đổi mớiphương pháp dạy học có hiệu quả.1.4.4. Tăng cường xây dựng hệ điều kiện cho quá trình đổi mớiphương pháp dạy học- Đa dạng hoá, tích cực hoá hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại cơ sở nhàtrường:Giáo viên là người hiện thực hoá các phương pháp dạy học khi tiến hànhcác hoạt động dạy học ở trên lớp, đồng thời cũng là lực lượng quyết định sự13thành bại của quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Bởi vậy, cần đẩy mạnhcác hoạt động bồi dưỡng giáo viên ngay tại nhà trường. Cách làm có hiệu quảnhất là thông qua các hoạt động học tập, rèn luyện ở tổ nhóm, nhất là hoạt độngthực hành các kỹ năng sư phạm theo hướng đổi mới trong giờ lên lớp hàng ngàylà vấn đề cần được quan tâm tổ chức thường xuyên. Hiệu quả của các hoạt độngthực hành đổi mới phương pháp dạy học cụ thể ấy là góp phần thiết thực vàoviệc bồi dưỡng, nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên.Đồng thời, khi trình độ người giáo viên được nâng cao hơn thì quá trình đổi mớiphương pháp dạy học lại càng được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo vàcó chất lượng hơn .- Tăng cường đầu tư xây dựng và khai thác thiết bị giáo dục.Muốn tổ chức quá trình đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, cầncoi trọng vai trò của các phương tiện dạy học như hệ thống tài liệu học tập baogồm sách giáo khoa, sách tham khảo cùng với các loại học liệu khác và hệ thốngthiết bị dạy học.Xây dựng và tăng cường nguồn lực sách cho Thư viện;Kết hợp giữa đầu tư mua sắm thiết bị thí nghiệm với huy động khả năngsáng tạo của đội ngũ giáo viên trong tự làm đồ dùng dạy học;Chú trọng xây dựng hệ thống phòng học bộ môn;Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú nhằm phát huy vai trò tácdụng của Thiết bị dạy học và Thư viện trường học, cần coi đây là một trongnhững trọng tâm của công tác tổ chức chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.- Phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhàtrường:Quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trong nhà trường cầnđược tiến hành song song với việc tổ chức tốt hoạt động của các lực lượng nộibộ như giáo viên chủ nhiệm, Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếuniên và các lượng ngoài trường như Hội phụ huynh, Hội khuyến học… Trên cơsở đó, tạo ra mối quan hệ kết hợp khăng khít, chặt chẽ, nhằm xây dựng môi14trường giáo dục lành mạnh, cùng chăm lo đôn đốc, tổ chức học sinh học tập vàrèn luyện tại gia đình cũng như trong thôn xóm.- Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo đối với các hoạt động đổi mớiphương pháp dạy học+ Hiệu trưởng cần có nhận thức và quan điểm chỉ đạo tập trung, ưu tiênđối với hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, tránh tình trạng “chạy quanhchuyên môn”.+ Luôn xác định đây là hoạt động trọng tâm trong kế hoạch công tác củaTổ chuyên môn, của nhà trường hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ, tránh tìnhtrạng một năm chỉ tổ chức 2 đợt Hội giảng thể hiện tinh thần phương pháp dạyhọc mới mang nặng tính phong trào.+ Tăng cường đầu tư tài chính cho các hoạt động dạy học, đặc biệt tạomọi điều kiện để nâng cấp trang thiết bị cho các phòng học bộ môn.+ Xây dựng các quy định mang tính chế tài và phân cấp quản lý cho Tổnhóm chuyên môn để quản lý có hiệu quả nền nếp và chất lượng các hoạt độngđổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường;- Nâng cao vai trò gương mẫu và năng lực chỉ đạo chuyên môn củaHiệu trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường.“Cán bộ nào phong trào ấy”, khi đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường cùngthống nhất trong nhận thức về ý nghĩa và sự cần thiết của quá trình đổi mớiphương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, cùng đồng tâmnhất trí dồn trí và lực để thực hiện thường xuyên, có hiệu quả các hoạt động đổimới theo kế hoạch chỉ đạo đã được bàn bạc, hoạch định, cùng đánh giá mọi hoạtđộng của mỗi tổ nhóm, mỗi bộ phận, mỗi giáo viên, mỗi lớp học dựa trên tiêuchí chất lượng và hiệu quả của các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học thìnhất định quá trình đổi mới phương pháp dạy học sẽ đạt được những kết quả tốt.- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường về vấn đềđổi mới phương pháp dạy học.- Tổ chức, chỉ đạo thường xuyên các hoạt động thực hành đổi mới phươngpháp dạy học trong năm học.- Kiểm tra, đánh giá các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học15- Tăng cường xây dựng hệ điều kiện cho quá trình đổi mới phương phápdạy học+ Đa dạng hoá, tích cực hoá hoạt động bồi dưỡng GV tại cơ sở nhà trường+ Tăng cường đầu tư xây dựng và khai thác thiết bị giáo dục.+ Phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường:+ Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo đối với các hoạt động đổi mới phươngpháp dạy học+ Nâng cao vai trò gương mẫu và năng lực chỉ đạo chuyên môn của Hiệutrưởng và đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường.1.5. Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:+ Đối với học sinh:Kiểm tra đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triểnkhông ngừng. Qua kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mức độ chiếm lĩnhtri thức, kỹ năng so với yêu cầu của môn học và tự mình ôn tập, củng cố bổsung, hoàn thiện học vấn bằng các phương pháp tự học với hệ thống các thaotác tư duy của chính mình. Do đó, kiểm tra đánh giá chẳng những là biện phápđể hoàn thiện nội dung học tập mà còn là điều kiện để rèn luyện phương phápvà hình thành thái độ học tập tích cực cho học sinh.