Hệ thống quản lý học và thi trực tuyến LMS

Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của eLearning. Có thể nói, thành công của một khóa học eLearning một phần phụ thuộc vào hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS. Vậy, làm thế nào để chọn được một hệ thống phù hợp. Hãy theo dõi bài viết dưới đây. 

Hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS là một ứng dụng giúp quản lý mọi mặt của quá trình đào tạo. Ví dụ như chia sẻ khóa học, giám sát học viên hay đánh giá kết quả học tập của họ. Do đó, khi xây dựng một khóa học eLearning, bạn bắt buộc phải sử dụng LMS. Hiện nay, có hàng trăm hệ thống trên thị trường. Làm thế nào để bạn có thể xác định được đâu là cái bạn cần trong số đó. Nó không đơn giản chỉ là chọn lựa hệ thống nào có nhiều tính năng nhất. Ngoài tính năng, bạn cũng cần phải xem xét nhiều yếu tố khác trước khi đưa ra lựa chọn. 

Ảnh: Designed by pikisuperstar / Freepik

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn chọn hệ thống LMS qua 5 bước:

Hãy cùng bắt đầu nào!

Bước 1: Xác Định Mục Tiêu Đào Tạo 

Trước tiên, hãy xác định mục tiêu đào tạo của bạn. Nó sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong việc lựa chọn hệ thống quản lý học tập LMS. Hãy chia nhỏ các mục tiêu để dễ dàng tiếp cận hơn. Bạn có thể tham khảo mô hình SMART để xây dựng mục tiêu hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên xác định mục tiêu trong dài hạn, ví dụ giai đoạn 5 năm. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian và tiền bạc vì không phải tìm kiếm hệ thống thay thế thường xuyên. 

Bên cạnh đó, học viên cũng là một yếu tố quan trọng trong việc chọn hệ thống LMS. Số lượng học viên, độ tuổi và kĩ năng của họ ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn của bạn. Ví dụ, bạn sắp đào tạo một nhóm khoảng 15-20 người trẻ tuổi, thông thạo máy tính. Bạn nên chọn hệ thống có những tính năng như game hóa bài học, học tập xã hội,… Ngược lại, nếu đối tượng học viên của bạn nhiều tuổi hơn và không hay sử dụng máy tính, thì bạn nên sử dụng hệ thống có giao diện người dùng đơn giản, ít tính năng phức tạp, không cần thiết. Trong trường hợp số lượng học viên lên đến hàng trăm, hàng nghìn người, thì hệ thống cho phép đăng ký hàng loạt sẽ là một lựa chọn tối ưu. 

Bước 2: Xác Định Yêu Cầu Của Bạn Đối Với Hệ Thống

Sau khi xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo, hãy liệt kê những tính năng cần có ở hệ thống LMS để đạt được mục tiêu đó. Ví dụ, không phải tất cả các hệ thống LMS đều có thể xử lý tất cả các định dạng tập tin. Nếu bạn xuất khóa học dưới dạng gói bài giảng SCORM [1.2 hoặc 2004], hãy chắc chắn rằng LMS bạn chọn tương thích với nó. Danh sách những tính năng và yêu cầu đối với hệ thống càng chi tiết, bạn càng dễ dàng tìm được hệ thống phù hợp. Các tính năng quan trọng bao gồm định dạng nội dung, quản lý người dùng, hỗ trợ kỹ thuật, báo cáo, mô hình học tập và bảo mật. Hơn nữa, danh sách này giúp bạn dễ dàng lọc ra những hệ thống LMS tiềm năng ở bước 3.

Bước 3: Khám Phá Thị Trường

Tiếp theo, hãy xem thị trường có gì. Giữa hàng trăm lựa chọn ngoài thị trường, làm sao để biết hệ thống nào phù hợp? Cách đơn giản nhất là hỏi kinh nghiệm từ bạn bè. Hỏi xem họ đang dùng hệ thống nào, ưu – nhược điểm là gì. Ngoài ra, bạn có thể đọc đánh giá từ cộng đồng người dùng trên Internet. Rất nhiều website, ví dụ Capterra hay G2, cho phép bạn so sánh giữa các hệ thống quản lý học tập LMS. Chúng còn cung cấp công cụ lọc LMS theo tính năng, chi phí bản quyền, số lượng học viên,… Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng chọn ra được danh sách các hệ thống tiềm năng. 

Bước 4: Đánh Giá Các Lựa Chọn 

Hiện tại, có thể bạn đã có trong tay danh sách khoảng 10-15 hệ thống tiềm năng. Bây giờ là lúc để bạn tìm hiểu sâu về chúng và xem xét từng lựa chọn. Mục tiêu của bước này là chọn ra 3-5 ứng cử viên sáng giá.

