Không là anh họ không là gì cả

d] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

KHoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình quy định về cách xác định những người có họ trong phạm vi ba đời:

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Như vậy, bạn và anh bạn là đời thứ ba, nên hai người không thể kết hôn với nhau. 

Pháp luật chỉ cấm không được kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, tuy rằng không cấm việc yêu nhau nhưng việc đó trái với thuần phong mĩ tục của Việt Nam cũng như nếu không làm chủ được bản thân sẽ dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc về sau, bạn nên suy nghĩ về vấn đề này để đưa ra được những quyết định đúng đắn.

 

2. Các hành vi bị cấm theo Luật hôn nhân và gia đình

Theo khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cấm các hành vi sau đây:

a] Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b] Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c] Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ] Yêu sách của cải trong kết hôn;

e] Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g] Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h] Bạo lực gia đình;

i] Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

 

3. Con nuôi và con đẻ có được kết hôn không ?

Pháp luật bảo vệ, tôn trọng và công nhận các quan hệ hôn nhân khi những quan hệ này tuân theo quy định của pháp luật. Theo đó, trong việc đăng ký kết hôn, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp bị cấm bao gồm:

- Kết hôn giả tạo;

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

- Người đang có vợ hoặc có chồng chung sống với người khác như vợ chồng

- Lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi

Đáng lưu ý là luật quy định cấm việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cụ thể như sau:

- Cùng dòng máu về trực hệ

- Có họ trong phạm vi ba đời

- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi

- Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi

- Cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể

- Cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Mặc dù con đẻ và con nuôi không bị pháp luật cấm kết hôn với nhau nhưng để cuộc hôn nhân của hai người là hợp pháp thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

- Hai bên nam, nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự

- Việc kết hôn phải do hai bên nam nữ tự nguyện quyết định

- Hai người đăng ký kết hôn phải không cùng giới tính

- Không thuộc các trường hợp bị cấm nêu tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Ngoài ra, việc hai người kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Như vậy, con đẻ và con nuôi không nằm trong các đối tượng bị pháp luật cấm chung sống với nhau hoặc kết hôn. Và nếu hai người đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên thì được phép kết hôn với nhau.
 

4. Con riêng của vợ và của chồng có thể kết hôn với nhau không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, 06 mối quan hệ sau không được phép kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng:

- Giữa người đang có vợ hoặc có chồng với người khác;

- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ. Những người này có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau;

- Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Trong đó, đời thứ nhất là cha mẹ; Đời thứ hai là anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; Đời thứ ba là anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì;

- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;

- Giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể;

- Giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Trên đây là những mối quan hệ pháp luật không cho phép được kết hôn với nhau.

Vậy câu hỏi đặt ra là liệu trường hợp con riêng của vợ và của chồng có thể kết hôn không? Căn cứ phân tích ở trên, con riêng của vợ và con riêng của chồng không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn. Do đó, hai người hoàn toàn được phép kết hôn với nhau nếu đáp ứng các điều kiện:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Do nam nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Không phải kết hôn giả tạo, không phải tảo hôn, không bị cưỡng ép, cản trở kết hôn…

Lúc này, hai người có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường của một trong hai để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Lưu ý rằng, để tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã, phường, cả hai phải tự mình đăng ký mà không thể ủy quyền cho người khác. 

Nói tóm lại nếu tự nguyện và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con riêng của vợ và của chồng hoàn toàn có thể kết hôn với nhau.

 

5. Anh em nuôi thì có được kết hôn không?

Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

==> Pháp luật chỉ cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi. Bạn và em gái em là quan hệ anh em nuôi nên không thuộc trường hợp bị pháp luật cấm kết hôn. Do đó, bạn có thể đăng ký kết hôn với em gái mình.

**Thủ tục đăng ký kết hôn được quy định tại Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

* Giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký kết hôn

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;

- Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh;

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.

*. Nơi đăng ký kết hôn: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của bạn

* Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn:

- Giấy chứng nhận kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định.

- Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.

* Lệ phí: Miễn phí

Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

 

6. Anh em con chú con bác có thể kết hôn được không ?

Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện để kết hôn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về độ tuổi

+ Nam có độ tuổi từ đủ 20 tuổi trở lên.

+ Nữ có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên.

Thứ hai, sự tự nguyện và năng lực hành vi

+ Việc kết hôn phải do hai bên nam, nữ hoàn toàn tự nguyện quyết định.

+ Cả người con trai và người con gái đều không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Thứ ba, không thuộc các trường hợp cấm

Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật, cụ thể là các trường hợp sau:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.

+ Tảo hôn; cưỡng ép hoặc lừa dối hoặc cản trở việc kết hôn.

+ Người đang có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng/vợ.

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng trực hệ, trong phạm vi ba đời; giữa cha/mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha/mẹ nuôi với con nuôi, mẹ vợ với con rể, cha chồng với con dâu, mẹ kế với con riêng của chồng, cha dượng với con riêng của vợ.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì những người có họ trong phạm vi ba đời được biết tới là những người cùng một gốc sinh ra, trong đó:

+ Cha mẹ là đời thứ nhất.

+ Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai.

+ Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Như đã phân tích trên, anh em con chú con bác là thuộc đời thứ ba – Đây là một trong những trường hợp cấm kết hôn. Do đó, anh em con chú con bác không đủ điều kiện để thực hiện thủ tục kết hôn tại cơ quan nhà nước.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình về điều kiện kết hôn trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Chủ Đề