Đặng trần côn được mệnh danh là gì

Âm hưởng của nguyên tác là sự kết hợp giữa sự bi tráng của thơ biên tái với nỗi buồn day dứt của dòng thơ chinh phụ, trong khi ấy bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm thiếu đi âm hưởng bi tráng mà chỉ đậm đặc nỗi sầu chinh phụ

Âu cũng là bởi nhịp điệu mềm mại và giàu tính nữ của thể thơ lục bát và song thất lục bát. Ấy bởi vậy mà các truyện thơ, các khúc âm viết ở hai thể thơ này đều lấy đối tượng người nữ hoặc những câu chuyện tình sướt mướt làm chủ thể. Đương nhiên, đây chỉ là nhận định của riêng tôi, người xưa chọn hình thức thơ ấy có thể vì nhiều nguyên do khác: vì sở thích, vì quen tai, vì cho rằng đó là đại diện cho tinh thần dân tộc…

Tôi vẫn nghĩ đến việc dịch mới “Chinh phụ ngâm khúc” sao cho tác phẩm này thoát khỏi tính nữ của thể song thất lục bát, trước mắt là để thỏa cái sự chán ghét lối vần điệu khiên cưỡng của thể thơ này, sau nữa là hi vọng mình tạo ra một âm hưởng khác gần gũi với nguyên tác hơn, tức là vừa thể hiện được sự bi tráng của chinh phu lại vừa phác được nỗi sầu của chinh phụ. Tôi giữ lại nhịp điệu trong thể cổ phong liên vận mà Đặng Trần Côn sử dụng, lược bớt các điển cố điển tích không cần thiết mà thay bằng ý nghĩa chúng phản ánh để phù hợp với người đọc hiện đại, để “Chinh phụ ngâm khúc” có hình hài của lối thơ tự do không bị gò bó bởi niêm luật.

Ý định này tôi đã ấp ủ từ khi viết phần 1 tiểu thuyết “Thiên địa phong trần”, nhưng lúc ấy tôi xét thấy lối dịch của mình có thể không thích hợp với không khí cổ mà tôi cố gắng xây dựng trong truyện, nên tôi đã chọn một bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm khúc” xuất sắc khác mà ít người biết đến, đó là bản của Nguyễn Khản.

Rốt cục, động cơ khiến tôi buộc phải tự ép mình dịch “Chinh phụ ngâm khúc” lại đến từ việc tôi phải có một bản dịch hiện đại để những người bạn thân thiết của tôi vốn không ưa thích thể thơ dân tộc có thể đọc được, và đồng thời cũng là để làm học liệu môn văn cho con gái tôi đang trong quá trình homeschool.

Trong bản dịch của tôi, tôi vẫn giữ chia đoạn của ông Hoàng Xuân Hãn trong “Chinh phụ ngâm bị khảo”, tôi sẽ đổi tên các tiêu đề để phù hợp với ngôn ngữ của tôi và cách lý giải của tôi về “Chinh phụ ngâm khúc”.

Bản dịch này có thể chưa hoàn hảo và sẽ có chỉnh sửa dần trong tương lai, nhưng tôi vẫn đăng lên đây để độc giả đọc chơi và biết đâu lại chẳng khuyến khích thêm nhiều dịch giả trẻ dịch lại “Chinh phục ngâm khúc” theo lối mới thay vì cứ trói buộc bản thân trong “thể thơ dân tộc”.

Đặng Trần Côn quê ở làng Nhãn Mục, huyện Thanh Trì, ngoại thành Thăng Long. Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVIII. Ông đỗ Hương cống [Cử nhân] từng làm quan dưới thời Lê - Trịnh. /themes/cafe/images/no_image.gif

Bài Kiểm Tra //baikiemtra.com/uploads/bai-kiem-tra-logo.png

Thứ tư - 24/06/2020 00:16

Tác giả

Đặng Trần Côn quê ở làng Nhãn Mục, huyện Thanh Trì, ngoại thành Thăng Long. Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVIII. Ông đỗ Hương cống [Cử nhân] từng làm quan dưới thời Lê - Trịnh.

Ông để lại một số thơ văn chữ Hán; tác phẩm tiêu biểu nhất là “Chinh phụ ngâm khúc " gồm có 470 câu thơ chữ Hán dài, ngắn xen nhau theo thể tự do.

Ví dụ:
"Vị kiều đầu, thanh thủy câu,
Thanh thủy biên, thanh thủy đồ.
Tống quân xứ hề, tâm du du,
Quân đăng đồ hề, thiếp hận bất như câu.
Quân lâm lưu hề, thiếp hạn bất như châu "...
Dịch thơ:
" Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền "...

- Dịch giả

Hiện nay có 3, 4 bản dịch thơ "Chinh phụ ngâm khúc"

Bản dịch 408 câu thơ song thất lục bát rất được phổ biến, nhiều người cho là của bà Đoàn Thị Điểm, người cùng thời với ông Đặng Trần Côn.

Đoàn Thị Điểm quê ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Bà là một phụ nữ nổi tiếng: "đẹp người, đẹp nết, giỏi văn chương", là vợ thứ của tiến sĩ. Nguyễn Kiều, danh sĩ Bắc Hà thời Lê - Trịnh. Ngoài bản dịch "Chinh phụ ngâm khúc ", nữ sĩ còn để lại tác phẩm "Truyền kì tân phả" bằng chữ Hán.

- Nội dung

"Chinh phụ ngâm khúc" thể hiện nỗi thương nhớ, trông mong đợi chờ, nỗi buồn cô đơn, vất vả, dài dằng dặc của người vợ trẻ có chồng đi chinh chiến miền xa, đồng thời nói lên cảnh gian truân, nguy hiểm cúa người chồng trên chiến địa.

- Giá trị

Bản dịch "Chinh phụ ngâm khúc" là một kiệt tác của nền văn thơ cổ điển Việt Nam.

- Nó có giá trị nhân đạo sâu sắc, nói lên tình thương đối với những chinh phụ, những khách chinh phụ trong thời loạn lạc: nguy hiểm, chết chóc, lo buồn cô đơn; cảm thông với nỗi khát khao về hạnh phúc lứa đôi, về ước mơ sum họp gia đình. "Chinh phụ ngâm" còn là tiếng nói lên án chiến tranh thời phong kiến.

Về mặt nghệ thuật “Chinh phụ ngâm khúc” đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Về thể thơ song thất lục bát là đỉnh cao chưa có tác phẩm nào sánh được. Nhạc điệu du dương, ngôn ngữ trong sáng gợi cảm, hình tượng mĩ lệ, cách diễn tả tâm trạng tinh tế, sâu sắc, các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng cực kì điêu luyện. Nhiều câu thơ, đoạn thơ đã in sâu trong tâm trí hàng triệu con người. Ví dụ:

Chủ Đề