Tìm Hiểu Thông Tin Về Hệ Thống Và Nhà Cung Cấp 

Hãy vào trang web của từng hệ thống LMS và xem các tính năng có phù hợp với nhu cầu của bạn không. Nếu một hệ thống có quá nhiều tính năng không cần thiết, hãy loại khỏi danh sách. Ngoài ra, tìm hiểu xem họ đã có mặt trên thị trường bao lâu, đối tượng khách hàng của họ là ai. Nếu một hệ thống LMS đã từng giành được giải thưởng, thì đây sẽ là một điểm cộng để bạn giữ lại nó trong danh sách. Ngoài ra, họ có cung cấp hướng dẫn sử dụng, các bài viết hoặc video hướng dẫn hay không? Họ có thường xuyên bảo trì và nâng cấp hệ thống hay không? Bạn có cần trả thêm phí để nâng cấp hay không? Bên cạnh đó, nếu có thể, hãy ưu tiên hệ thống hỗ trợ ngôn ngữ của bạn.

Chạy Thử Hệ Thống Quản Lý Học Tập LMS

Cách tốt nhất để đánh giá chính xác hệ thống LMS là tự mình trải nghiệm. Hầu hết các hệ thống trên thị trường đều cho phép người dùng dùng thử 1-2 tuần hoặc 1 tháng. Trong thời gian này, bạn có thể dùng thử tất cả các tính năng, chạy thử những thao tác mà bạn và học viên thường sử dụng. Ví dụ như đăng nhập khóa học, xóa người dùng, tải báo cáo,… Ngoài ra, trong một vài trường hợp bạn có thể cần đến sự hỗ trợ kỹ thuật. Nhờ đó, bạn cũng có thể đánh giá dịch vụ hỗ trợ người dùng.   

Yêu Cầu Buổi Thuyết Trình Từ Nhà Cung Cấp

Nếu việc dùng thử các hệ thống làm bạn quá tải, bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp một buổi thuyết trình về hệ thống của họ. Trước khi bắt đầu, hãy tập trung các bên liên quan để tham dự vào buổi thuyết trình. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị sẵn một bản danh sách các trường hợp thường sử dụng trong quá trình đào tạo. Nó có thể bao gồm các trường hợp sử dụng từ nhiều góc độ cá nhân như nhân viên hành chính, giảng viên và học viên. Bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn danh sách các câu hỏi. Hỏi người đại diện thuyết trình tất cả những gì mà bạn không thể tự tìm kiếm thông tin về nó. Ví dụ, chi phí phát sinh hay bảo mật dữ liệu. 

Bước 5: Đưa Ra Lựa Chọn Cuối Cùng

Đây có lẽ là bước khó nhất trong việc chọn hệ thống quản lý học tập LMS. Sau bước 4, trong tay bạn sẽ có khoảng 3-5 cái tên mà tất cả đều phù hợp với nhu cầu của bạn. Rất khó để loại bỏ bất cứ cái tên nào ra khỏi danh sách. Vì vậy, bạn hãy xem lại bước 1 và 2. Sau đó, so sánh chúng một lần nữa dựa trên tất cả các tiêu chí. Ví dụ như tính năng, giao diện người dùng, hỗ trợ kỹ thuật và tổng chi phí bản quyền. Bằng cách này, bạn sẽ tìm ra được hệ thống nào phù hợp nhất. 

Lời Kết

Như vậy, bạn vừa được giới thiệu 5 bước để chọn hệ thống quản lý học tập LMS. Hi vọng, cẩm nang hướng dẫn này sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được hệ thống phù hợp và có những trải nghiệm đào tạo tuyệt vời. 

Nếu bạn mới bắt tay vào thiết kế khóa học eLearning và đang tìm kiếm một hệ thống LMS miễn phí, thì ATOMEDU sẽ là một gợi ý không tồi. Hệ thống LMS này cũng được trang bị các tính năng cần có như những hệ thống khác nhưng hoàn toàn miễn phí. Bạn sẽ có 200MB dung lượng miễn phí để up các khóa học. Dung lượng tối đa cho một khóa học lên tới 100MB. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng ActivePresenter để thiết kế bài giảng điện tử, bạn có thể tải bài giảng trực tiếp lên ATOMEDU. Hơn nữa, tuy hệ thống LMS này miễn phí, nhưng đội ngũ hỗ trợ luôn sẵn sàng trợ giúp bạn. 

Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Xem thêm:

Hệ thống quản lý học tập không còn quá xa lạ với cơ sở giáo dục bởi tính hữu dụng mà nó mang lại cho cả học viên và giáo viên. Theo một thống kê, thị trường hệ thống quản lý học tập toàn cầu dự kiến sẽ đạt giá trị 23,21 tỷ đô la vào năm 2023. Vậy một hệ thống LMS hiệu quả cần những tính năng nào? Hãy cùng MGE tìm hiểu 8 tính năng quan trọng nên được trang bị trong LMS ở bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa về hệ thống quản lý học tập [LMS]

Hệ thống quản lý học tập giúp việc học trực tuyến trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết

Hệ thống quản lý học tập [LMS] là hệ thống được thiết kế nhằm cung cấp những tính năng trực tuyến để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy và học cho cơ sở giáo dục tạo. LMS thúc đẩy quá trình học tập diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. 

Hệ thống học tập LMS được hoạt động trên trình duyệt web/app cho phép cả học viên và giáo viên đều có thể dễ dàng truy cập vào hệ thống để học tập bất cứ ở đâu. Ngoài ra, trung tâm cũng có thể theo dõi quá trình học tập của học viên để từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

7 tính năng quan trọng mà mọi hệ thống quản lý học tập được trang bị

1. Thiết kế giao diện phù hợp với thương hiệu trung tâm

Việc tăng nhận diện thương hiệu của trung tâm trên hệ thống học tập là điều vô cùng quan trọng. Hệ thống nên có giao diện phản ánh đúng mục tiêu và thông điệp thương hiệu một cách rõ nét nhất, chẳng hạn như thêm logo, màu sắc chủ đạo của trung tâm giúp củng cố thương hiệu của trung tâm với học viên.

2. Xây dựng tính năng cá nhân hoá cho từng học viên

Cá nhân hoá lộ trình của học viên sẽ giúp người học hứng thú học tập hơn

Nếu một LMS được cá nhân hóa phù hợp với sở thích học tập của từng người dùng, học viên sẽ hứng thú học tập hơn. Do đó, hệ thống LMS phải cá nhân hóa lộ trình học tập của học viên với tính năng lấy người học làm trung tâm. Chẳng hạn như gợi ý thêm những khoá học liên quan đến khoá học mà học viên đang tham gia.

Một hệ thống quản lý học tập cho phép học viên chủ động tiếp cận và nâng cao kỹ năng chuyên môn theo nhu cầu của họ sẽ mang lại sự hài lòng nhất định và giá trị thiết thực cho học viên hơn.

3. Công cụ báo cáo dễ dàng, chính xác

Công cụ báo cáo là một chức năng cần thiết trong LMS. Báo cáo về việc hoàn thành các mục tiêu học tập thông qua lộ trình học tập và kết quả đánh giá trực tuyến phải dễ dàng và nhanh chóng. Người học cá nhân có thể theo dõi tiến trình của riêng họ và giáo viên thì có thể theo dõi nhóm học tập của họ.

Để đánh giá đúng hiệu quả của các chương trình học tập, LMS phải có báo cáo và phân tích linh hoạt phù hợp với các mục tiêu học trực tuyến của học viên. Việc trình bày trực quan dữ liệu người học giúp giáo viên sau này tạo ra các chương trình đào tạo tốt hơn thông qua hành vi học tập của học viên.

4. Cảnh báo và thông báo tự động

Tính năng thông báo tự động trong LMS giúp người dùng cập nhật thông tin nhanh chóng

Để đảm bảo giảng viên biết quá trình học tập của học viên cũng như người học nhận được những thông tin kịp thời từ giảng viên thì thông báo tự động trong LMS là một tính năng hữu dụng. LMS lúc này sẽ thông báo cho đúng người vào đúng thời điểm bằng cách gửi thông báo tự động vào hệ thống hoặc qua email để đôi bên nắm bắt thông tin kịp thời của nhau.

5. Bảo mật dữ liệu tối đa

SSL giúp bảo mật hệ thống LMS

Bất kể là hệ thống LMS của tổ chức nào thì cũng cần được thiết lập hệ thống bảo mật dữ liệu để đảm bảo các dữ liệu của cơ sở giáo dục đó được an toàn. Vì khi hệ thống bị tấn công, những tư liệu nhạy cảm, riêng tư của trung tâm sẽ bị tung ra ngoài và gây thiệt hại lớn cho tổ chức đó. Hiện nay, hệ thống có thể được bảo mật kỹ càng thông qua SSL, Firewall, việc hạn chế IP truy cập…

6. Cung cấp chứng chỉ hoàn thành khoá học

Tất cả các LMS phải cho phép người dùng nhận chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học. Hầu hết các chứng chỉ Elearning bao gồm ngày hoàn thành khoá học và ngày hết hạn, tên người người hướng dẫn hoặc tên công ty đã cấp chứng chỉ và tên của sinh viên đã đạt được chứng chỉ.

Ngoài ra, bạn nên chọn một LMS cho phép bạn tùy chỉnh các chứng chỉ của mình để phù hợp với thương hiệu, màu sắc và bất cứ thứ gì bạn thấy phù hợp để dán tem của mình lên đó.

7. Hỗ trợ trên nhiều thiết bị

Một LMS tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ người học có trải nghiệm học tập tích cực trên nhiều thiết bị khác nhau, mặc dù có sự khác biệt đôi chút về định dạng, cách hiển thị nhằm mục đích tối ưu hóa thiết bị mà họ sử dụng. Lúc này học viên có thể học tập mọi lúc mọi nơi và chất lượng bài giảng vẫn không bị giảm khi học viên học trên thiết bị có màn hình nhỏ hơn.

>>> Tham khảo thêm: Đã đến lúc trung tâm đào tạo nên áp dụng phương pháp Blended Learning trong thời đại 4.0

Sau khi đã tìm hiểu về những tính năng quan trọng của hệ thống LMS, đây là lúc bạn cần lên kế hoạch cụ thể hơn về việc xây dựng khoá học trực tuyến và tìm công ty uy tín để hỗ trợ bạn xây dựng nền tảng LMS.

MGE – Xây dựng hệ thống quản lý học tập tuyệt vời cho các tổ chức giáo dục

MGE hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý học tập tối ưu

Hệ thống MGE nhằm cung cấp giải pháp xây dựng và bán khoá học trực tuyến cho trung tâm giảng dạy. MGE đồng hành cùng trung tâm đào tạo trong quá trình chuyển đổi số, giúp đối tác gia tăng hiệu quả marketing và nhận diện thương hiệu. MGE đáp ứng 7 tính năng quan trọng đã đề cập trên, ngoài ra còn có những ưu điểm khác biệt sau đây:

1. Đảm bảo truy cập với lượng học viên ngày càng tăng 

MGE không hạn chế user truy cập hệ thống. Theo thời gian lượng học viên không active của trung tâm đào tạo sẽ tăng nhanh, trong khi đó số lượng học viên active vẫn duy trì ở một khoảng cố định hoặc tăng chậm. Vì vậy, trung tâm không cần xóa các tài khoản của học viên không active và vẫn có thể sử dụng dữ lịch liệu sử học của họ để remarketing.

2. Bảo mật hệ thống và học liệu

MGE bàn giao hoàn toàn Source code hệ thống cho khách hàng, từ đó trung tâm đào tạo có thể toàn quyền quản lý hệ thống, bảo mật học liệu, dữ liệu đào tạo nội bộ trên server riêng của đơn vị.

3. Mở rộng tính năng vô hạn

Với các hệ thống đào tạo online tự phát triển khác, việc mở rộng thêm các tính năng gặp nhiều khó khăn do không có source code, coding thêm tốn nhiều chi phí, thời gian.

Với MGE, trung tâm không bị giới hạn về khả năng mở rộng tính năng phục vụ việc dạy và học. Tùy theo nhu cầu của trung tâm, MGE có rất nhiều plugin phù hợp để tích hợp giúp phát triển các tính năng mới trong thời gian ngắn. Do đó, trung tâm có thể mua thêm plugin để cài đặt vào hệ thống và mọi người đều sử dụng được tính năng mới với chi phí thấp.

4. Học live trực tiếp

Tổ chức các lớp học live một cách dễ dàng, bất cứ lúc nào theo nhu cầu của trung tâm, giảng viên. Các công cụ như Zoom, Google Meet, MSTeam được tích hợp trực tiếp ngay trong hệ thống. Sau buổi học, bài giảng sẽ được ghi hình, ghi âm và lưu lại thành một học phần trong khóa để học viên xem lại về sau.

Tổng kết

Như vậy, bạn vừa được giới thiệu 7 tính năng tuy cơ bản nhưng lại rất quan trọng mà mọi hệ thống quản lý học tập đều phải có. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được hệ thống phù hợp và có những trải nghiệm xây dựng khoá học tuyệt vời. Nếu bạn mới bắt tay vào thiết kế khóa học trực tuyến và đang tìm kiếm một hệ thống LMS chuyên nghiệp, đáng tin cậy, hãy liên hệ với MGE để được tư vấn chi tiết và biến mong ước của bạn thành sự thật.

Video liên quan

Chủ Đề