+ Đối với giáo viên:Kết quả kiểm tra đánh giá vừa phản ánh thành tích học tập của học sinhvừa giúp giáo viên tự đánh giá vốn tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sưphạm, nhân cách uy tín của mình trước học sinh. Trên cơ sở đó không ngừngnâng cao và hoàn thiện cả về trình độ học vấn, về nghệ thuật sư phạm và nhâncách người thầy giáo.+ Đối với các cấp quản lý từ cơ sở trường học tới trung ương:Kiểm tra đánh giá là biện pháp để đánh giá kết quả đào tạo cả về địnhlượng và định tính. Đó là cơ sở để xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, vềđội ngũ giáo viên, về vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổchức hoạt động dạy học. Biện pháp quản lý của hiệu trưởng16+ Nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa tầm quan trọng, chức năngvà các yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh;+ Tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững qui định về kiểm tra, thi, ghiđiểm, cộng điểm, đánh giá, xếp loại học lực của học sinh;+ Tổ chức kiểm tra, thi đúng qui chế;+ Qui định giáo viên chấm bài, trả bài đúng thời hạn, có nhận xét chungcho toàn lớp và lời phê riêng cho từng bài kiểm tra, khi trả bài cần yêu cầu họcsinh tự sửa lỗi trong bài kiểm tra;+ Qui định giáo viên thực hiện đúng việc ghi điểm, sửa chữa điểm trongsổ điểm, chế độ bảo quản, lưu trữ sổ điểm lớp, việc ghi điểm, ghi nhận xét vàohọc bạ của học sinh.2. Quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thông qua tổ chuyên môn Qui định chế độ sinh hoạt chuyên môn hàng thángCăn cứ vào nội dung các hoạt động của tổ chuyên môn, căn cứ vào yêucầu trọng tâm trọng điểm của chương trình trong từng thời gian, hiệu trưởngchỉ đạo các tổ đi sâu vào nội dung cụ thể cho phù hợp. Chế độ hội họp thườnglà 2 lần / tháng ở phòng chuyên môn [nếu không có phòng chuyên môn thì nêncố định ở một nơi]. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hoạtđộng chuyên môn- Hàng tháng, hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng họp các tổ trưởngchuyên môn, chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch chuyên môn củatrường và kế hoạch của các tổ chuyên môn. Đồng thời yêu cầu các tổtrưởng chuyên môn báo cáo tình hình giảng dạy của giáo viên và tình hìnhhọc tập của học sinh trong phạm vi tổ quản lý.- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chogiáo viên.- Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp hoạt độngcủa tổ chuyên môn. Dù kiểm tra dưới hình thức nào, hiệu trưởng cũng cần phảibảo đảm nghiệp vụ của công tác kiểm tra như sau:17- Lập kế hoạch kiểm tra;- Tổ chức lực lượng và tiến hành kiểm tra;- Tổng hợp thành biên bản kiểm tra;.- Tổng kết, đánh giá hoạt động của tổ và đề ra những kiến nghị.3. Hiệu trưởng điều hành hoạt động dạy của giáo viên thông qua cáctổ chức xã hội3.1. Phối hợp với Đoàn thanh niên [Chi đoàn giáo viên]Chi đoàn giáo viên là lực lượng nòng cốt trong tập thể sư phạm trong việcthực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Hiệu trưởng phối hợp với chi đoàngiáo viên theo phương hướng sau:- Thống nhất mục tiêu hành động;- Tạo điều kiện thuận lợi cho chi đoàn hoạt động3.2. Phối hợp với Công đoàn nhà trườngTổ chức công đoàn có chức năng động viên cán bộ công chức hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao, tham gia quản lý chuyên môn trong nhà trường. Vì vậy,hiệu trưởng phối hợp với công đoàn nhà trường theo hướng:- Thống nhất mục tiêu hành động;- Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt;- Kịp thời giúp đỡ và động viên giáo viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy.Có thể nói, biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong Trường phổ thôngcó ý nghĩa rất quan trọng, trước hết là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạycủa giáo viên và hoạt động học của học sinh đạt hiệu quả, góp phần nâng caochất lượng giáo dục trong nhà trường. Như vậy, trong quá trình quản lý cần phảicó sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận trong nhà trường dựa trên kế hoạchđã được xây dựng. Đồng thời, kết quả của quá trình giảng dạy và học tập cầnphải được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng thì mới có thể phát huyđược những mặt mạnh cũng như khắc phục được những mặt yếu kém trong quátrình dạy học. Hơn nữa, việc quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường đượctiến hành đúng đắn sẽ củng cố được chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượnghọc tập của học sinh, qua đó giúp cho hiệu trưởng nhà trường quản lý được mặtbằng chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục và đáp ứng18được nhu cầu của mục tiệu giáo dục đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình quản lýđiều hành, người hiệu trưởng cần phải có uy tín, có bãn lĩnh như: phong cáchlãnh đạo, năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chínhtrị, đạo đức nghề nghiệp và có tầm nhìn xa, sâu và rộng đối với sự nghiệp giáodục, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp quản lý tốt nhất, linh hoạt, phù hợp vớithực tiễn để đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dụctrong giai đoạn hiện nay.19

Video liên quan

Chủ Đề