Dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm

Phù là hiện tượng ứ nước trong các tổ chức dưới da hoặc ở các tạng của cơ thể. Phù có thể khu trú ở chi, mặt, ngực, có khi phù toàn thân.

Tại sao cơ thể bị phù?

Theo Bác sĩ Phan Văn Ngọc, Trưởng khoa Nội tổng hợp, bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM:

Cơ thể bị phù gồm có 2 dạng là phù mềm và phù cứng. Phù cứng xảy ra thường là bệnh liên quan đến tuyến giáp. Còn phù mềm hay còn gọi là phù dịch, nó xuất phát từ hiện tượng dịch từ trong lòng mạch thoát ra ngoài khoảng bào.

So với phù cứng thì phù mềm dễ phát hiện hơn. Khi bạn dùng tay ấn vào da trên nền cứng khi rút tay ra thì thấy chỗ dấu tay ấn bị lõm xuống.

Nguyên nhân gây phù có thể là do cơ thể không giữ được nước khi thiếu đi lượng protein và albumin khiến cơ thể bị phù.

Da chân bị lõm khi dùng tay ấn xuống

Bằng mắt thường mọi người có thể thấy ngay được, nhưng đôi khi rất khó xác định phù. Người bệnh có cảm giác nặng mặt, nặng chân. Nơi bị phù sưng to, căng mọng, làm mất đi các nếp nhăn, mắt cá, đầu xương bị phẳng lỳ. Da vùng phù nhạt màu, ấn vào nơi phù da lõm xuống, đặc biệt là ấn vào mặt trước trong xương chày.

Các dấu hiệu kèm theo như lượng nước tiểu ít đi, gan to, cổ trướng, khó thở... Phù giữ nước nên cân nặng có thể tăng hằng ngày từ 1 đến 2 kg.

Phù toàn thân

Thường phù từ mặt, bụng, ngực, chân, tay, kèm theo tràn dịch màng phổi, màng bụng, màng tim, màng tinh hoàn. Hay gặp những bệnh sau:

Thận nhiễm mỡ: Phù rất to. Phù trắng, lúc đầu phù ở mặt, sau phù toàn thân. Thường kèm theo tràn dịch màng phổi, màng bụng. Ăn nhạt không giảm phù. Nước tiểu có nhiều protein. Xét nghiệm máu: urê, creatinin không cao, protein giảm nhiều, cholesterol tăng nhiều.

Viêm cầu thận cấp hoặc mạn: Phù trắng, mềm, ấn lõm, phù toàn thân, rõ ở hai chi dưới. Ăn nhạt phù giảm rõ. Có thể kèm theo tăng huyết áp, tràn dịch màng phổi, màng tim. Nước tiểu ít, vẩn đục, có protein, trụ niệu. Có thể thiếu máu. Chức năng thận rối loạn, creatinin tăng cao.

Suy dinh dưỡng: Phù toàn thân hoặc hai chi dưới, phù trắng, mềm, ấn lõm, mức độ phù buổi sáng và chiều như nhau. Nước tiểu không có protein. Thường do thiếu ăn hoặc đang mắc các bệnh mạn tính như: rối loạn tiêu hóa lâu ngày, lao, ung thư, các bệnh tê liệt, bị các bệnh mạn tính nằm lâu.

Phù do nội tiết: Phù do tăng aldosteron: Phù trắng, ấn lõm, phù chi dưới, có khi phù mặt, phù kín đáo, có trường hợp tự khỏi. Gặp ở phụ nữ, có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Nước tiểu không có protein. Điều trị bằng spirolacton có hiệu quả.

Phù do thiểu năng tuyến giáp: phù cứng, ấn không lõm, mặt tròn mắt híp, môi dày, lưỡi to. Móng chân, tay có ngấn, khô rạn, tóc cứng, dễ gãy. Chậm chạp, trí tuệ kém phát triển, nhiệt độ giảm, huyết áp hạ, mạch chậm.

Phù do ưu năng tuyến thượng thận: Mặt tròn đỏ, phù cứng, huyết áp tăng. Gặp ở người có u ở vỏ thượng thận, người uống corticoid lâu ngày, nếu ngừng uống thì các triệu chứng sẽ hết.

