Đánh giá Một số khó khăn của Mĩ La tinh hiện nay

  • Thủ tướng Đức kêu gọi doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động ở châu Á

Ngày 15/10, Tổ chức Y tế liên Mỹ [OPS] và Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe [CEPAL] cảnh báo hệ thống y tế yếu kém và tình trạng bất bình đẳng dai dẳng tại Mỹ Latinh và Caribe gây khó khăn trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi các chính phủ trong khu vực tăng cường đầu tư công và thực hiện các cải cách để tiến tới phục hồi bền vững.

Trong báo cáo “Sự kéo dài của cuộc khủng hoảng y tế và tác động đối với y tế, kinh tế và sự phát triển xã hội”, OPS và CEPAL nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng một chương trình nghị sự về y tế công cộng với quan điểm toàn diện và tích hợp.

Do đó, 2 tổ chức trực thuộc Liên hiệp quốc kêu gọi cải thiện các hệ thống y tế khu vực, vốn đã yếu kém từ trước khi đại dịch bùng phát.

Bên cạnh đó, OPS và CEPAL cũng khuyến nghị các chính phủ khu vực có cách tiếp cận liên ngành trong hoạch định chính sách y tế, thúc đẩy công bằng trong chăm sóc sức khỏe, tăng cường tính bền vững tài chính và vai trò của Nhà nước trong ứng phó với đại dịch, đẩy mạnh tiêm chủng, duy trì các chính sách tài khóa mở rộng và tăng cường đầu tư công.

Theo báo cáo, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 2/2020, Mỹ Latinh và Caribe đã ghi nhận hơn 45,7 triệu ca mắc và 1,5 triệu ca tử vong, chiếm gần 1/5 số ca nhiễm  và gần 30% số người không qua khỏi trên toàn thế giới, mặc dù khu vực này chỉ chiếm 8,4% dân số toàn cầu.

Do tác động của đại dịch, năm 2020 Mỹ Latinh và Caribe ghi nhận mức suy giảm kinh tế lớn nhất trong 120 năm qua và là khu vực chịu tác động kinh tế lớn nhất trên toàn cầu.

Theo CEPAL, nền kinh tế “giậm chân tại chỗ” trong 5 năm trước đại dịch, cộng với mức sụt giảm 6,8% trong năm 2020, đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao chưa từng có, kéo theo tình trạng thiếu lương thực, nghèo cùng cực và bất bình đẳng, đồng thời khoét sâu những vấn đề cấu trúc đã tồn tại ở khu vực này từ lâu.

Báo cáo đánh giá nỗ lực tiêm chủng ở phần lớn các nước trong khu vực đều gặp khó khăn do thiếu nguồn cung vắc xin. Tính trung bình chỉ 39% dân số trong khu vực được tiêm chủng đầy đủ.

HỒNG HẠNH

;

Kinh tế Mỹ Latinh hồi phục chậm nhất trên thế giới

[ĐCSVN] – Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] cảnh báo, sự phục hồi kinh tế khu vực Mỹ Latinh sau khủng hoảng COVID-19 đang tụt hậu so với phần còn lại của thế giới và nhận định, nền kinh tế sẽ không trở lại mức trước đại dịch cho đến trước năm 2024.

Kinh tế Mỹ Latinh hồi phục chậm nhất so với các khu vực khác trên thế giới.
[Ảnh: businesspostbd.com]

Ông Alejandro Werner, Giám đốc Phụ trách Tây Bán cầu của IMF Alejandro Werner cho biết, mặc dù tình hình kinh tế Mỹ Latinh ghi nhận những tín hiệu khá tích cực trong nửa cuối năm 2020, nhưng đại dịch COVID-19 vẫn đang đe dọa đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực trong ngắn hạn.

Theo ông Alejandro Werner, nền kinh tế khu vực đã giảm 7% trong năm 2020, mức "mạnh nhất trên thế giới" và vượt xa mức suy giảm 3,3% của nền kinh tế toàn cầu.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất khu vực Mỹ Latinh, ông Alejandro Werner cho biết, tăng trưởng kinh tế khu vực này dự kiến sẽ phục hồi ở mức 4,6% trong năm 2021, thấp hơn so với tốc độ phục hồi của các thị trường mới nổi khác, ngoại trừ Trung Quốc ở mức 5,8%.

Ông Werner cảnh báo: “Thu nhập bình quân đầu người sẽ không thể phục hồi ở mức trước đại dịch cho đến năm 2024”. Theo báo cáo, do tác động của đại dịch, tỷ lệ đói nghèo của khu vực ước tính sẽ tăng thêm 19 triệu người. Trong khi đó, tình trạng bất bình đẳng cũng gia tăng, mà phụ nữ và người lao động có trình độ học vấn thấp là những người gặp khó khăn nhất.

