Đặc điểm thương mại dịch vụ du lịch

Chúng tôi xin giới thiệu bài Khái niệm và đặc điểm của thương mại dịch vụ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế thương mại đại cương để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm và đặc điểm của thương mại dịch vụ

  • Khái niệm về thương mại dịch vụ
  • Đặc điểm của thương mại dịch vụ

Khái niệm về thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ là một khái niệm phân biệt với khái niệm thương mại về hàng hóa. Nếu thương mại hàng hóa về cơ bản là mua bán các sản phẩm hữu hình, thì thương mại dịch vụ về cơ bản là trao đổi về các sản phẩm vô hình. “Bất kỳ thứ gì mua bán trong thương mại mà không thể rơi vào chân bạn đó là dịch vụ”.

Trên thị trường dịch vụ được cung cấp thông qua các phương thức khác nhau để đổi lấy tiền công trả cho việc cung cấp các dịch vụ đó.

Dịch vụ có thể được cung cấp trên thị trường như một sản phẩm độc lập [ví dụ cung cấp một khóa học tiếng anh], một số trường hợp chúng được cung cấp nhu một tập hợp nhiều dịch vụ riêng lẻ có tính chất bổ sung lẫn nhau [ví dụ một tour du lịch bao gồm: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ nhà hàng…], trường hợp khác chúng phải đi kèm cùng với các sản phẩm hàng hóa [ví dụ các dịch vụ nhà hàng luôn đi kèm với thức ăn, đồ uống].

Cần lưu ý rằng không phải bất kỳ sự cung ứng dịch vụ nào trong xã hội cũng có tính thương mại. Thương mại dịch vụ chỉ bao gồm những hoạt động mua bán và trao đổi nhằm vào mục đích lợi nhuận.

Vậy thương mại dịch vụ là toàn bộ những hoạt động cung ứng dịch vụ trên thị trường thông qua mua bán nhằm mục đích lợi nhuận.

Đặc điểm của thương mại dịch vụ

Tính đặc thù về đối tượng trao đổi trong thương mại dịch vụ

Sự khác biệt rõ nhận thấy nhất giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ chính là ở đối tượng của hoạt động trao đổi. Trong thương mại hàng hóa đối tượng trao đổi là các sản phẩm vật thể còn trong thương mại dịch vụ chúng là các sản phẩm phi vật thể. Mặc dù có sự khác biệt nhưng dịch vụ và hàng hóa vẫn có những điểm giống nhau:

Là sản phẩm của lao động vì vậy dịch vụ mang giá trị. Trong trao đổi giá trị dịch vụ thể hiện thông qua giá cả thị trường. Dịch vụ cũng có giá trị sử dụng, giá trị sử dụng của dịch vụ hay công dụng của chúng chính là các lợi ích mà người tiêu dùng nhận được và thỏa mãn khi tiêu dùng chúng.

Vì dịch vụ vô hình nên so với hàng hóa chúng khó thương mại hoá hơn, điều này lý giải vì sao cho mãi đến thập niên 70 các nhà kinh tế học vẫn cho rằng: “ngành dịch vụ là tập hợp chủ yếu của những hoạt động phi thương mại” [theo UNCTAD]. Cũng chính vì thế mà cho đến nay tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong GDP khá cao nhưng giá trị kim ngạch dịch vụ cho xuất khẩu hoặc trao đổi là tương đối nhỏ. Đối với các nước phát triển tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP chiếm khoảng hai phần ba nhưng kim ngạch thương mại dịch vụ trong nền kinh tế chỉ chiếm khoảng một phần năm [theo Service Economy].

Vì dịch vụ vô hình nên khi xảy ra mất cân đối cung cầu theo thời gian người ta không dự trữ chúng lại trong các kho hoặc nếu có sự mất cân đối cung cầu theo không gian người ta không thể điều hòa bằng cách vận chuyển chúng từ nơi này qua nơi khác bằng các phương tiện vận tải nhằm điều tiết cung cầu như trong trường hợp thương mại hàng hóa.

