Đắn ý thể hiện bản thân trong môi trường học đường

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề

– Nêu vấn đề: Cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường

B. Thân bài

1. Giải thích

– Thế nào là cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường?

+ Đó là hành động, cử chỉ, cách ứng xử của mỗi học sinh trong ngôi trường, lớp học. 

2. Chứng minh

– Thực tế hiện nay cho thấy, mỗi em học sinh có cách thể hiện bản thân khác nhau.

+ Có những em luôn hăng hái phát biểu xây dựng bài. Có những bạn chăm chỉ, cần cù, siêng năng học tập để đạt được nhiều thành tích cao. 

+ Tuy nhiên, có những em lại thể hiện bản thân với những hành động quá khích, không đúng mặc. Tiêu biểu như có một vài bạn ăn mặc rất thô kệch đến trường, lớp. Các bạn nghĩ rằng làm như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của giáo viên. Hơn hết, rất nhiều bạn nói chuyện riêng, nghịch ngợm trong giờ học để được cô giáo quan tâm. Nhưng các bạn chưa ý thức được rằng, hành động thể hiện bản thân ấy là không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thậm chí, nó còn vi phạm vào nội quy trường, lớp.

3. Bình luận

– Thật vậy, mỗi bạn có cách thể hiện bản thân khác nhau.

– Nhờ cách thể hiện ấy mà thầy, cô giáo đã có những cái nhìn, đánh giá, nhận xét khách quan về em học sinh này.

– Từ đó, nhà trường và gia đình đã phối hợp với nhau để đưa ra những giải pháp, bài học phù hợp nhằm gia tăng những hành động, cử chỉ thể hiện bản thân đúng mực, ngăn chặn những cách thể hiện bản thân có tính chất lố lăng, thô bạo.

4. Liên hệ bản thân

– Là học sinh, em đã và đang có những cách thể hiện phù hợp, đúng đắn trước lớp và trường học. Tiêu biểu như trong giờ học, em hăng hái phát biểu bày tỏ quan điểm của mình cũng như thể hiện sự khôn khéo trong cách giải quyết những vấn đề mà cô giáo đưa ra. Nhờ vậy mà em đã được thầy, cô giáo đánh giá cao. 

C. Kết bài

– Khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận.

II, Bài văn tham khảo

Trong môi trường học đường, mỗi bạn học sinh đều có quyền thể hiện bản thân trước bạn bè, thầy cô và cha mẹ. Tuy nhiên, thể hiện bản thân sao cho đúng cách, hợp lí lại là một vấn đề được nhiều người quan tâm?

Trước hết, thế nào là cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường? Đó là hành động, cử chỉ, cách ứng xử của mỗi học sinh trong ngôi trường, lớp học. 

Thực tế hiện nay cho thấy, mỗi em học sinh có cách thể hiện bản thân khác nhau. Có những em luôn hăng hái phát biểu xây dựng bài. Có những bạn chăm chỉ, cần cù, siêng năng học tập để đạt được nhiều thành tích cao. Tuy nhiên, có những em lại thể hiện bản thân với những hành động quá khích, không đúng mặc. Tiêu biểu như có một vài bạn ăn mặc rất thô kệch đến trường, lớp. Các bạn nghĩ rằng làm như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của giáo viên. Hơn hết, rất nhiều bạn nói chuyện riêng, nghịch ngợm trong giờ học để được cô giáo quan tâm. Nhưng các bạn chưa ý thức được rằng, hành động thể hiện bản thân ấy là không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thậm chí, nó còn vi phạm vào nội quy trường, lớp.

Thật vậy, mỗi bạn có cách thể hiện bản thân riêng biệt, thể hiện cái tôi, không ai giống ai. Nhờ cách thể hiện ấy mà thầy, cô giáo đã có những cái nhìn, đánh giá, nhận xét khách quan về em học sinh này. Từ đó, nhà trường và gia đình đã phối hợp với nhau để đưa ra những giải pháp, bài học phù hợp nhằm gia tăng những hành động, cử chỉ thể hiện bản thân đúng mực, ngăn chặn những cách thể hiện bản thân có tính chất lố lăng, thô bạo.