Ông Werner đánh giá, đại dịch cũng sẽ để những hậu quả lâu dài đối với nguồn nhân lực do việc đóng cửa trường học tại khu vực lâu hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Giám đốc Phụ trách Tây Bán cầu của IMF cho hay, Chính phủ các quốc gia có đủ nguồn lực nên tiếp tục hỗ trợ cho các chương trình phục hồi kinh tế, trong khi các quốc gia có ngân sách eo hẹp "nên tái ưu tiên cho các chương trình y tế cũng như hỗ trợ các hộ gia đình, đồng thời tạo thêm dư địa tài chính”.

Báo cáo triển vọng kinh tế cũng cho biết, các kế hoạch kích thích kinh tế lớn của Mỹ đã giúp hỗ trợ ngành sản xuất tại Mexico, và có khả năng sẽ tạo ra động lực cho các nền kinh tế khu vực Trung Mỹ.

Tuy nhiên, sự bùng phát trở của virus SARS-CoV-2 gần đây tại Brazil, Chile, Paraguay, Peru và Uruguay cùng với việc triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 chậm ở hầu hết các quốc gia [trừ Chile], đã "phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế trong khu vực trong ngắn hạn."

Tại Caribe, các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch "sẽ là nền kinh tế phục hồi cuối cùng do hoạt động du lịch phục hồi chậm lại", ông Werner nhấn mạnh.

IMF khuyến cáo Chính phủ các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe cần tiếp tục cải cách và tăng cường chính sách tài khóa, duy trì các gói kích thích tăng trưởng, đảm bảo nợ công bền vững và giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp để giúp nền kinh tế phục hồi nhanh sau đại dịch COVID-19./.

Hoài Hà [Theo AFP, Bloomberg]

TIN LIÊN QUAN

  • Tăng cường biện pháp ngăn động vật hoang dã tại cảng hàng không
  • Sôi nổi các hoạt động Ngày hội du lịch TP Hồ Chí Minh
  • Phối hợp xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng
  • Bình Dương: Huy động tổng lực thực hiện các dự án giao thông trọng điểm
  • Thu ngân sách nhà nước tháng 4/2022 tăng 3,2 nghìn tỷ
  • Bộ VHTTDL xử phạt công ty của Sơn Tùng M-TP 70 triệu đồng
  • Nâng cao hệ số xếp hạng tín nhiệm quốc gia

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA Mĩ LATINH Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội Nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu. Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. Tình trạng đói nghèo của dân cư và mức độ chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu và người nghèo phổ biến ở nhiều nước. Hiện tượng đô thị hoá tự phát diễn ra ở nhiều nước. Dân cư đô thị chiếm 75% dân số. Một sô vấn đề về kinh tế Đa số các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đều. Nguồn đầu tư nước ngoài giảm mạnh. Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì. Một số quốc gia gần đây đã tập trung củng cố' bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hoá một số ngành công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá đất nước, tăng cường mở rộng buôn bán với nước ngoài. Tình hình kinh tế được cải thiện. Biểu hiện: xuất khẩu tăng nhanh, nhiều nước đã khống chế lạm phát, tỉ lệ tăng giá tiêu dùng giảm. Quá trình cải cách kinh tế đang gặp phải sự phản ứng không nhỏ của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có của các quốc gia Mĩ Latinh. TIẾT 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ của mĩ LATINH Dựa vào hình 5.3, cho biết: Mĩ Latinh có những cảnh quan và tài nguyên khoáng sản gì? Các cảnh quan tự nhiên: rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm, xa van và xa van- rừng, thảo nguyên và thảo nguyên - rừng, hoang mạc và bán hoang mạc, vùng núi cao; trong đó, cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm [A-ma-dôn], đồng cỏ :hiê'm phần lớn diện tích. Có nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên, kim loại màu. Dựa vào bảng 5.3, nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư ở một sô' nước châu Mĩ Latinh. Chi-lê: 10% sô' người nghèo nhất chiếm 906 triệu USD; 10% sô' người giàu nhất chiếm 35485 triệu USD, chênh nhau tới gần 40 lần. Ha-mai-ca: 10% sô' người nghèo nhất chiếm 218,7 triệu USD; 10% sô' người giàu nhất chiếm 2454,3 triệu USD, chênh nhau tới trên 11 lần. Mê-hi-cô: 10% sô' người nghèo nhất chiếm 5813 triệu USD; 10% sô' người giàu nhất chiếm 250540,3 triệu USD, chênh nhau tới 43 lần. Pa-na-ma: 10% sô' người nghèo nhất chiếm 81,2 triệu USD; 10% sô' người giàu nhất chiếm 5022,8 triệu USD, chênh nhau tới 61,8 lần. Nhìn chung, sự chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo là rất lớn. Dựa vào hình 5.4, hãy nhận xét tô'c độ tăng GDP của Mĩ Latinh trong giai đoạn 1985 - 2004. Tô'c độ tăng rất chậm vào các năm 1990, 1995, 2002; trong khi đó tốc độ tăng nhanh vào các năm 2000 và đặc biệt năm 2004. Như vậy, tốc độ phát triển kinh tế không đều, sự phát triển kinh tê' thiếu ổn định. Dựa vào bảng 5.4, cho biết đến năm 2004, những quốc gia nào ở Mĩ Latinh có tỉ lệ nợ nước ngoài cao [so với GDP]? Tính toán cho thấy: + Ác-hen-ti-na: tổng số nợ bằng 128% GDP. + Bra-xin: tổng số nợ bằng 46,5% GDP. + Chi-lê: tổng số nợ gần bằng 60% GDP. + Ê-cu-a-đo: tổng sô' nợ bằng 62% GDP. + Ha-mai-ca: tổng số nợ bằng 69% GDP. + Mê-hi-cô: tổng sô' nợ bằng 22,3% GDP. + Pa-na-ma: tổng sô' nợ bằng 68% GDP. + Pa-ra-goay: tổng sô' nợ bằng 53% GDP. + Pê-ru: tổng sô' nợ bằng 49% GDP. + Vê-nê-xu-ê-la: tổng sô' nợ bằng 40,8% GDP. Nhận xét chung: phần lớn các nước có tổng sô' nợ khá cao. Trong 10 nước trên, 4 nước có tổng sô' nợ trên 60% tổng GDP của nước đó vào thời điểm nãm 2003; 4 nước có tổng sô' nợ xấp xĩ 50% tổng GDP và 1 nước có tổng sô' nợ trong khoảng 20% GDP. Riêng Ác-hen-ti-na có tổng sô' nợ vượt cả GDP. THựC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUÔÌ BÀI Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của châu Mĩ Latinh là: Quặng kim loại màu [đồng, thiếc, kẽm, bôxit,..]. Kim loại quý [vàng, bạc, đá quý], c. Dầu mỏ, khí đốt. D. Câu A + B đúng. Dân cư Mĩ Latinh có đặc điểm: Dân cư đô thị đông. Chất lượng cuộc sông dân đô thị cao. c. Tĩ lệ gia tăng dân số thấp. D. Dân số’ đang già hoá. Hỉện tượng đô thị hoá ở châu Mĩ Latinh gắn với: Cơ cấu xã hội phong kiến được duy trì trong thời gian dài. Các thế lực của Thiên chúa giáo cản trở sự phát triển của xã hội. c. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm. D. Công nghiệp hoá sớm phát triển ở nhiều nước. Vấn đề xã hội nổi cộm hiện nay ở châu Mĩ Latinh là: Chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư lớn. Khoảng 30% dân đô thị sống trong điều kiện khó khăn, c. GDP/người [theo sức mua tương đương] thấp. D. Phần lớn đất canh tác nằm trong tay chủ trang trại. Khó khăn nặng nề mà các quốc gia ở châu Mĩ Latinh đang phải đối đầu là: A. Tạo sự ổn định chính trị. B. Nợ nước ngoài ngày càng nhiều c. Cải thiện cơ chế quản lí. D. Tiến hành cải cách kinh tế. Quốc gia có tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế [năm 2004] lớn nhất ở Mĩ Latinh là: A. Vê-nê-xu-ê-la. B. Bra-xin c. Mê-hi-cô D. Ác-hen-ti-na. CÂU HỎI Tự HỌC Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của châu Mĩ Latinh là: Quặng kim loại màu [đồng, thiếc, kẽm, bôxit,..]. Kim loại quý [vàng, bạc, đá quý], c. Dầu mỏ, khí đốt. D. Câu A + B đúng. Dân cư Mĩ Latinh có đặc điểm: Dân cư đô thị đông. Chất lượng cuộc sông dân đô thị cao. c. Tĩ lệ gia tăng dân số thấp. D. Dân số’ đang già hoá. Hỉện tượng đô thị hoá ở châu Mĩ Latinh gắn với: Cơ cấu xã hội phong kiến được duy trì trong thời gian dài. Các thế lực của Thiên chúa giáo cản trở sự phát triển của xã hội. c. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm. D. Công nghiệp hoá sớm phát triển ở nhiều nước. Vấn đề xã hội nổi cộm hiện nay ở châu Mĩ Latinh là: Chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư lớn. Khoảng 30% dân đô thị sống trong điều kiện khó khăn, c. GDP/người [theo sức mua tương đương] thấp. D. Phần lớn đất canh tác nằm trong tay chủ trang trại. Khó khăn nặng nề mà các quốc gia ở châu Mĩ Latinh đang phải đối đầu là: A. Tạo sự ổn định chính trị. B. Nợ nước ngoài ngày càng nhiều c. Cải thiện cơ chế quản lí. D. Tiến hành cải cách kinh tế. Quốc gia có tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế [năm 2004] lớn nhất ở Mĩ Latinh là: A. Vê-nê-xu-ê-la. B. Bra-xin c. Mê-hi-cô D. Ác-hen-ti-na.

Video liên quan

Chủ Đề