Daầm là gì

Trong thi công và xây dựng, dầm là một trong những phần cực kỳ quan trọng và không thể thiếu của mọi công trình. Tuy nhiên, để hiểu đúng dầm là cái gì? Chúng có công năng cũng như cách bố trí dầm ra sao thì mọi người có thể tham khảo thêm trong bài viết sau đây!

Dầm Là Gì?

Khái niệm về dầm? Nhịp của dầm là gì?

Dầm là cái gì?

Dầm là cấu kiện cơ bản, thanh chịu lực [chủ yếu là dùng chịu uốn] có thể đặt nằm nghiêng hoặc nằm ngang để đỡ các bản dầm, tường, mái phía trên.

Kết cấu của dầm khá đơn giản cùng với chi phí cũng thấp nên ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong các công trình xây dựng như: dầm cầu trục, dầm sàn, dầm cầu,… Còn với các công trình dân dụng dầm chủ yếu thường được làm bằng bê tông cốt thép.

Nhịp của dầm là gì?

Nhịp dầm chính là khoảng cách của hai dầm chính, mỗi nhịp đặt từ 1 – 3 dầm phụ hoặc lớn hơn tùy vào phân tải của ngôi nhà để đảm bảo độ an toàn.

Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép là gì?

Cốt thép trong dầm gồm: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai. Cốt xiên, trong cột luôn tồn tại 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai: cốt xiên có thể không có.

Cốt thép dọc chịu lực của dầm thường dùng nhóm AII, AIII hoặc CII, CIII có đường kính bằng 12-40mm và cốt đai trong dầm dùng chịu lực ngang ít nhất có đường kính = 4mm [nhóm CI hoặc AL]

Mô Hình Biểu Diễn Chi Tiết Cách Bố Trí Dầm Nhà

Lớp bảo vệ cốt thép Ao là lớp bảo vệ đảm bảo cốt thép không bị rỉ sét được hiểu là khoảng cách từ mép ngoài bê tông đến mép cốt thép [Ao1 là lớp bảo vệ cốt đai, Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc]. Khoảng cách thông thủy To giữa 2 cốt thép là khoảng cách từ mép cốt thép này đến mép cốt thép kia, đảm bảo khi đổ bê tông không bị kẹt đá [đá 1×2].

Qui định về kích thước dầm như sau:

  • ao1 ≥ 1cm khi h ≤ 25cm
  • ao1 ≥ 1,5cm khi h > 25cm
  • ao2 ≥ 1,5cm khi h ≤ 25cm
  • ao2 ≥ 2cm khi h > 25cm

Phân loại dầm theo chức năng

Phân Loại Dầm

Tùy vào chức năng và nhiệm vụ, dầm được chia thành 2 loại chính: Dầm chính và dầm phụ. có thể phân chia thành 2 loại chính đó là dầm chính và dầm phụ.

Dầm chính

Là những dầm có kích thước lớn, được thiết kế đi qua các cột, gác chân cột và vách. Trong một số trường hợp khác, dầm chính còn được gọi là dầm khung, thiết kế theo phương chịu lực tác dụng chính của ngôi nhà.

Dầm chính thường được đặt vào tường với khoảng cách từ 200 – 250mm. Và đặt theo chiều rộng của phòng cách nhau khoảng 4- 6m. Trường hợp chiều dài phòng lớn hơn 6m, dầm phụ phải đặt vuông góc với dầm chính. Tính theo nhịp, mỗi nhịp của dầm chính có thể đặt từ 1-3 dầm phụ hoặc nhiều hơn và nên có dầm phụ được đặt ngay trên đầu.

Dầm phụ

Dầm phụ được dùng để gác lên các cấu kiện chịu uốn hoặc xoắn,… thường là để đỡ trong những tường lô gia hoặc WC.

Nếu tất cả các dầm đều được gác lên cột [ngoại trừ dầm ban công, dầm phụ cầu thang] thì sẽ không có dầm chính dầm phụ dựa trên hình học mà thường sẽ dựa trên chịu lực của mỗi hệ dầm qua việc phân tải, dầm nào chịu nhiều tải hơn thì có tiết diện lớn hơn và ngược lại.

Phân loại dầm theo kết cấu

Dầm đơn giản

Kết cấu đơn giản chỉ bao gồm một nhịp

Dầm liên tục

Cấu tạo có nhiều nhịp bằng nhau hoặc không bằng nhau

  • Dầm có mút thừa
  • Dầm congxon
Kết Cấu Của Dầm

Phân loại dầm theo công dụng

Tùy theo công dụng mà dầm được phân chia thành nhiều loại kết cấu để chịu lực khác nhau, một số công dụng của dầm như sau:

  • Dầm sàn
  • Dầm cầu
  • Dầm cầu chạy
  • Dầm cửa van

Phân loại dầm theo hình dáng

Với cấu tạo khá đơn giản cùng với kết cấu từ thép chắc chắn tuy vậy có thể dễ uốn được nhiều hình dáng khác nhau để phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau:

  • Dầm chữ I
  • Dầm chữ U
  • Dầm chữ H
  • Dầm chữ V
  • Dầm chữ L
  • Dầm chữ Z
  • Dầm chữ C

Phân loại hệ dầm

Hệ Thống Dầm Nhà

Kết cấu không gian của dầm chính và dầm phụ được bố trí thẳng góc với nhau được gọi là hệ dầm.

Hệ dầm đơn giản

Đây là hệ thống gồm các dầm được bố trí song song với cạnh ngắn của ô sàn, bản sàn làm việc như bản kê của 2 cạnh

Hệ dầm phổ thông

Gồm 2 hệ thống dầm được đặt vuông góc với nhau đồng thời song song với 2 cạnh ô bản và bản sàn hoạt động như bản kê 4 cạnh. Chúng ta sử dụng dầm phổ thông khi:

  • L x B

Chủ Đề