Trong thương mại dịch vụ để thoả mãn đòi hỏi của khách hàng người ta luôn phải đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng tại nơi và thời điểm mà thị trường có nhu cầu. Mâu thuẫn là ở chỗ cầu về dịch vụ thường có tính đàn hồi cao và mang tính thời vụ lớn trong khi cung dịch vụ lại có tính “cứng”. Điều này dẫn tới những mâu thuẫn về cung cầu. Đây là bài toán nan giải trong nhiều ngành dịch vụ. Ví dụ: khả năng truyền tải mạng điện thoại di động hay mạng Internet thì có hạn nhưng cầu lại biến động và mang tính thời vụ rất cao nên thường xảy ra tình trạng “quá tải” do có nhiều người cùng sử dụng vào những giờ cao điểm hoặc ngược lại có những lúc lại có rất ít người sử dụng như ban đêm hay ngày nghỉ cuối tuần.

Tính đặc thù về các phương thức cung cấp trong thương mại dịch vụ

Do những đặc trưng của sản phẩm dịch vụ nên các giao dịch trong thương mại dịch vụ giữa người mua, người bán thường đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trực tiếp. Trao đổi các dịch vụ có thể xảy ra trong các trường hợp sau: dịch vụ được chuyển dịch trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng [trong thương mại hàng hóa hoạt động trao đổi này là phổ biến thì trong thương mại dịch vụ chỉ có một số ít dịch vụ được thực hiện theo cách này. Ví dụ như chuyển tiền qua ngân hàng…]. Các trường hợp giao dịch phổ biến trong lĩnh vực dịch vụ là: nhà cung cấp dịch vụ dịch chuyển đến nơi có người tiêu dùng [ví dụ các bác sỹ đến khám bệnh tại nhà] hoặc người tiêu dùng di chuyển đến nơi có nhà cung cấp dịch vụ [ví dụ bệnh nhân đến bệnh viện để khám, chữa bệnh] hoặc nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng cùng di chuyển đến một địa điểm thứ ba, ví dụ: một doanh nghiệp của Pháp mở bệnh viện ở Việt Nam [bệnh viện Việt Pháp] để khám, chữa bệnh cho một bệnh nhân đến từ Nhật Bản.

Trong buôn bán quốc tế dịch vụ được cung cấp giữa các quốc gia theo một trong bốn phương thức sau:

- Phương thức 1: di chuyển qua biên giới của các sản phẩm dịch vụ [các dịch vụ có thể truyền qua phương tiện viễn thông như chuyển tiền qua ngân hàng].

- Phương thức 2: di chuyển của người tiêu dùng sang nước khác [khách du lịch sang thăm một nước khác].

- Phương thức 3: thiết lập hiện diện thương mại tại một nước để cung cấp dịch vụ [thành lập chi nhánh hay công ty con ở nước ngoài].

- Phương thức 4: di chuyển tạm thời của thể nhân sang một nước khác để cung cấp dịch vụ tại đó [các luật sư hay bác sỹ di chuyển đến nước khác để làm việc].

Tính liên ngành của các dịch vụ

Lĩnh vực dịch vụ có một đặc điểm nổi bật là sự liên kết cao giữa các ngành và phân ngành dịch vụ. Một mặt, sự phát triển của mỗi ngành kinh doanh dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào các ngành dịch vụ khác như là các yếu tố đầu vào. Mặt khác do tính chất của nhiều loại nhu cầu của dịch vụ mà sự thoả mãn chúng đòi hỏi sản phẩm dịch vụ không chỉ là những dịch vụ riêng lẻ mà chúng như là một tổ hợp gồm nhiều dịch vụ có tính chất bổ sung lẫn nhau. Để tạo ra một sản phẩm dịch vụ loại này phải là sự liên kết và phối hợp hoạt động của nhiều ngành dịch vụ khác nhau cùng tạo ra và cung ứng các dịch vụ [ví dụ như sản phẩm du lịch].

Tính đa dạng của các loại hình dịch vụ

Dịch vụ là lĩnh vực rất rộng, đa dạng về quy mô và tính chất kinh doanh. Bên cạnh một số ngành dịch vụ quy mô kinh doanh lớn: vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, lao động chuyên môn cao như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ hàng không, vận tải biển, vận tải đường sắt… còn có vô số những ngành dịch vụ kinh doanh nhỏ, linh hoạt, phân tán, lao động giản đơn, thích hợp với loại hình kinh doanh nhỏ, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ. Những ngành dịch vụ này tồn tại khách quan do nhu cầu đời sống như trông xe, giữ trẻ, xe ôm, giúp việc gia đình… cho dù sự phát triển ở trình độ nào của nền kinh tế thì chúng vẫn tồn tại như là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế xã hội và vai trò của chúng không nhỏ, nhất là trong việc thỏa mãn nhu cầu muôn màu, muôn vẻ của đời sống xã hội và tạo công ăn việc làm cho dân cư.