Chân phù dấu hiệu của bệnh tim mạch

Phù ngực: Còn gọi là phù áo khoác, phù từ ngực có thể phù lên cổ, mặt hoặc phù cả hai tay. Do u đè ép vào ống bạch mạch ở ngực và tĩnh mạch chủ trên. Trên da ngực nổi nhiều mạch máu ngoằn nghèo màu tím, bệnh nhân đau ngực, vú to. Chụp Xquang lồng ngực thường thấy khối u trung thất.

Phù hai chi dưới: Do suy tim và xơ gan:

Do suy tim: lúc đầu phù 2 mắt cá chân, phù mềm, ấn lõm. Phù xuất hiện vào buổi chiều, mất đi lúc sáng sớm và lúc nghỉ ngơi. Hai chân phù rất to, có khi nứt da, nước vàng chảy rỉ ra. Ăn nhạt phù giảm rõ. Kèm theo tim to, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, mạch nhanh, khó thở, đái ít. Suy tim nặng có thể có cổ trướng, tràn dịch màng phổi.

Do xơ gan: gan có thể to, cứng, thường gan bị teo. Phù ít, ấn lõm, sau phù to. Nước cổ trướng tái phát nhanh. Có thể kèm theo tràn dịch màng phổi, màng tinh hoàn, có mạch máu nổi ở da bụng. Chức năng gan suy giảm.

Phù do thiếu vitamin B1: [Bệnh Bêribêri hay bệnh tê phù]. Phù hai chân, ấn lõm, thường phù rõ vào buổi chiều, hai chân thấy tê bì như kiến bò, hay bị chuột rút, phản xạ gân gối mất. Thường do ăn uống thiếu chất lâu dài. Điều trị bằng vitamin B1 phù mất đi rõ rệt. Nếu mẹ đang nuôi con thì con cũng bị thiếu vitamin B1, hay khóc về đêm, gọi là khóc 'dạ đề'.

Phù do thai nghén: Gặp ở người có thai, có hoặc không có protein niệu. Cần phải khám thai định kỳ để xác định.

Phù một chi: Phần nhiều gặp ở chân hơn ở tay, do bệnh của các huyết quản.

Viêm tắc tĩnh mạch: Phù mềm, ấn lõm, da ấm. Rất đau khi nắn vào chi phù. Gác chân lên cao, nằm nghỉ thì bớt phù. Có sốt, gặp ở người sau đẻ, sau phẫu thuật vùng hố chậu, bệnh nhiễm khuẩn nặng.

Viêm mạch bạch huyết: phù mềm, ấn lõm, rất đau. Trên da nổi những đường đỏ, nóng và đau. Các hạch bạch huyết tương ứng trong vùng như bẹn, nách cũng sưng và đau. Đôi khi có sốt. Phát hiện có vết xước, vết thương, nhọt. Trong trường hợp mới mắc bệnh giun chỉ, có thể tìm thấy ấu trùng giun chỉ ở máu tĩnh mạch vào ban đêm.

Phù cứng: Thường là phù chân voi, di chứng của viêm mạch bạch huyết do giun chỉ. Ống bạch huyết bị vỡ vào tổ chức dưới da, gây phù cứng. Da rất dầy và cứng, ấn không lõm. Thường bị một chân, có khi cả 2 chân nhưng không đều. Phù bộ phận sinh dục như bìu xù xì, to và cứng. Nếu ống bạch huyết vỡ vào bể thận, thì bệnh nhân đái ra dưỡng chấp màu đục như nước vo gạo.

Phù dị ứng: Thường xuất hiện đột ngột sau khi ăn hoặc tiếp xúc tác nhân dị ứng như thuốc, thức ăn, bụi nhà, phấn hoa, sâu róm... Phù xuống quanh mắt, mồm, da nổi cục và ngứa, mất đi rất nhanh khi dùng thuốc chống dị ứng, có khi tồn tại vài ngày.

Ngoài ra, phù còn do suy giảm hệ tĩnh mạch, do các nguyên nhân chèn ép tĩnh mạch do viêm, do ung thư hay bệnh toàn thân, bệnh thiếu máu.

Khi bị phù, bạn cần đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám, làm các xét nghiệm, xác định bệnh. Từ đó bạn sẽ nhận được lời khuyên và phương pháp điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể của từng bệnh.

12 căn bệnh nguy hiểm có triệu chứng dễ bị nhầm lẫn, đừng chủ quan bỏ qua khiến bệnh tiến triển nhanh và chuyển biến cực xấu!

