Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 mở đầu bằng chiến dịch nào

Kỷ niệm 45 năm Đại thắng mùa Xuân 1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh: Nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam

3 chiến dịch lớn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975

Tháng 10 và tháng 12-1974, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương cùng các bộ chủ chốt ở chiến trường đã họp bàn về quyết tâm và kế hoạch giải phóng miền Nam trong thời gian hai năm 1975-1976.

Ngoài kế hoạch này, Bộ Chính trị còn dự kiến: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Ban Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn, Hà Nội, tháng 4-1975.

Thực hiện quyết tâm chiến lược trên đây của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, hai miền Nam, Bắc khẩn trương hoàn tất các mặt chuẩn bị, cả về thế và lực. Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu quyết định thành lập 3 quân đoàn 1, 2, 4; mở rộng và kéo dài tuyến vận tải chiến lược Bắc-Nam tới Nam Bộ; miền Bắc dồn sức chi viện mạnh mẽ, toàn diện, liên tục cho miền Nam.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giai phóng hoàn toàn miền Nam mở màn từ ngày 4-3-1975 bằng chiến dịch Tây Nguyên mà trận đột phá chiến lược là việc đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên đã giành thắng lợi hoàn toàn. Quân, dân miền Nam đánh bại cuộc phản kích của Sư đoàn 23 Việt Nam cộng hòa, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng rút chạy trên đường số 7, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2, Quân khu II, giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung.

Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.

Trong lúc đó, từ ngày 6-3-1975, Quân giải phóng bắt đầu tiến công ở Trị Thiên và Khu 5. Đến ngày 21-3, phát huy thắng lợi nhanh chóng và dồn dập ở Tây Nguyên và đồng bằng miền Trung, hai chiến dịch ở Quân khu V và Quân khu Trị Thiên đã phát triển thành chiến dịch tiến công Huế-Đà Nẵng.

Ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị bổ sung quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975.

Ngày 26-3-1975, Huế được giải phóng.

Ngày 29-3, Đà Nẵng được giải phóng.

Sau 25 ngày đêm chiến đấu [6-3 đến 29-3], Quân giải phóng tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng Quân đoàn 1, Quân khu I. Đến ngày 3-4, toàn bộ các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung được giải phóng.

Ngày 4-4, Quân uỷ Trung ương giao cho Khu 5 và lực lượng hải quân tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Từ ngày 14 đến ngày 29-4, toàn bộ các đảo trên được giải phóng.

Từ ngày 26-4 đến ngày 30-4-1975, chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh diễn ra và giành toàn thắng. Sài Gòn-Gia Định và miền Đông Nam Bộ được sạch bóng quân thù. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Toàn bộ Quân đoàn 3, Quân khu III quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt và tan rã.

Ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam từ đầu tháng 3-1975, đến ngày 1-5-1975 đã giải phóng toàn bộ khu vực này, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 4, Quân khu IV. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi.

Thắng lợi trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là kết quả cuối cùng của cả một quá trình kháng chiến lâu dài, bền bỉ, quyết chiến, quyết thắng của quân và dân trên cả hai miền Nam-Bắc nhằm đánh bại từng chiến lược chiến tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Đó là thắng lợi của bản lĩnh Việt Nam, văn hoá Việt Nam; thắng lợi của sự vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự tiên tiến vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam; thắng lợi của sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, của chế độ xã hội mới được xây dựng trên miền Bắc và ở vùng giải phóng miền Nam, của tình đoàn kết chiến đấu, gắn bó keo sơn, bền chặt giữa nhân dân ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia.

Phát biểu tại hội thảo, Trung tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh: Tây Nguyên có vị trí chiến lược rất quan trọng, nên Mỹ-ngụy đã biến nơi đây thành một căn cứ chiến lược lớn, hòng đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương, ngăn chặn sự chi viện của ta từ miền Bắc vào và từ rừng núi xuống đồng bằng Khu 5.

Để mở đường cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị về giải phóng miền Nam trong năm 1975, tháng 1-1975, Thường trực Quân ủy Trung ương họp quán triệt và quyết định mở Chiến dịch Tây Nguyên, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng các tỉnh nam Tây Nguyên [Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức], thực hiện chia cắt chiến lược và tạo thế chiến lược mới trên chiến trường toàn miền Nam.

Chiến dịch Tây Nguyên-mở đầu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 thắng lợi vang dội có ý nghĩa cả về chính trị và quân sự. Thắng lợi quan trọng này đã góp phần vào việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài, đầy gian khổ hy sinh, nhưng rất anh dũng, kiên cường của quân dân ta, là thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa thời đại sâu sắc, là kết quả sự nỗ lực vượt bậc, chiến đấu hy sinh, nêu cao tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Đoàn Chủ tịch điều hành hội thảo.

Tại hội thảo, các ý kiến và tham luận của đại biểu nhấn mạnh: Xuất phát từ vị trí chiến lược trọng yếu của Tây Nguyên trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc và thực tế tình hình trên chiến trường đang có thuận lợi nên Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã chọn Tây Nguyên làm điểm mở đầu, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng các tỉnh nam Tây Nguyên, thực hiện chia cắt chiến lược và tạo thế chiến lược mới trên chiến trường toàn miền Nam. Thắng lợi to lớn của Chiến dịch Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đổi căn bản về so sánh lực lượng và thế chiến lược có lợi cho ta, còn địch bị suy sụp và tan rã về chiến lược, dẫn đến co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường. Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam để quân và dân ta tiếp tục thực hiện các đòn tiến công quân sự lớn, phát triển Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Hội thảo khoa học “Chiến thắng Tây Nguyên mở đầu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975”, đã góp phần làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của Chiến dịch Tây Nguyên, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, tầm nhìn chiến lược của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, mở đầu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đánh dấu bước phát triển đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, mang tầm vóc và có ý nghĩa lịch sử to lớn.

Tin, ảnh: LÊ QUANG HỒI

Video liên quan

Chủ Đề