Sự đa dạng về vai trò của dịch vụ đối với đời sống và sản xuất: có nhiều ngành dịch vụ là những ngành quan trọng cung cấp yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh và trình độ của những ngành dịch vụ này có ảnh hưởng rất lớn tới sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của quốc gia ví dụ dịch vụ vận tải, dịch vụ viễn thông… Nhiều ngành dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất mà cả nhu cầu sinh hoạt của dân cư như dịch vụ điện thoại. Ngoài ra có một số dịch vụ hoàn toàn chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư.

Tính chất nhạy cảm về tác động của dịch vụ với đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường

Thương mại dịch vụ là lĩnh vực hoạt động kinh tế có sự phụ thuộc chặt chẽ và đặc biệt nhạy cảm vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng. Ngược lại, cũng là lĩnh vực mà hoạt động của chúng có tác động rất phức tạp và khó dự báo đối với đời sống xã hội.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và đặc điểm của thương mại dịch vụ về tính đặc thù về đối tượng trao đổi trong thương mại dịch vụ, các phương thức cung cấp trong thương mại dịch vụ, tính liên ngành của các dịch vụ, tính đa dạng của các loại hình dịch vụ, tính chất nhạy cảm về tác động của dịch vụ với đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khái niệm và đặc điểm của thương mại dịch vụ. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Có thể thấy rằng du lịch đã và đang trở thành một hoạt động được nhiều người yêu thích. Dịch vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay và ngày càng được đầu tư phát triển. Các quốc gia trên thế giới đã đẩy mạnh việc tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong việc phát triển kinh tế. Để thu hút khách du lịch, chúng ta cần phát triển đồng bộ các dịch vụ du lịch cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ du lịch là gì, đặc điểm, phân loại cũng như vai trò của dịch vụ du lịch đối với kinh tế - xã hội. Cùng tìm hiểu nhé!

Dịch vụ du lịch là gì?

Trong kinh tế học, dịch vụ du lịch được định nghĩa là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng ở dạng phi vật chất [cảm nhận, hình ảnh…] được cung cấp bởi các cá nhân, tổ chức, cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch bắt đầu từ sự di chuyển của du khách đến nơi lưu trú nhằm thỏa mãn tối đa các nhu cầu về giải trí, nghỉ dưỡng của du khách và đem lại lợi ích kinh tế cho các cá nhân, tổ chức, cơ sở cung ứng các dịch vụ, cũng như đáp ứng được sự tuân thủ đối với các chính sách pháp luật.

Nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn thì dịch vụ du lịch [Tiếng Anh: Travel Services] có thể được hiểu: "là mọi hoạt động kinh tế và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho khách du lịch và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của dịch vụ du lịch có thể có hoặc không gắn liền với một sản phẩm vật chất".

Theo Luật Du lịch được Quốc hội ban hành 2005, dịch vụ du lịch được định nghĩa là việc cung cấp các dịch vụ về vận chuyển, lữ hành, lưu trú, vui chơi giải trí, ăn uống, hướng dẫn, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 

Dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất trong sản phẩm du lịch [hàng hóa và dịch vụ].


Khái niệm dịch vụ du lịch là gì?

Có thể bạn quan tâm:

Du lịch là gì? Các loại hình du lịch phổ biến ở Việt Nam

Đặc điểm của dịch vụ du lịch là gì?

Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ được coi là một dạng hàng hóa đặc biệt khác với các hàng hóa vật chất thông thường, được cá nhân hay tổ chức cung cấp cho cá nhân hay tổ chức khác nhằm mục đích đổi lấy một thứ gì đó. Cũng có thể nói, dịch vụ du lịch là giá trinh mà khách du lịch sẽ nhận được thông qua các hoạt động tương tác giữa họ và những tổ chức cung ứng du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Dịch vụ du lịch sẽ mang những đặc điểm chính sau:

Tính phi vật chất trong dịch vụ du lịch

Hay còn được gọi là tính vô hình. Đây được xem như là một đặc điểm đặc trưng và quan trọng nhất của dịch vụ du lịch. Đặc điểm này thể hiện ở việc các sản phẩm du lịch không thể  được cầm, nắm, không thể nhìn hay nghe thấy được trước khi sử dụng. Do du khách không thể nhìn thấy hay thử nghiệm trước mà chỉ có thể đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch thông qua cảm nhận của mình. Ví dụ, khi mua tour du lịch trọn gói, khách hàng chỉ nhận được hợp đồng và lời hứa hẹn đảm bảo về chất lượng dịch vụ nơi bạn đến du lịch. Bạn chỉ có thể sử dụng các tiện nghi như phòng khách sạn, giải trí,…trong thời gian du lịch mà không thể mang theo bên mình. Cũng như sau chuyến du lịch, bạn cũng chỉ có thể đánh giá chất lượng dịch vụ của tour du lịch trọn gói thông qua cảm nhận của mình.

