Công tác tuyên truyền đặc biệt là gì

Ngày 10-12, tại Hà Nội, Đảng ủy Quân sự Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 201/CT-ĐUQTW của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương về tăng cường công tác tuyên truyền đặc biệt trong tình hình mới. Đại tướng Lê Văn Dũng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị chủ trì Hội nghị.

10 năm qua [1997-2007], dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương, các cấp ủy đảng, chỉ huy các cấp trong toàn quân đã nghiêm túc quán triệt, triển khai các hoạt động tuyên truyền đặc biệt sát với tình hình, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương. Cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giữa các lực lượng từng bước được hoàn thiện, bảo đảm đúng hướng, đúng cơ chế, đúng nguyên tắc. Với phương châm hướng về cơ sở, công tác tuyên truyền đặc biệt luôn bám sát tình hình, chủ trương, chính sách của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của Quân đội. Qua hoạt động thực tiễn, nhiều đơn vị đã xây dựng được các phong trào, mô hình hay và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý về nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành công tác tuyên truyền đặc biệt. Tiêu biểu như phong trào, mô hình: “Quần chúng nhân dân bảo vệ đường biên giới”, “Kết hợp tuyên truyền đấu tranh tại thực địa với tuyên truyền đấu tranh qua đường ngoại giao”, “Kết hợp tuyên truyền đặc biệt với thực thi pháp luật trên biển”, “Giao lưu, kết nghĩa” của Bộ đội Biên phòng, lực lượng vũ trang Quân khu 5, Quân chủng Hải quân... Đặc biệt, các đơn vị đóng quân trên các địa bàn trọng điểm, chiến lược đã chủ động tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương xây dựng lực lượng nòng cốt, đẩy mạnh công tác dân vận, trực tiếp tham gia củng cố quốc phòng-an ninh, giúp dân phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai; thực hiện có hiệu quả việc phối hợp tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời vạch trần âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền đặc biệt, thời gian tới, cấp ủy đảng các cấp trong toàn quân tập trung tăng cường tuyên truyền, giáo dục và quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền đặc biệt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới...

Nhân dịp này, Bộ Quốc phòng đã tặng Bằng khen cho 49 tập thể đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác tuyên truyền đặc biệt từ 1997-2007.

Biên phòng - Ngày 28-7-2011, tại Long An, Bộ Tư lệnh BĐBP đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm [2006-2011] công tác tuyên truyền đặc biệt [TTĐB] trong thực hiện Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Cam-pu-chia 1985. Hội nghị có sự tham gia của đại diện BĐBP các tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Đắc Lắc, Kon Tum, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang.

Theo sự thống nhất của hai Chính phủ Việt Nam và Cam-pu-chia, đến tháng 12-2012, hai bên sẽ hoàn thành công tác phân giới cắm mốc [PGCM] trên tuyến biên giới đất liền dài 1.137km.

Tính đến ngày 13-7-2011, hai bên đã xác định được 229/314 vị trí mốc, đạt 72,93% kế hoạch, ứng với 275/372 mốc, đạt 73,92% kế hoạch; cắm được 266/372 mốc, đạt 71,51%; phân giới được 247,863km/1.137km, đạt 21,8% so với kế hoạch.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai công tác PGCM đã gặp không ít khó khăn do lịch sử để lại, sự xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch. Để công tác PGCM hoàn thành đúng tiến độ, bên cạnh sự nỗ lực của lực lượng chuyên trách 2 nước thì công tác TTĐB do lực lượng BĐBP đảm nhiệm đã đóng góp những thành công rất quan trọng.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến đã ghi nhận nỗ lực của các đơn vị BĐBP trong thực hiện nhiệm vụ TTĐB để công tác PGCM giữa Việt Nam - Cam-pu-chia diễn ra thuận lợi. Một số đơn vị chia sẻ những biện pháp tuyên truyền hiệu quả đã triển khai trong thời gian qua. Dưới đây là một số ý kiến:

Ông Dương Quốc Xuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy- Chủ tịch UBND tỉnh Long An:

“Chúng tôi luôn xác định nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, công tác PGCM trên biên giới là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, trong đó BĐBP là lực lượng nòng cốt.

Từ đó, UBND tỉnh luôn tích cực vận động các ngành, các cấp, đoàn thể trong toàn tỉnh hướng về biên giới bằng những việc làm cụ thể; hỗ trợ cho lực lượng PGCM của hai nước làm nhiệm vụ thuận lợi nhất.

Trên thực tế, công tác tuyên truyền của các đơn vị thuộc BĐBP Long An đã phát huy rất tốt hiệu quả trong việc thúc đẩy công tác PGCM giữa hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia”.

Thiếu tướng Vũ Hiệp Bình, Phó Chính ủy BĐBP:

 “Với tinh thần “một tấc đất của bạn không lấy, một tấc đất của ta không nhường, giải quyết khách quan khoa học trên cơ sở pháp lí”, trong thời gian qua lực lượng BĐBP đã tích cực triển khai công tác đối ngoại biên phòng với bạn, đặc biệt là công tác TTĐB được triển khai trên cơ sở xác định, phân chia nhóm đối tượng tuyên truyền cụ thể.

Từ đó, từng loại đối tượng có biện pháp tuyên truyền phù hợp với mục đích làm cho các tầng lớp nhân dân, tôn giáo của hai nước hiểu rõ hơn công tác PGCM, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết giữa hai dân tộc vào công tác PGCM. Với tinh thần đó, theo tiến trình như hiện nay, công tác PGCM giữa hai nước sẽ hoàn thành theo đúng kế hoạch.”

Đại tá Dương Đình Thông, Phó Cục trưởng Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam:

“BĐBP là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ biên giới quốc gia và tham gia tích cực công tác PGCM giữa Việt Nam và các nước láng giềng. Trong những năm qua, BĐBP đã triển khai tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ, đặc biệt là công tác TTĐB để tiến trình PGCM giữa Việt Nam - Cam-pu-chia diễn ra đúng tiến độ.

Đặc biệt tuyến biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia còn nhiều điểm nhạy cảm nhưng đã không để xảy ra các điểm nóng, các sự việc căng thẳng phức tạp trong quá trình PGCM”.

Đại tá Nguyễn Lương Hòa, Phó Chính ủy BĐBP Đắc Lắc: “Trong quá trình PGCM cũng có lúc xuất hiện những phức tạp. Chính vì thế, vai trò của công tác TTĐB là vô cùng quan trọng. Cần đẩy mạnh việc vận động nhân dân hai bên biên giới tạo mọi điều kiện cho lực lượng PGCM hai nước làm nhiệm vụ một cách thuận lợi nhất.

Lực lượng chức năng hai bên cũng cần nắm chắc hành động và các luận điệu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề PGCM chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa hai nước để kịp thời thông báo cho nhau cùng xử lý”.

Chủ Đề