Là học sinh, em đã và đang có những cách thể hiện phù hợp, đúng đắn trước lớp và trường học. Tiêu biểu như trong giờ học, em hăng hái phát biểu bày tỏ quan điểm của mình cũng như thể hiện sự khôn khéo trong cách giải quyết những vấn đề mà cô giáo đưa ra. Nhờ vậy mà em đã được thầy, cô giáo đánh giá cao. 

Qua đây, mỗi bạn học sinh hãy có cho mình một hãy nhiều cách thể hiện bản thân đúng đắn. Có như vậy, bạn mới là một người học sinh mang nhiều phẩm chất đạo đức tốt, được thầy cô, bạn bè và gia đình ngợi ca, tự hào. 

Gợi ý giải đề thi Văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10

[NLĐO]- Sáng nay, 21-6, tại TPHCM đã diễn ra kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT. Mời bạn đọc xem gợi ý giải đề thi môn văn trên NLĐO.

Hướng dẫn thí sinh điền vàogiấy dự thi tại trường THCS Chu Văn An, quận 11

THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút [không tính thời gian giao đề]

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: [1 điểm]
Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?

Câu 2: [1 điểm]
Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.

Câu 3: [3 điểm]
Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn [khoảng 01 trang giấy thi] trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.

Câu 4: [5 điểm]
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long [Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, trang 180 – 188].

BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu 1:
-Xe vẫn chạy về miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
- Hai câu thơ thể hiện lòng yêu nước, tình cảm vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Câu 2:
-Thành phần gọi – đáp trong câu ca dao : Bầu ơi
-Bầu : từ ẩn dụ, hướng đến tất cả mọi người [đồng bào].

Câu 3: Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bài viết nên :

-Thể hiện đúng kết cấu của một bài văn ngắn [có mở bài, thân bài, kết bài; trong phạm vi khoảng 1 trang giấy thi].

-Thể hiện đúng suy nghĩ của mình về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.

-Có cách hành văn trong sáng, sinh động, mạch lạc, chặt chẽ.
Sau đây là một vài gợi ý về nội dung của bài viết:
+ Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh, của những người mới lớn.
+ Từ trước đến nay, học sinh có những cách thể hiện bản thân mình để gây sự chú ý, để được tôn trọng, yêu thương… Tuy nhiên, trong đó có những cách thể hiện không phù hợp với đạo đức của con người và nội quy của nhà trường. Do đó, học sinh thể hiện mình không phải bằng những hành động khác lạ, dị thường mà phải bằng những việc làm thật tốt, thật gương mẫu trong môi trường học đường.

-Với bản thân: cả ngoại hình lẫn tư cách, lời ăn tiếng nói phải gọn gàng, lịch sự và nhã nhặn, văn minh; dám đấu tranh với những điều sai trái, chưa tốt, thẳng thắn phê bình và tự phê bình; biết rèn luyện để kiềm chế và làm chủ bản thân, không có những hành động vượt ngoài khuôn khổ kỷ luật và nội quy của nhà trường.

-Với thầy cô : phải lễ phép, kính trọng, ngoan ngoãn, vâng lời, thương yêu và biết ơn.

-Với bạn bè : thân ái, tương trợ, đoàn kết.