Trên thực tế, dịch vụ du lịch luôn đồng hành cùng với các sản phẩm vật chất khác, tuy nhiên không vì vậy mà tính phi vật chất trong dịch vụ du lịch bị thay đổi. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần cung cấp đầy đủ các thông tin không đơn thuần chỉ là mô tả dịch vụ mà còn cần nhấn mạnh tính lợi ích của dịch vụ mà khách du lịch sẽ nhận được để thuyết phục họ quyết định mua dịch vụ của mình.

Tính không đồng nhất trong dịch vụ du lịch

Các dịch vụ du lịch dễ thay đổi, chất lượng sản phẩm tùy thuộc vào người cung cấp, địa điểm và thời điểm bởi vì dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ diễn ra đồng thời nên không thể thực hiện việc kiểm tra chất lượng. Hơn nữa, các biến động về nhu cầu của khách hàng khiến việc cung cấp dịch vụ một cách đồng nhất, đặc biệt trong mùa cao điểm không thể đồng đều. Việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng thông qua nhân viên phục vụ nên họ không thể tạo ra dịch vụ như nhau trong thời gian làm việc như nhau. 


Tính không đồng nhất trong dịch vụ du lịch là gì

Tính không chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ

Trong quá trình cung cấp dịch vụ du lịch, không có quyền sở hữu nào được chuyển đổi từ người cung cấp dịch vụ du lịch cho khách du lịch [người bán và người mua dịch vụ]. Khách du lịch chỉ có quyền đối với tiến trình cung cấp dịch vụ mà không được quyền sở hữu chúng. Hay nói cách khác, khách du lịch trả tiền để được hưởng các dịch vụ du lịch do người cung cấp dịch vụ cung cấp cho và họ chỉ được sử dụng chúng trong một thời gian cụ thể tương ứng với số tiền khách du lịch bỏ ra chứ ko được quyền sở hữu sản phẩm của dịch vụ du lịch.

Ví dụ, khi sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, bạn chỉ có thể sử dụng phòng hay bàn ghế ngồi… trong thời gian nhất định.

Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng 

Tính đồng thời của sát xuất và tiêu dùng trong dịch vụ du lịch là một đặc điểm quan trọng thể hiện sự khác biệt đối với các đặc tính hữu hình của hàng hóa thông thường. Các dịch vụ du lịch giữa người cung cấp và khách hàng đều không thể tách rời nhau. Quá trình sản xuất phục vụ và quá trình sử dụng dịch vụ diễn ra gần như đồng thời trong một thời gian và không gian. Nếu như đối với các sản phẩm hàng hóa thông thường khác, khách hàng có thể mua chúng để dự trữ và dùng dần thì ở các sản phẩm dịch vụ du lịch thì sẽ không thể dự trữ hay lưu kho. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch sẽ bị mất đi nguồn doanh thu nếu như họ không có khách du lịch.

Ví dụ, thời gian hoạt động của các dịch vụ di chuyển phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách một cách liên tục và không có ngày nghỉ. Khi muốn sử dụng một dịch vụ nào đó, khách hàng phải đến tận nơi chứ không thể vận chuyển dịch vụ đó đến nơi khách hàng mong muốn.

Tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch

Tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch thể hiện ở việc một số sản phẩm của dịch vụ du lịch không thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác như các sản phẩm hàng hóa thông thường khác. Chẳng hạn như đối với các dịch vụ cho thuê khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, bãi biển… Trong trường hợp này, các cơ sở du lịch vừa đóng vai trò là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên nếu muốn tiêu dùng dịch vụ thì khách du lịch phải đến các cơ sở du lịch. 

