Đánh giá chất lượng dầu ôliu năm 2024

Vừa qua, các công tố viên ở thành phố Turin đã mở cuộc điều tra hình sự chính thức đối với 7 công ty này - bao gồm: Carapelli, Bertolli, Santa Sabina, Coricelli, Sasso, Primadonna và Antica Badia - về dầu ôliu kém chất lượng.

Tháng 5-2015, sau khi một blog về thực phẩm Italia trên Internet đưa tin dầu ôliu cao cấp bị biến màu, giới chức hải quan và nông nghiệp nước này bắt đầu tiến hành những cuộc xét nghiệm mẫu và tìm thấy 9 trong số mỗi 90 chai dầu bán trong nước hay xuất khẩu đều là sản phẩm kém chất lượng.

Cuốn sách "Siêu nguyên chất" của Tom Mueller.

Italia là nhà sản xuất dầu ôliu lớn hàng thứ 2 thế giới sau Tây Ban Nha. Nhưng Italia cũng là nhà nhập khẩu dầu ôliu lớn nhất thế giới từ Tunisia, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Nước này cũng nhập khẩu dầu chiết xuất từ cây cải dầu và dầu đậu nành từ nước ngoài. Nhiều nhà sản xuất thừa nhận họ sử dụng dầu nhập khẩu làm cơ sở cho sản xuất dầu giả kém chất lượng nhưng được dán nhãn Extra-Virgin [siêu nguyên chất]. Bên cạnh đó, họ còn sử dụng chất diệp lục để tạo màu.

Theo luật pháp quy định, extra-virgine có độ acid không hơn 0,8g/100g dầu, và phải được sản xuất từ lượt ép đầu tiên lấy dầu từ quả ôliu. Tất cả những công ty sản xuất dầu ôliu khi bị nhà chức trách Italia điều tra đều một mực phủ nhận việc sai trái của họ và còn mạnh miệng tố cáo ngược rằng những xét nghiệm đều cho ra kết quả sai! Không dừng lại ở đó, nhiều công ty còn phát động những cuộc phản công dữ dội, buộc tội chính quyền gian lận trong xét nghiệm.

Domenico Pautasso.

Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi người ta cho rằng, các nhà vườn và nhà sản xuất dầu ô liu đang bị điều tra đều có dấu hiệu dính líu đến loại vi phạm pháp luật gọi là "mafia nông nghiệp" - cách gọi ở Italia dành cho những hành vi gian lận và tham nhũng trong lĩnh vực nông nghiệp mà trên thực tế lại không có liên quan gì đến mạng lưới tội phạm có tổ chức nổi tiếng của nước này.

Domenico Pautasso, Giám đốc Hiệp hội Nông nghiệp quốc gia Italia Coldiretti, bình luận: "Thường thì người ta khó mà hiểu được tác động kinh tế do mafia nông nghiệp gây ra song thực tế cho thấy ngày càng có thêm nhiều nhà sản xuất dầu ôliu gia nhập mạng lưới những kẻ chuyên nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng. Doanh thu của mafia nông nghiệp đã vượt quá 15,5 tỉ euro/năm, và toàn bộ hệ thống các sản phẩm giả "made in Italia" cũng vượt mức 60 tỉ euro/năm".

Ngửi để đánh giá chất lượng dầu ôliu.

Theo đánh giá từ Liên minh Nông nghiệp Italia [ICA], có 240 bộ phận mafia nông nghiệp tấn công lĩnh vực này mỗi ngày và mỗi giờ có 8 hành vi tội phạm diễn ra ở nước này - theo báo cáo "Mafia Nông nghiệp" của ICA công bố năm 2014. Báo cáo cũng ghi nhận hơn 350.000 nông dân và nhà sản xuất liên quan đến mạng lưới gian lận lan rộng, làm giả từ mì ống cho đến phô mai và thịt jambon.

Một số nông dân và nhà sản xuất còn dính líu sâu vào vũng lầy tham nhũng. ICA đánh giá có khoảng 4,5 euro tỉ lợi nhuận thu được trong ngành công nghiệp bất hợp pháp xuất phát. Khoảng 3,5 tỉ euro doanh thu bẩn đến từ mánh khóe gian lận và 3 tỉ euro đến từ hành vi làm giả các nhãn hiệu "made in Italia".

Đây không phải là lần đầu tiên dầu ôliu Italia bị dính bê bối hàng giả. Năm 2011, nhà báo New York Times Tom Mueller đã phơi bày những vụ bê bối liên quan đến mặt hàng dầu ôliu trong cuốn đề "Extra Virginity: The Sublime and Scandalous World of Olive Oil" [tạm dịch: Siêu nguyên chất: Thế giới của sự siêu phàm và bê bối của dầu ôliu] trong đó mô tả hơn 50% lượng dầu ôliu nhập khẩu vào Mỹ bị pha trộn với các loại dầu rẻ tiền khác.

Những chai dầu ôliu giả được phát hiện.

Alberto Martorelli, chuyên gia của Hiệp hội Coldiretti, có lời khuyên: "Đối với người tiêu dùng, điều quan trọng nhất là chú ý đến nhãn hiệu. Hãy chắc chắn rằng mình mua sản phẩm với 100% dầu ôliu được sản xuất và đóng chai tại Italia. Và cũng hãy chắc chắn rằng sản phẩm đã qua xét nghiệm mùi. Người tiêu dùng cũng nên ngửi và nếm để biết đúng hương vị của quả ôliu".

Dầu ô-liu là tinh dầu được chiết xuất từ cây Ô liu, được trồng nhiều và khá phổ biến ở vùng Địa Trung Hải. Nó thường được sử dụng trong nấu ăn, mỹ phẩm, dược phẩm, và xà phòng và có làm nhiên liệu cho đèn dầu truyền thống

Thông thường dầu oliu được phân thành 4 loại như sau:

  • Extra virgin: là dầu từ lần ép đầu tiên của quả oliu nên được xem là tốt nhất, ít qua xử lý nhất. Đây là dầu chưa tinh chế nên có hương vị tinh khiết nhất. Loại này thu được bằng phương pháp cơ học và vật lý trong điều kiện nhiệt độ được kiểm soát. Nó có hương vị hoàn hảo, hương liệu không quá 1% và không có acid oleic. Càng ít qua xử lý thì dầu oliu càng đảm bảo được chất lượng cũng như hương vị.
  • Virgin: cũng là loại rất tốt chỉ thua Extra Virgin. Được lấy từ nước ép đầu tiên của oliu, thu theo cùng cách như Extra Virgin nhưng có nồng độ axit cao hơn so với Extra Virgin một chút, nên cũng được xem là rất chất lượng.
  • Pure[or 100% Pure]: là dầu đã qua một số công đoạn xử lý, chẳng hạn như lọc và tinh chế. Nó dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng vì cái tên rất “đẹp” [ có nghĩa là không còn tạp chất, nhưng cũng có nghĩa là không còn dinh dưỡng, giống như đường tinh luyện]. Thực chất Pure oliu là dầu đã qua xử lý bằng hóa chất để loại bỏ tạp chất nên tính nguyên chất bị giảm rất nhiều. Nếu chai dầu chỉ ghi là “Olive oil” thì có thể hiểu là loại Pure
  • Extra light/ Lite or Pomace: đã qua chế biến đáng kể, chỉ còn lại chút ít hương vị của oliu. Nó cũng là một cái tên “đẹp”trong thương mại, mà có thể đánh lừa người mua. Loại này hoàn toàn không được kiểm soát hoặc chứng nhận bởi bất ký tổ chức nào. Không thể biết chắc được bên trong đó có những gì, thậm chí có thể thay bằng một loại dầu thực vật nào khác và thêm chút hương liệu oliu mà thôi.

Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn chọn loại dầu oliu phù hợp và kinh tế nhất như sau:

– Nếu mua dầu oliu để làm đẹp hoặc dùng trộn rau,ăn sống [VD: món xà lách trộn] thì nên chọn Extra Virgin hoặc Virgin. Loại này nguyên chất, giá cao nhất.

– Nếu dùng để nấu ăn thì nên chọn Pure Olive.

– Để đánh bóng đồ vật thì Extra light/Light orPomace là lựa chọn kinh tế vì giá rẻ nhất.

Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, các chai dầu oliu thường có thêm logo chứng nhận trên nhãn chai để đánh giá chất lượng của dầu oliu. Một trong những logo có uy tín nhấtlà COOC, viết tắt là California Olive Oil Council. Đây là chứng nhận dầu oliu100% extra virgin. Vì vậy khi thấy logo COOC, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng đang sử dụng loại dầu nguyên chất nhất. Ngoài ra các chứng nhận “AOC”, “DOP”, “DO”cũng là dầu extra virgin nguyên chất. “AOC” là chứng nhận của Pháp, “DOP” là chứng nhận của Ý [Denominazione d’Origine Protetta], còn “DO” là chứng nhận của Tây Ban Nha [Denominacion de Origen].

Tham khảo các loại dầu oliu tại Thực Phẩm Plaza nhé: //thucphamplaza.com/danh-muc/san-pham-man-cao-cap/oliu-dau-oliu/

Chủ Đề