-Với nhiệm vụ học sinh : học tập tốt các môn văn hóa; tham gia các hoạt động đoàn, đội, các hoạt động xã hội khác [viết thư thăm hỏi bộ đội, làm công tác từ thiện, đóng góp cho phong trào kế hoạch nhỏ…].
+ Phải biết phê phán và xa lánh những cách thể hiện bản thân không đúng đắn. Mạnh mẽ, dứt khoát duy trì quan điểm đúng của mình về sự thể hiện bản thân trong môi trường học đường, không dao động trước những lời chê bai của những bạn còn lạc hậu. Đoàn kết với những bạn có cùng quan điểm, cùng cách thể hiện bản thân đúng đắn để tạo nên sức mạnh giúp mình đứng vững trong sự thể hiện bản thân, nhất là trong hoàn cảnh môi trường học đường chịu nhiều sự tác động của những nhân tố không tích cực từ nhiều phía.
+ Thể hiện mình không chỉ là nhu cầu của lứa tuổi học sinh mà còn là nhu cầu của con người ở mọi lứa tuổi. Chính sự thể hiện mình một cách đúng đắn của con người từ xưa đến nay đã góp phần tạo nên chất văn hóa và nét đẹp trong đời sống con người.

Câu 4: Thí sinh có thể trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long theo nhiều cách trình bày. Tuy nhiên, bài viết nên :

-Thể hiện đúng kết cấu của một bài nghị luận văn học.

-Thể hiện đầy đủ, chính xác vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn.

-Có cách hành văn trong sáng, sinh động.
Sau đây là một vài gợi ý về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên :
+ Một thanh niên giàu nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc.
-Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét quanh năm “chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”; công việc đều đặn, gian khổ: rét, mưa tuyết, nửa đêm…; cô đơn, vắng vẻ.

-Quan niệm sống là cống hiến. Có ý thức về công việc, yêu nghề và thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc: yên tâm với nghề khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô nhờ đó “không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng”; suy nghĩ: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.
+ Một người thanh niên có những tính cách và phẩm chất đáng mến: hiếu khách, cởi mở và chân tình.

-Với bác tài xế xe khách: có tình cảm thân thiết: chuyến nào chạy lên, bác đều ghé lại trạm khí tượng để người thanh niên gặp gỡ, trò chuyện; anh tìm và tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe đang bị ốm.

-Với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ mới gặp lần đầu: hiếu khách, vui mừng, ân cần mời hai người lên nhà; cắt hoa tặng cô gái, dẫn khách đi thăm vườn khí tượng, giới thiệu các loại máy móc, kể công việc hằng ngày của mình, pha trà ngon đãi khách, giải bày tâm sự tự nhiên, chân thành: chân thành bộc lộ niềm vui, nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ trong đầu; tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu có thích; Anh đếm từng phút vì sợ mất hết ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý giá. Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi và không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”, và có lẽ để che dấu cái e ấp, xao xuyến, bâng khuâng của hai người con trai, con gái gặp nhau đột ngột, quý mến nhau rồi chia tay nhau ngay, bởi biết là không bao giờ gặp nhau nữa. Đó là cái chốc lát đã góp phần làm sáng lên cái diện mạo của câu chuyện và thổi một làn gió mát vào một câu chuyện tưởng chừng sẽ rất khô khan.

-Khiêm tốn, thành thật: Anh cảm thấy đóng góp của mình là nhỏ bé. Anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thật sự khâm phục: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu khoa học về sét.
+ Một người thanh niên có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh: Anh thích giao lưu, gặp gỡ đến mức thèm người; anh tự tạo ra niềm vui trong sáng, lành mạnh: trồng hoa, đọc sách, chăn nuôi; anh sống ngăn nắp, lành mạnh, gọn gàng với một căn nhà ba gian sạch sẽ, với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách dù chỉ một mình.
+ Những vẻ đẹp nói trên của nhân vật anh thanh niên được thể hiện bằng một nghệ thuật xây dựng nhân vật có những nét đặc sắc: bộc lộ qua một cuộc gặp gỡ đặc biệt với lời nói, thái độ, hành động; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có một tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.
+ Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước.

TS. Trần Ngọc Khánh [Giảng viên Trường ĐH KHXH và NV TP.HCM]. Ảnh: T.Thạnh

Video liên quan

Chủ Đề