Đau cánh tay phải là bệnh gì năm 2024

Đau bắp tay trái là một triệu chứng phổ biến có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân bệnh lý và không phải do bệnh lý. Trước khi áp dụng các biện pháp điều trị thì người bệnh nên xác định rõ nguyên nhân gây đau bắp tay trái là gì để điều trị sao cho đúng cách và hiệu quả.

1. Nguyên nhân nào gây đau bắp tay trái?

Đau nhức bắp tay trái sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho bộ phận này, ngoài ra còn liên quan đến cử động của cổ tay, khuỷu tay và bả vai. Đây có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh lý khác nhau nhưng nguyên nhân thường gặp nhất đó là do vận động quá sức và chấn thương về xương khớp. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình của triệu chứng đau bắp tay trái:

Sai tư thế ngủ và nằm:

Có nhiều người ưa thích tư thế nằm nghiêng khi ngủ, bao gồm cả nằm nghiêng sang bên trái. Thói quen này chính là nguyên nhân vô tình khiến trọng lượng của cơ thể đè lên bắp tay, dần dần bộ phận này sẽ trở nên đau nhức, nhất là sau khi bạn thức dậy khi vừa trải qua một đêm nằm nghiêng sang trái hoàn toàn.

Chấn thương ở vai gây đau bắp tay trái:

Một số trường hợp bị chấn thương ở vùng vai có khả năng là nguyên nhân khiến bắp tay trái của bạn bị đau nhức. Chấn thương đó có thể là do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, té ngã, trong lúc tập luyện thể thao, ẩu đả,...

Đau bắp tay trái có thể là do xuất phát từ chấn thương

Tổn thương dây thần kinh gây đau bắp tay trái:

Bệnh nhân bị chấn thương hoặc áp lực đè nặng lên các rễ thần kinh tủy sống dẫn đến hiện tượng đau nhức ở vùng bắp tay trái hoặc bắp tay phải. Ngoài ra những người có thói quen tập luyện các bộ môn thể thao với cường độ mạnh, sử dụng nhiều sức lực bên cánh tay trái cũng dễ ảnh hưởng tới dây thần kinh chi phối ở đó. Ngoài ra dây thần kinh vùng tay trái cũng có thể bị chèn ép và tổn thương bởi khối u hình thành tại đây hoặc di căn từ nơi khác đến.

Người mắc các xương khớp:

Đau nhức, viêm khớp vai là những vấn đề có thể tác động đến vùng cơ bắp tay trái. Những bệnh lý này thường xảy ra ở nhân viên văn phòng thường phải vận dụng nhiều đến ống cổ tay hoặc người lao động hay phải bê vác vật nặng.

Do nhiễm trùng cục bộ:

Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng cục bộ thì rất có thể gặp phải triệu chứng đau bắp tay trái. Ví dụ như bị zona thần kinh, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, cơ thể thiếu dưỡng chất quan trọng [canxi, vitamin B2, Kali,...], hay do việc dùng thuốc gây ra tác dụng phụ là đau nhức bắp tay.

Mắc hội chứng lối thoát ngực:

Khi dây thần kinh ở vai bị đè ép bởi một yếu tố nào đó thì nguy cơ cao sẽ xảy ra hội chứng lối thoát ngực. Điều này sẽ khiến bệnh nhân bị đau bắp tay trái và thường gặp ở phụ nữ mang thai, bả vai bị chấn thương hoặc do xương bị khiếm khuyết bẩm sinh.

2. Phương pháp điều trị đau bắp tay trái

2.1. Đối với trường hợp bị đau nhẹ

Phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây đau bắp tay, người bệnh có thể vận dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu bắp tay của bạn có triệu chứng đau nhức nhưng không dữ dội, tính chất cơn đau chưa tới mức nghiêm trọng thì bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế vận động vùng bắp tay đang bị đau nhức. Ngoài ra bạn có thể chườm lạnh, sử dụng cao dán hay massage nhẹ để làm giảm cơn đau.

Nếu bạn đã vận động, tập luyện thể dục thể thao quá sức thì nên hạn chế tập thể dục nặng. Nếu bạn dùng phương pháp chườm lạnh để giảm thiểu tình trạng căng thẳng cơ bắp thì hãy dùng túi chườm chuyên dụng, hoặc bỏ đá vào khăn, tránh áp đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể sẽ gây bỏng nặng.

Trong trường hợp chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện cơn đau nhẹ ở bắp tay trái thì bạn có thể dùng paracetamol - thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, hapacol,... Cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng và không nên dùng quá nhiều vì có thể gặp tác dụng phụ do quá liều thuốc.

Massage nhẹ nhàng thư giãn sẽ giúp làm giảm cơn đau bắp tay trái

2.2. Đối với tình trạng đau bắp tay nặng và kéo dài

Trường hợp này thường sẽ không tự khỏi nếu chỉ khắc phục tại nhà, thay vào đó bạn nên đi khám để được điều trị đúng cách. Bác sĩ thường sẽ kê đơn những loại thuốc chống viêm [nếu đau bắp tay là do viêm], ví dụ như corticosteroid sẽ giúp giảm viêm và giảm đau nhanh chóng. Thuốc thường được điều chế theo dạng viên uống trực tiếp, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp tay. Loại thuốc này cần phải được dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng khi chưa đi khám.

Bên cạnh đó bệnh nhân có thể phối hợp điều trị bằng các động tác vật lý trị liệu. Nếu chấn thương nghiêm trọng thì sẽ phải cần thực hiện phẫu thuật.

3. Một số cách giúp phòng tránh cơn đau bắp tay trái

Để bảo vệ sức khỏe xương khớp thì hàng ngày bạn nên áp dụng những cách dưới đây:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động điều độ để cơ xương khớp có sức bền tốt;
  • Bổ sung dưỡng chất và collagen cho cơ thể để tăng cường hấp thu các dưỡng chất thiết yếu;
  • Thực hiện đúng các tư thế khi vận động, tập luyện thể dục thể thao và ngay cả khi nằm nghỉ. Không nên mang vác vật nặng hay vận động quá sức vì có thể khiến xương khớp đau nhức;
  • Sau mỗi giờ làm việc nên dành ra ít nhất khoảng 5 - 10 phút để nghỉ ngơi. Đồng thời độ cao của máy tính và bàn ghế cũng nên được điều chỉnh sao cho hợp lý để không làm mỏi và đau nhức bắp tay trái.

Tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp phòng tránh những cơn đau cơ hiệu quả

Như vậy bài viết trên đây đã giúp chúng ta tổng hợp các thông tin cơ bản về tình trạng đau bắp tay trái, đồng thời hướng dẫn một số phương pháp giúp khắc phục tình trạng này.

Trong trường hợp bạn đang có nhu cầu được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ thăm khám và điều trị chứng đau bắp tay trái, hãy liên hệ với tổng đài của MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được tổng đài viên MEDLATEC giải thích và hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Chủ Đề