Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu là gì

Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trong tài trợ thương mại 

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là gì?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một trong các phương thức thanh toán thông dụng được người mua - người bán thường xuyên sử dụng là phương thức Nhờ thu kèm chứng từ. Trong phương thức này, ngân hàng của người xuất khẩu sẽ thực hiện dịch vụ thu hộ khoản tiền bán hàng của người xuất khẩu từ người nhập khẩu trên cơ sở bộ chứng từ giao hàng.


Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cho khách hàng cả hai sản phẩm là Nhờ thu nhập khẩu

[vai trò Collecting Bank] và Nhờ thu xuất khẩu [vai trò Remitting Bank].

Đối với Nhờ thu xuất khẩu, ngân hàng chuyển chứng từ tiếp nhận từ người xuất khẩu bộ chứng từ theo phương thức nhờ thu trả ngay [D/P - Documents against Payment], nhờ thu trả chậm [D/A - Documents against Acceptance], nhờ thu theo các điều kiện khác [D/OT - Documents against Other Terms]; xử lý chứng từ và gửi đi đòi tiền theo chỉ thị của người xuất khẩu; thực hiện ghi có vào tài khoản của người xuất khẩu khi được ngân hàng nước ngoài thanh toán.

Phương thức nhờ thu mà khách hàng ưu tiên sử dụng là phương thức nhờ thu trả ngay [D/P]: Trong chỉ thị nhờ thu, ngân hàng chuyển chứng từ chỉ định ngân hàng thu hộ chỉ được phép giao bộ chứng từ giao hàng khi nhận được tiền thanh toán từ người nhập khẩu.

Phương thức nhờ thu mà khách hàng ít ưu tiên hơn là phương thức nhờ thu trả chậm [D/A]: Trong chỉ thị nhờ thu, ngân hàng chuyển chứng từ chỉ định ngân hàng thu hộ được phép giao bộ chứng từ giao hàng khi nhận được chấp nhận thanh toán vào ngày đến hạn từ người nhập khẩu.

Phương thức nhờ thu theo các điều kiện khác [D/OT] rất ít được sử dụng: Trong chỉ thị nhờ thu, ngân hàng chuyển chứng từ chỉ định ngân hàng thu hộ được phép giao bộ chứng từ giao hàng khi người nhập khẩu đáp ứng một số điều kiện khác không liên quan đến thanh toán/chấp nhận thanh toán.

Trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, các ngân hàng thường tham gia tư vấn từ giai đoạn ký kết hợp đồng, tư vấn lập bộ chứng từ nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng hành với khách hàng cho đến khi khách hàng nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng nước ngoài.

Lợi ích và rủi ro đối với các bên khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu?

♦ Người xuất khẩu: Người xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được giao cho người nhập khẩu sau khi người nhập khẩu đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Ngoài ra, chi phí cho phương thức thanh toán nhờ thu sẽ thấp hơn phương thức thanh toán thư tín dụng.

Tuy nhiên rủi ro có thể xảy ra là người nhập khẩu có thể không nhận hàng và không thanh toán bằng việc từ chối nhận chứng từ, khi đó người xuất khẩu sẽ phải tìm khách hàng khác để bán lại lô hàng, kể cả với giá thấp. Hoặc Người nhập khẩu đã chấp nhận thanh toán nhưng lại không thanh toán vào ngày đến hạn.

♦ Người nhập khẩu: Người nhập khẩu chắc chắn sở hữu bộ chứng từ để đi nhận hàng ngay khi họ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Ngoài ra, người nhập khẩu có quyền chủ động trong việc quyết định tại thời điểm đó họ có muốn nhận lô hàng hay không.

Tuy nhiên, cho dù phương thức này có lợi hơn cho người nhập khẩu thì rủi ro vẫn có thể xảy ra là người nhập khẩu không được kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán/chấp nhận thanh toán [rủi ro tương tự như đối với phương thức thư tín dụng]. Ngoài ra phương thức thanh toán này cũng không loại trừ được trường hợp các bên tham gia cố tình gian lận, lừa đảo…

Vai trò của ngân hàng trong phương thức phương thức thanh toán nhờ thu?

Vai trò của ngân hàng trong phương thức nhờ thu là vai trò thứ yếu – chỉ là trung gian thu hộ, đây cũng chính là điểm mà người nhập khẩu – người xuất khẩu dè dặt trong việc lựa chọn phương thức thanh toán này.

Theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu của ICC URC 522: Ngân hàng chỉ có vai trò là trung gian thu hộ và có trách nhiệm xác định các chứng từ mình nhận được là đúng với chỉ thị nhờ thu và thông báo cho bên nhận không chậm chễ. Ngoài ra, ngân hàng không có trách nhiệm khác, bao gồm: Ngân hàng không có trách nhiệm đối với hàng hóa có liên quan đến giao dịch; việc lựa chọn dịch vụ của ngân hàng thu hộ [rủi ro thuộc về người xuất khẩu]; tính chính xác, chân thực của bộ chứng từ giao hàng cũng như không chịu trách nhiệm về việc thất lạc, cắt xén, mất mát chứng từ đang vận chuyển trên đường.

Như vậy, đối với phương thức thanh toán nhờ thu, ngân hàng không có trách nhiệm trong việc đảm bảo giao dịch được thanh toán hay hàng hóa là phù hợp với thỏa thuận giữa người mua - người bán. Trong trường hợp phát sinh rủi ro này, các bên cần khởi kiện lên tòa án hoặc trọng tài kinh tế… tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật.

Những lưu ý khi sử dụng phương thức phương thức thanh toán nhờ thu?

- Nên áp dụng phương thức này trong trường hợp người nhập khẩu - người xuất khẩu là khách hàng tin tưởng, không nên áp dụng trong những giao dịch mua bán lần đầu.

- Trước khi ký kết hợp đồng mua bán, doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động tìm hiểu kỹ đối tác nhập khẩu qua nhiều kênh thông tin [hiệp hội ngành hàng, Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại nước nhập khẩu, kinh nghiệm giao thương của các doanh nghiệp xuất khẩu khác…], không nên tin tưởng hoàn toàn vào người môi giới.

- Tìm hiểu các quy định và tập quán giao nhận hàng hóa tại nước nhập khẩu để đảm bảo nắm được quyền kiểm soát hàng hóa.

- Cân nhắc sử dụng loại vận đơn phù hợp, nên sử dụng vận đơn lập theo lệnh, không nên sử dụng vận đơn đích danh hoặc vận đơn để trống vì trong trường hợp bộ chứng từ bị đánh tráo/thất lạc trên đường gửi đi và vận đơn là đích danh hoặc vận đơn để trống thì ai lấy được vận đơn cũng có thể đi nhận được hàng mà không ràng buộc trách nhiệm thanh toán/chấp nhận thanh toán.

Nguồn Báo CTĐT

//congthuong.vn/phuong-thuc-thanh-toan-nho-thu-kem-chung-tu-trong-tai-tro-thuong-mai-173233.html

Lợi ích dành cho doanh nghiệp
  • Khách hàng nhận được tiền ngay khi xuất trình Bộ chứng từ tại Techcombank do thủ tục chiết khấu nhanh chóng, thuận tiện.
  • Tỷ lệ chiết khấu cao, tối đa 95% trị giá bộ chứng từ
  • Thời hạn chiết khấu linh hoạt, tối đa lên đến 360 ngày, phí chiết khấu cạnh tranh
  • Đồng tiền chiết khấu có thể là VNĐ hoặc ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật
Thông Tin Liên Hệ
Quý khách vui lòng liên hệ với chi nhánh Techcombank gần nhất hoặc gọi điện tới Tổng đài hỗ trợ doanh nghiệp của Ngân hàng 1800 588 822 [trong nước] hoặc 084 243 944 66 99 [quốc tế] để biết thêm chi tiết.

Chiết khẩu bộ chứng từ thường gặp trong trường hợp thanh toán trả chậm [L/C trả chậm], Người XK không muốn chờ đợi thanh toán từ Ngân hàng Mở nên muốn nhận tiền thanh toán trước từ Ngân hàng Thông báo. Sau đó, Ngân hàng Thông báo tự chịu trách nhiệm thu tiền từ Ngân hàng Mở. Hành động này gọi là Chiết khẩu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo. Ngân hàng Thông báo chỉ cho người XK trả triền trước cho người XK khi “bộ chứng từ đã được chấp nhận [chứng từ hợp lý, hợp lệ] bởi Ngân hàng Mở”.

Một số trường hợp, L/C là L/C trả ngay, nhưng vì lý do nào đó, ngân hàng Mở chậm trả tiền, hoặc người XK đang cần tiền rất gấp thì cũng có thể yêu cầu ngân hàng Thông báo chiết khấu bộ chứng từ.

>>>>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và xác nhận L/C

Số tiền được thanh toán trước này thường không bao giờ được 100%. [phần chênh lệch chính là phí chiết khấu và những khoản rủi ro dự phòng của ngân hàng Thông báo].

Phí chiết khấu bộ chứng từ được tính dựa vào lãi suất cho vay ngắn hạn [có thể thấp hơn] và số ngày dự kiến sẽ nhận được tiền hàng từ ngân hàng Mở. Với chứng từ xuất trình theo LC trả ngay, số ngày dự kiến có thể là 10 ngày; đối với LC trả chậm, số ngày dự kiến được căn cứ vào thời hạn trả chậm hoặc số ngày còn lại của hối phiếu trả chậm đã được chấp nhận

Ngân hàng Thông báo cung cấp 02 hình thức chiết khẩu bộ chứng từ:

Một là Chiết khẩu bộ chứng từ có truy đòi: [Negotiation with Recourse]: Nghĩa là nếu Ngân hàng Mở không chịu trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông báo sẽ đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người bán. [đòi cả tiền ứng trước + tiền lãi].

Hai là Chiết khẩu bộ chứng từ miễn truy đòi: [Negotiation without Recourse]: Nghĩa là nếu Ngân hàng Mở không chịu trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông sẽ không được quyền đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người bán. Cách này rất rủi ro cho Ngân hàng Thông báo nên ngân hàng rất ít áp dụng hoặc áp dụng với phí chiết khấu rất cao.

Quy trình chiết khấu bộ chứng từ:

[1]…

[2]Người XK giao hàng cho người NK theo yêu cầu của L/C

[3]Người XK lập Bộ chứng từ và gửi cho Ngân hàng Thông báo. Đồng thời yêu cầu Ngân hàng Thông báo chiết khấu bộ chứng từ.

[4]Ngân hàng Thông báo thực hiện chiết khẩu Bộ chứng từ, tức là trả tiền cho người XK.

[5]Ngân hàng Thông báo [lúc này được gọi là Ngân hàng Chiết khấu] gửi Bộ chứng từ cho Ngân hàng Mở và yêu cầu thanh toán

[6]Ngân hàng Mở trả tiền cho Ngân hàng Thông báo.

Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ khi thanh toán bằng D/A

Trong trường hợp người XK đã thoả thuận trên hợp đồng là cho người NK trả chậm, nhưng người XK sau khi giao hàng lại đang cần tiền gấp, người XK sẽ nghĩ đến cách là sẽ chiết khấu [bán lại] bộ chứng từ cho Ngân hàng của mình.

Số tiền người XK nhận được thường nhỏ hơn giá trị lô hàng [do người XK phải trả phí chiết khấu cho ngân hàng, thường tính theo lãi suất thị trường].

Do người trả tiền thực sự cho lô hàng là người NK, nên rủi ro cho Ngân hàng XK khi họ chiết khấu/NK lại bộ chứng từ là rất cao. Cho nên, ngân hàng thường thực hiện hình thức chiết khấu truy đòi. Có nghĩa là: nếu cuối cùng người NK không trả tiền, thì ngân hàng sẽ đòi lại số tiền đã trả cho người XK trước đó. Và thường ngân hàng cũng không chiết khẩu 100% giá trị của bộ chứng từ.

Bài viết có sự cố vấn, phân tích về việc ứng dụng Nghiệp vụ Chiết khấu bộ chứng từ trong thanh toán LC vào thực tiễn của Giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn.       

>>>> Bài viết tham khảo: Nội dung chi tiết của một Vận đơn [Bill of lading]

Bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về các loại vận đơn để phục vụ cho công việc của bạn tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Logistics, bạn có thể tham gia Khóa học XNK ở Hà Nội và TPHCM tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế.

Bên cạnh các khóa học xuất nhập khẩu chất lượng, trung tâm Lê Ánh còn tổ chức các khóa học kế toán, bạn có thể tìm hiểu thêm: Học kế toán tổng hợp ở đâu tốt

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam!

Video liên quan

Chủ Đề