Để hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch hiệu quả hiệu quả cao, người cung ứng dịch vụ du lịch trước khi quyết định tiến hành xây dựng các dịch vụ cho thuê, nghỉ dưỡng cần phải  phân tích và đánh giá thật cẩn thận tất cả các yếu tố cả về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Ngoài ra, đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch không thể di chuyển, người cung cấp dịch vụ du lịch cần phải tiến hành các hoạt động xúc tiến và quảng bá mạnh mẽ để thu hút du khách đến với điểm du lịch.


Tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch

Tính trọn gói của dịch vụ du lịch

Tính trọn gói của dịch vụ du lịch thể hiện ở dịch vụ du lịch thường cung cấp các dịch vụ trọn gói xuất phát từ nhu cầu đa dạng cũng như mong muốn được sử dụng tất cả các dịch vụ, nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng của du khách tại cùng một điểm đến để không phải mất thời gian tìm đến một nhà cung cấp khác. Dịch vụ du lịch trọn gói bao gồm các dịch vụ cơ bản [dịch vụ vận chuyển, dịch vụ phòng, buồng, bar...], dịch vụ bổ sung [spa, cắt tóc, mua quà lưu niệm và dịch vụ về thông tin liên lạc...] và dịch vụ đặc trưng [vui chơi giải trí, thể thao, tham quan, tìm hiểu điểm đến]. 

Tính thời vụ của du lịch

Tính thời vụ chịu sự tác động lớn nhất bởi các nguyên nhân mang tính tự nhiên và xã hội. Chẳng hạn như Đà Lạt về mùa Thu và mùa Đông sẽ có nhiều khách du lịch hơn do thời tiết dễ chịu, các món ăn đặc trưng mùa vụ rất hấp dẫn du khách. Tính thời vụ của du lịch dễ dẫn đến tình trạng cung cầu dịch vụ mất cân đối, dẫn đến nguy cơ giảm sút chất lượng dịch vụ trong thời điểm nhu cầu du lịch cao và gây lãng phí cơ sở vật chất và con người lúc trái vụ.

Để hạn chế tình trạng mất cân đối này, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch cần có những chiến lược thu hút khách du lịch, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, các chương trình du lịch khác thay thế nhằm thu hút du khách trong thời điểm trái vụ.

Công nghệ dịch vụ

Xu hướng áp dụng công nghệ trong việc nâng cao khả năng tương tác, hỗ trợ, quản lý trực tuyến minh bạch thông tin trong mọi mặt đời sống cũng phát sinh những yêu cầu cập nhật công nghệ mới, ứng dụng cho ngành dịch vụ du lịch, phát triển du lịch thông minh. Chẳng hạn như các App đặt tour, App đặt phòng, các hình thức thanh toán online, ví điện tử...để đáp ứng nhanh, đa dạng, rộng khắp các dịch vụ đến mọi đối tượng có nhu cầu về dịch vụ

du lịch.

Luận Văn 2S hiện đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn, luận văn thạc sĩ đối với tất cả các chuyên ngành học và áp dụng tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Nếu bạn đang gặp kho khăn với bài luận của mình, liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất. Chi tiết dịch vụ làm luận văn thuê, XEM TẠI ĐÂY

Phân loại các dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch được phân thành các nhóm sau:

Các dịch vụ cơ bản

Các dịch vụ cơ bản là các dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người trong chuyến đi, bao gồm việc đi lại từ nơi cư trú đến địa điểm du lịch, việc di chuyển giữa các địa điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. Dịch vụ lưu trú và ăn uống để đảm bảo cho khách du lịch có nơi ăn uống, nghỉ ngơi thật thoải mái trong suốt chuyến đi của họ. Các dịch vụ cơ bản này bao gồm hệ thống nhà hàng, khách sạn,… và các phương tiện di chuyển như xe buýt, xe hơi,…

Các dịch vụ du lịch đặc trưng

Được hiểu là các dịch vụ đáp ứng hay thỏa mãn nhu cầu, mục đích chính trong chuyến đi của khách du lịch, có thể là:

Dịch vụ du lịch văn hóa: dịch vụ này nhằm để thỏa mãn nhu cầu của khách về việc tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu phong tục tập quán, nếp sống hay các loại hình văn hóa phi vật thể[hát quan họ, nhã nhạc cung đình Huế,…]

Dịch vụ du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học tự nhiên thông qua các hệ sinh thái, môi trường,…Dịch vụ vui chơi giải trí nhằm mang lại cho khách hàng những thời gian thú vị đặc biệt như chơi game, casino, văn nghệ,…


Dịch vụ du lịch đặc trưng la gì?

Dịch vụ mua sắm

Đối với du khách, việc mua sắm luôn nằm trong số các hoạt động không thể thiếu trong các chuyến du lịch. Khi đi du lịch,các khách du lịch thường có xu hướng thích mua những món quà về làm kỷ niệm, hoặc tặng cho người thân, bạn bè. Những món quà được chọn mua có thể là những sản vật đặc trưng của điểm đến, cũng có thể những hàng hóa tiêu dùng mà được khách hàng đánh giá là có ý nghĩa đối với họ. Dịch vụ mua sắm phát triển thúc đẩy các ngành nghề thủ công tại địa bàn đó phát triển.

Dịch vụ MICE

Dịch vụ MICE là viết tắt của Meeting [hội họp]. Incentive [Khen thưởng], conference [Hội nghị] và Event [sự kiện]: hay còn gọi là dịch vụ hội thảo, tức hoạt động du lịch của một tập thể, doanh nghiệp kết hợp với việc khen thưởng, sự kiện…mà doanh nghiệp tổ chức cho nhân viên của mình.

Dịch vụ trung gian và các dịch vụ bổ sung

Dịch vụ trung gian và các dịch vụ bổ sung đề cập đến những dịch vụ được thêm vào để làm cho chuyến du lịch của du khách trở nên thú vị, tiện lợi và hoàn chỉnh nhất. Hay nói cách khác, các dịch vụ này có thể đáp ứng mọi nhu cầu hợp pháp của du khách tại tuyến điểm du lịch và nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Các dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung phổ biến phải kể đến như dịch vụ tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ spa, massage, dịch vụ làm đẹp... Các dịch vụ bổ sung không mang tính bắt buộc như các dịch vụ cơ bản kể trên, tuy nhiên chúng phải có để hoàn thiện hành trình du lịch của du khách.


Dịch vụ du lịch trung gian và dịch vụ bổ sung

Vai trò của du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Khi đời sống của người dân ngày càng phát triển, họ sẽ chú trọng hơn vào các giá trị tinh thần. Việc du lịch và phát triển các dịch vụ du lịch trở thành một trong những trọng điểm cần phát triển tại một quốc gia hay khu vực để thu hút nguồn khách trong nước lần du khách nước ngoài.

Vai trò của dịch vụ du lịch trong ngành kinh tế là gì?

Dịch vụ du lịch đóng một phần đáng kể vào tổng thu nhập hằng năm của một quốc gia. Du lịch được xem là một ngành công nghiệp không khói được các nước chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và không ngừng phát triển, đóng góp to lớn cho nền kinh tế.

Dịch vụ du lịch phát triển kéo theo sự phát triển đồng bộ của các ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính,…

Dịch vụ du lịch góp phần trong việc tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương hoạt động du lịch thông qua các khoản thuế từ các cơ sở và hoạt động trên địa bàn. Dịch vụ du lịch phát triển giúp cho nhu cầu về hàng hóa dịch vụ tăng lên, mở ra thị trường tiêu thụ mới. Ngoài ra, thông qua các dịch vụ du lịch cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh các ngành nghề khác.

Vai trò của ngành dịch vụ du lịch trong đời sống xã hội là gì?

Ngành dịch vụ du lịch phát triển mở ra cơ hội việc làm lớn cho lao động, đặc biệt là người lao động nữ, góp phần nâng cao dân trí, giao lưu vùng miền từ đó nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, tạo ra những chuyển biến tích cực trong xã hội.

Ngành dịch vụ du lịch cũng góp phần làm giảm quá trình đô thị hóa, cân bằng lại sự phân bố dân cư, dịch chuyển cơ sở hạ tầng từ đô thị về nông thôn từ đó tạo cục diện cân bằng cơ sở vật chất và các dịch vụ khác.

Thông qua ngành dịch vụ du lịch, chúng ta có thể quảng bá về văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc cho bạn bè quốc tế cũng như góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống không bị mai một.

Thông qua bài viết này, Luận Văn 2S đã chia sẻ đến bạn đọc về khái niệm dịch vụ du lịch là gì cũng như đặc điểm, vai trò của dịch vụ du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội. Chúng tôi hy vọng các kiến thức này sẽ có ích cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu nói chung và thực hiện đề tài luận văn về du lịch nói riêng. Đừng quên rằng Luận Văn 2S luôn sẵn sàng hỗ trợ khi bạn gặp các vấn đề liên quan đến viết luận văn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề