Đau hạ sườn phải là bệnh gì năm 2024

Sỏi mật là tình trạng lắng đọng sắc tố mật hình thành nên bùn mật hoặc viên sỏi trong lòng đường mật, gây ứ trệ và tắc nghẽn sự lưu thông mật. Đây là một trong những bệnh lý túi mật thường gặp nhất ở các nước nhiệt đới. Trong những năm gần đây, việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi mật có nhiều tiến bộ, song tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý sỏi mật chưa có xu hướng giảm xuống.

Theo TS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, một số trường hợp có sỏi túi mật, sỏi trong gan không có triệu chứng rõ ràng nhưng khi có những triệu chứng đau kéo dài ở vùng mạn sườn phải: đau âm ỉ hoặc đau dữ dội lan ra sau lưng hoặc vùng thượng vị; sốt cao, vàng da, nước tiểu vàng… thì cũng là lúc bệnh sỏi mật gây biến chứng nặng.

"Sỏi ở đường mật chính, bao gồm sỏi ống mật chủ, sỏi ống gan chung và đoạn đầu ống gan phải - trái, cho dù mới chớm xuất hiện cũng gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn sỏi trong túi mật. Đây cũng là loại bệnh lý hay gây các biến chứng nguy hiểm như sốc nhiễm trùng đường mật, viêm phúc mạc mật, hoại tử đường mật và cần can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt", BS Tuấn Anh nói.

Bs Tuấn Anh cho biết, ở mỗi người, biểu hiện của sỏi mật không giống nhau. Bên cạnh đó, vị trí của sỏi cũng dẫn đến những dấu hiệu khác nhau của bệnh. Tuy nhiên, một số triệu chứng điển hình của sỏi mật phải kể đến là: đau hạ sườn phải: Cơn đau thường xảy ra ở hạ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị lan lên vai phải và ra sau lưng. Tính chất đau thường âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo vị trí sỏi xuất hiện; Sốt, ớn lạnh: Người bệnh sỏi mật có thể bị sốt, cảm lạnh do nhiễm trùng đường mật hoặc viêm túi mật. Người bệnh thường sốt cao trên 38 độ kèm cảm giác rét run, vã mồ hôi nhiều sau khi cơn sốt hạ xuống.

Bệnh nhân có thể bị rối loạn tiêu hóa như sợ đồ dầu mỡ, ợ chua, đầy bụng, ăn không tiêu… Những triệu chứng này dễ nhầm sang một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đau dạ dày nên nhiều người áp dụng cách điều trị không phù hợp. Tùy vào tiến triển của sỏi mật mà mức độ vàng da của người bệnh khác nhau. Triệu chứng này thường kèm theo hiện tượng ngứa nhiều.

TS Đỗ Tuấn Anh cũng cho biết sỏi mật gây tổ nghiêm trọng tới túi mật và lá gan. Do đó, nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.

Về biến chứng cấp tính, người bệnh có thể bị thấm mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật, viêm tụy cấp do sỏi, chảy máu đường mật, viêm mủ đường mật và áp xe gan mật. Ở các nước nhiệt đới, viêm đường mật phổ biến trong các trong các bệnh lý đường mật. Trong viêm đường mật nguyên nhân là sỏi chiếm hàng đầu [từ 77,78 – 97,52%]. Bệnh nhân đau nhiều ở vùng gan, tình trạng nhiễm trùng nặng nề : sốt cao, rét run, môi khô lưỡi bẩn, thể trạng suy kiệt do thiếu nước và nhiễm độc.

Nặng nề hơn, người bệnh có thể sốc nhiễm khuẩn đường mật. Đây là biến chứng nặng, chiếm từ 16 – 24%. Đa số gặp ở người lớn tuổi, 75% ở những người trên 50 tuổi. Sốc nhiễm trung đường mật là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho bệnh nhân, hay gặp ở các bệnh nhân có sỏi mật, đau sốt nhiều nhưng không được điều trị kịp thời.

Sỏi mật nếu không điều trị sớm cũng sẽ gặp những biến chứng mạn tính như xơ gan mật, ung thư đường mật.

Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về cách phòng, chăm sóc và điều trị các bệnh lý về gan mật, ngày 28- 9, Khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức chương trình khám vừa tư vấn miễn phí bệnh lý sỏi mật với chủ đề “hiểu biết bệnh lý sỏi mật: Cách phòng bệnh và điều trị”. Đến với chương trình, người dân sẽ được khám và tư vấn miễn phí cùng các chuyên gia hàng đầu về gan mật nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh lý như: sỏi túi mật, sỏi trong gan, sỏi ngoài gan, ung thư đường mật.

Chị không mắc bệnh mạn tính, bệnh phụ khoa trước đó. Bệnh nhân đau vùng hạ sườn phải, đau tăng lên khi hít sâu và khi ho, hắt hơi, không sốt, không khó thở, đại tiểu tiện bình thường, không ra khí hư.

Bệnh nhân đã được điều trị ở nhiều bệnh viện theo hướng viêm loét dạ dày nhưng tình trạng bệnh không cải thiện. Đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính có thuốc cản quang, kết quả cho thấy bao gan dày và ngấm thuốc cản quang.

Hội chứng FHC, hay còn gọi là viêm bao gan. Bác sĩ phẫu thuật mở bụng cho thấy sự bất thường khu trú ở màng bụng vùng phía trước, góc bên phải của gan, liền kề vùng màng bụng mặt cơ hoành.

Được điều trị theo phác đồ, sức khoẻ chị cải thiện và ra viện sau 1 tuần điều trị.

Một trường hợp khác là nữ bệnh nhân 46 tuổi, vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa với lý do đau bụng vùng hố chậu và hạ sườn phải.

Cách vào viện 1 ngày, bà xuất hiện đau bụng vùng hạ vị và hạ sườn phải dữ dội, đau tăng khi thay đổi tư thế, hít thở sâu, sốt nhẹ, ra khí hư âm đạo, không nôn, không bí trung đại tiện.

Hình ảnh các dây chằng giữa mặt trước gan và thành bụng qua nội soi. Ảnh: BSCC

Cũng nhận chẩn đoán mắc hội chứng viêm bao gan, bệnh nhân được điều trị giảm đau, giãn cơ và kháng sinh trong 6 ngày, tình trạng viêm nhiễm có cải thiện [bệnh nhân hết sốt, không còn ra khí hư âm đạo]. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn đau, triệu chứng đau này hầu như không cải thiện nhiều.

Ngày thứ 7 nằm viện, bệnh nhân được chỉ định nội soi ổ bụng can thiệp. Bác sĩ đã gỡ dính, cắt các dây chằng bao gan, lau sạch ổ bụng. Sau mổ điều trị kháng sinh phối hợp, bệnh nhân hết dần các triệu chứng, ra viện.

Hội chứng không hiếm gặp nhưng dễ bỏ sót, nhầm lẫn

Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis [FHC] mà nữ bệnh nhân mắc phải thuộc nhóm bệnh lý viêm nhiễm vùng tiểu khung. Đây là bệnh lý không hiếm gặp trên lâm sàng, tuy nhiên nhiều ca bệnh còn bỏ sót do đòi hỏi các xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán.

Việc chẩn đoán gặp khó khăn vì dễ nhầm với các bệnh lý bụng cấp tính khác như viêm túi mật, viêm ruột thừa…

Tác nhân vi sinh hay gặp gây bệnh là Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae, vi khuẩn kị khí,… Chúng có thể xâm nhập theo 3 con đường, gồm:

- Từ đường sinh dục qua vòi trứng vào trong ổ bụng. Biến chứng bao gồm: Viêm tử cung, viêm – áp xe vòi trứng,…

- Theo đường bạch huyết, như từ các dụng cụ trong tử cung theo đường dây chằng rộng.

- Theo đường máu.

Dấu hiệu lâm sàng của hội chứng FHC

Hội chứng FHC thường gặp ở bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh đẻ vào viện vì đau bụng nửa trên bên phải. Đau do sự dính của bao gan vào thành bụng, đau liên quan đến thay đổi tư thế, tăng lên khi vận động, khi hít thở.

Cần lưu ý, triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau: viêm túi mật, tràn dịch màng phổi bên phải, áp xe gan, áp xe dưới hoành,…

Các bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện 108 cho hay tình trạng đau có thể lan lên vai phải, mặt trong cánh tay phải, và đau tăng khi vận động. Một số trường hợp có thể có sốt, rét run, ra mồ hôi trộm, buồn nôn và nôn; hoặc đau đầu, nấc và khó chịu.

Các triệu chứng chủ yếu do viêm bao gan gây nên, trong khi các triệu chứng do viêm nhiễm vùng tiểu khung thường mờ nhạt, một số trường hợp có thể có ra khí hư.

Ai dễ bị hội chứng FHC, điều trị, phòng bệnh ra sao?

Những đối tượng sau có nguy cơ mắc hội chứng FHC: Tuổi dưới 25, lần đầu quan hệ tình dục dưới 15 tuổi, tiền sử bệnh lý viêm nhiễm vùng tiểu khung – sinh dục, sử dụng các biện pháp tránh thai đặt trong tử cung.

Hội chứng FHC là một bệnh lý nhiễm khuẩn. Vì vậy điều trị bằng các kháng sinh để bao phủ các tác nhân gây bệnh như lậu cầu, Chlamydia trachomatis,…

Bản chất của bệnh là bệnh nhiễm khuẩn từ đường sinh dục. Vì vậy, phòng bệnh là chống nhiễm khuẩn, nhất là đường sinh dục.

Đau bụng bên phải dưới xương sườn là bệnh gì?

Đau vùng bụng dưới bên phải: Vùng bụng dưới bên phải là nơi chứa ruột thừa, đại tràng và một phần của cơ quan sinh sản nữ. Cơn đau xảy ra ở khu vực này có thể liên quan đến bệnh viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm túi thừa, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu…

Đau hạ sườn phải là ở đau?

Hạ sườn bên phải còn được gọi ngắn gọn là hạ sườn phải, mạn sườn phải. Tên gọi này xuất phát từ vị trí ở phía bên phải của vùng bụng, ngay bên dưới xương sườn. Đây cũng là nơi “hội tụ” của rất nhiều cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể như gan, thận, túi mật, một phần phổi, đại tràng và hệ thống các dây thần kinh.

Đau dây thần kinh liên sườn phải uống thuốc gì?

Khi đau dây thần kinh liên sườn cần phải dùng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid [NSAID]. Những thuốc tiêu biểu của nhóm này như aspirin, ibuprofen, diclofenac, naproxen... đã được sử dụng điều trị giảm đau một cách rộng rãi từ lâu.

Đau vùng hạ sườn trái là bệnh gì?

Đau sườn trái là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Có thẻ kể ra đây một số bệnh liên quan đến đau vùng hạ sườn trái, như: Đau thần kinh liên sườn, đau đại tràng, viêm tụy cấp, bệnh bạch cầu cấp – mạn tính, viêm thận, sỏi thận…

Chủ Đề