Nhiều triệu chứng có thể biểu thị các bệnh khác nhau và đôi khi rất khó để chuẩn đoán đúng. Ngay cả ung thư cũng dễ bị nhầm sang những bệnh khác.

Người Việt thường không có thói quen đi khám sức khỏe trừ trường hợp bệnh đã tiến triển nặng hoặc chuyển biến xấu. Mọi người thường dựa vào những biểu hiện, triệu chứng của mình để tự mua thuốc về sử dụng. Tuy nhiên, có những triệu chứng ngay cả đến bác sĩ cũng có thể chấn đoán sai bệnh. Cách tốt hơn hết, chúng ta nên đến bệnh viện để được làm những xét nghiệm chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức về sức khỏe, các triệu chứng hay bị nhầm lẫn để sớm chữa trị đúng bệnh.

1. Bệnh Lyme và cúm

Bệnh này thông thường được biết đến với triệu chứng phát ban bullseye [mắt bò] khi bị côn trùng cắn. Tuy nhiên, có một số trường hợp mà không có phát ban. Thay vào đó, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như đau nhức cơ thể, sốt, mệt mỏi và được tất cả các bác sĩ thường chẩn đoán là cúm.

Trong trường hợp này, xét nghiệm máu sẽ chính xác nhất bởi vì cơ thể không bắt đầu phát triển các kháng thể báo hiệu tình trạng này cho đến sau 2 tuần. Vì vậy, nếu các bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh Lyme, họ sẽ cung cấp cho bạn một loại kháng sinh dùng một lần để ngăn ngừa những ảnh hưởng lâu dài của nó.

2. Sỏi thận và phình động mạch chủ bụng

Sỏi thận rất dễ bị chẩn đoán nhầm sang nhiều bệnh khác và phình động mạch chủ bụng là bệnh nguy hiểm nhất trong số đó.

Cả hai bệnh này đều bắt đầu với các triệu chứng đau bụng dữ dội, buồn nôn.

Chứng phình động mạch chủ xảy ra khi một chỗ phình bất thường trong thành động mạch chủ, nếu vỡ, có thể gây tử vong.

Các bác sĩ đề nghị rằng bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên mà chưa bao giờ bị sỏi thận khi có các triệu chứng trên thì phình động mạch chủ phải được dự đoán trước tiên.

3. Viêm gan và dị ứng

Viêm gan có thể kéo dài trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào, tuy nhiên, nó có thể gây hại thực sự cho gan của bạn trong thời gian này.

Các triệu chứng phổ biến nhất khi gan có vấn đề là đau dạ dày, ngứa ngáy và mệt mỏi. Tất cả những biểu hiện đó có thể "ngụy trang" thành bệnh dị ứng. Đó là lý do tại sao bạn nên chú ý đến màu mắt và lưỡi của mình - nếu bạn nhận thấy chúng chuyển sang màu vàng, bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức.

4. Vấn đề về tuyến giáp và huyết áp cao

Tuyến giáp là một bộ phận rất quan trọng của cơ thể, vì nó kiểm soát nhiều hormone. Khi tuyến giáp hoạt động kém [suy giáp], bạn có thể gặp các triệu chứng như tăng cân, nhạy cảm với nhiệt độ và mệt mỏi, thường có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng như trầm cảm.

Một vấn đề khác về tuyến giáp là khi nó hoạt động quá mức [cường giáp] gây giảm cân, khó chịu và nhịp tim nhanh. Những triệu chứng này cũng rất phổ biến đối với nhiều bệnh như huyết áp cao. Vì vậy bạn nên thường xuyên kiểm tra hormone tuyến giáp để nắm được trình trang sức khẻ của bản thân.

5. Tắc nghẹn mạch phổi và chứng hoảng loạn

Tình trạng thuyên tắc phổi cực kỳ nguy hiểm, nó xảy ra khi một đốm máu chặn động mạch trong phổi, gây đau ngực dữ dội, khó thở, lo lắng và ngất xỉu.

Vì các triệu chứng này trông giống như các tình trạng khác của các cơn hoảng loạn, viêm phổi hoặc đau tim. Theo một nghiên cứu, có đến 33,5% trường hợp có triệu chứng này thường bị chẩn đoán sai.

6. Bệnh celiac và nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nói một cách đơn giản, bệnh celiac là không có khả năng tiêu hóa gluten. Gluten chủ yếu được tìm thấy trong lúa mì và một số loại ngũ cốc khác. Theo các bác sĩ, khoảng 83% những người mắc bệnh này bị chẩn đoán sai.

Lý do cho điều này là vì các triệu chứng của nó khác nhau giữa người này và người khác. Nó rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác của đường tiêu hóa bao gồm đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón, đau đầu...

7. Lupus và các vấn đề về thận, phổi

Bệnh viêm mãn tính này có rất nhiều biểu hiện và các triệu chứng của nó thường không đặc hiệu và rất khác nhau. Mặc dù bệnh thường được biết đến với các phát ban hình con bướm nhỏ trên má nhưng một số bệnh nhân lại không hề có triệu chứng này. Các biểu hiện khác có thể bao gồm mệt mỏi, đau khớp và các vấn đề về thận và phổi.

Đó là lý do tại sao ban đầu rất khó để bác sĩ chẩn đoán bệnh này.

8. Đột quỵ và nhiễm độc rượu

Theo nghiên cứu, các bác sĩ thường bỏ qua các dấu hiệu sớm của đột quỵ.

Đột quỵ xảy ra khi dòng máu lên não bị gián đoạn và tình trạng này thường bị chẩn đoán nhầm với chứng chóng mặt, đau nửa đầu hoặc nhiễm độc rượu. Nguyên nhân là vì các triệu chứng đột quỵ cũng giống với nhiều bệnh lý khác bao gồm các vấn đề về thị lực, khó nói và trạng thái tinh thần bị thay đổi.

9. Ung thư và nhiều tình trạng khác

Không ai muốn nghe chẩn đoán này, tuy nhiên, càng phát hiện sớm, cơ hội phục hồi càng cao.

Theo Tạp chí Ung thư lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán sai tới 44% một số loại ung thư. Điều này xảy ra vì các công cụ chẩn đoán không đủ chính xác và các triệu chứng thường rất mơ hồ.

Ung thư phổi có thể được ngụy trang thành nhiễm trùng phổi, ung thư vú hay bị nhầm lẫn thành viêm vú,... Vì vậy, nếu bạn đang bị nghi ngờ mắc phải bệnh ung thư nguy hiểm, hãy xét nghiệm và chẩn đoán lại nhiều lần.

10. Viêm ruột thừa và hội chứng ruột kích thích

Viêm ruột thừa được biết đến với triệu chứng phổ biến: đau ở phần dưới bên phải của bụng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các triệu chứng của nó xuất hiện ở những nơi khác nhau, do đó làm cho việc chẩn đoán khá khó khăn. Đôi khi nó có thể được nhầm lẫn với hội chứng ruột kích thích.

Vì ruột thừa bị vỡ là một tình trạng đe dọa đến tính mạng, nên điều cực kỳ quan trọng là bạn không nên bỏ qua các cơn đau bụng, bất kể ở vị trí nào.

11. Viêm khớp dạng thấp và các vấn đề về khớp khác

Có rất nhiều bệnh khớp có thể giống như các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp, việc chẩn đoán nó trở nên khá khó khăn. Ngay cả một biến dạng nhỏ trên bàn chân cũng có thể báo hiệu căn bệnh mặc dù là một tình trạng rất phổ biến dường như vô hại trong hầu hết các trường hợp.

Vì vậy, phải chú ý thật kỹ là đi khám nhiều lần để xác định bệnh lý chính xác nhất.

12. Suy tĩnh mạch vs bệnh tim

Nếu mắt cá chân và bàn chân của bạn sưng lên, đó có thể là triệu chứng sớm của chứng suy tĩnh mạch. Đây là một tình trạng khi máu di chuyển lên các tĩnh mạch từ chân và bàn chân lên đến tim. Tình trạng này nếu trở thành mãn tính có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác.

Tuy nhiên, có nhiều bệnh lý cũng có biểu hiện sưng chân, chẳng hạn như bệnh tim. Vì vậy, suy tĩnh mạch có thể thường bị bỏ qua như một chẩn đoán riêng biệt.

Theo Brightside


Theo Hoàng Ánh

Trí thức trẻ

Từ khóa: căn bệnh nguy hiểm, khám sức khỏe, trừ trường hợp, chẩn đoán bệnh, côn trùng cắn, Xét nghiệm máu, phình động mạch chủ

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề