Có thể cần cứ vào những tiêu chí nào để phân loại sinh vật phân loại là gì

Khi vào trong nhà sách, em dễ dàng tìm được quyển sách mình cần trong cửa hàng vì chúng đã được sắp xếp vào từng nhóm khác nhau. Vậy để có thể dễ dàng tìm ra một loài sinh vật trong vô số các loài sinh vật trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống như thế nào?

I. Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

@591131@@591213@

Phân loại là sự phân chia sắp xếp các sự vật, hiện tượng, khái niệm theo một trật tự nhất định ở những cấp độ nhất định dựa vào những dấu hiệu giống nhau và khác nhau giữa chúng tùy theo mục đích phân loại.

Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm, theo một thứ tự nhất định.

Phân loại sinh học rất cần thiết vì:

  • Xác định được vị trí của các loài sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật dễ dàng hơn.
  • Làm rõ được sự giống và khác nhau của các nhóm đối tượng phân loại.
  • Thể hiện được mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật.

II. Hệ thống phân loại sinh vật

Đậu Hà Lan

Hoa sen

Hoa tulip

Khỉ

Một số loài sinh vật

  • Thế giới sống được chia thành các bậc phân loại khác nhau: lớn nhất là giới, tiếp theo là ngành, lớp, bộ, họ, chi hoặc giống [ở động vật gọi là giống, thực vật gọi là chi] rồi đến loài.

Ví dụ về phân loại của hoa li và hổ Đông Dương trong các đơn vị phân loại

@591782@

❗Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã xác định được khoảng gần 2 triệu loài sinh vật khác nhau. Mỗi loài được đặt một tên khoa học khác nhau và không loài nào trùng với loài nào. Tên khoa học của loài là tên kép được viết nghiêng gồm hai phần: phần thứ nhất là tên chi [giống], phần thứ hai là tên loài thuộc chi [giống] đó. Ví dụ: con ong mật có tên khoa học là Apis cerana. Apis: là tên giống [viết hoa chữ cái đầu tiên; cerana: là tên loài thuộc giống đó [viết thường].

Ong mật có tên khoa học là Apis cerana

III. Giới và hệ thống phân loại năm giới

Giới sinh vật được coi là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật với những đặc điểm nhất định. Các nhà khoa học đã phân chia sinh vật ra thành năm giới.

Thực vật

Nấm

Động vật

Nguyên sinh

Khởi sinh

Sơ đồ hệ thống phân loại năm giới

@591879@

❗Trước đây, các nhà phân loại học chỉ phân chia sinh vật thành hai giới Thực vật và Động vật. Theo quan điểm hai giới, thực vật là các cơ thể sống cố định và có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ [tự dưỡng], còn động vật là các cơ thể có khả năng vận động chủ động và dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng. Tuy nhiên, với sự phát hiện ra các cơ thể sinh vật [như vi khuẩn], tảo và nấm; từ năm 1969 nhà Khoa học người Mỹ là R. H. Whittaker đã xây dựng và đề xuất một hệ thống phân loại gồm năm giới và được nhiều nhà khoa học ủng hộ. Hiện nay, một số nhà khoa học đã đưa ra hệ thống phân loại sinh vật gồm ba lãnh giới: vi sinh vật cổ, vi khuẩn, lãnh giới thứ ba gồm các sinh vật nhân thực.

@591941@

1. Phân loại là sự sắp xếp các đối tượng phân loại có những đặc điểm chung vào từng nhóm theo một thứ tự nhất định.

2. Theo hệ thống phân loại năm giới, sinh vật được chia thành các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Thưc vật, Nấm, Động vật.

3. Thế giới sinh vật được phân chia thành các đơn vị phân loại theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi [hoặc giống] rồi đến loài.

Khi ta bước vào một nhà sách, ta dễ dàng tìm ra quyển sách mình cần tìm mua nhờ nhân viên nhà sách đã phân loại và sắp xếp sách bài bản dựa trên những tiêu chí nhất định. Trong thế giới sống, các sinh vật cũng được phân loại thành các nhóm, ngành phù hợp. Theo em, chúng ta nên dựa vào những tiêu chí nào để phân loại sinh vật vào các nhóm phân loại?

Thế giới sống vô cùng đa dạng và phức tạp, việc phân loại thế giới sống giúp chúng ta:

  • Gọi đúng tên sinh vật.
  • Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
  • Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

Có thể dựa vào một số tiêu chí sau để phân loại sinh vật:

  • Đặc điểm tế bào: tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.
  • Mức độ tổ chức cơ thể: cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.
  • Môi trường sống: môi trường nước, môi trường cạn.
  • Kiểu dinh dướng: tự dưỡng, dị dưỡng.

@1001729@@1001828@@1001889@

Phân loại thế giới sống là cách sắp xếp sinh vật vào một hệ thống theo trật tự nhật định dựa vào đặc điểm cơ thể.

Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp sinh vật vào hệ thống phân loại.

Trong nguyên tắc phân loại, các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn được sắp xếp theo trật tự:

Loài → chi/ giống → họ → bộ → lớp → ngành → giới.

Trong đó, loài là bậc phân loại cơ bản, bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các sinh vật cùng bậc càng ít.

Phân loại loài hổ Đông Dương và hoa li

2. Tìm hiểu cách gọi tên loài

Tên phổ thông: Cây lúa

Tên khoa học: Oryza sativa [Linnaeus, 1753]

Tên chi: Oryza

Tên loài: Sativa

Tác giả: Linnaeus

Năm công bố: 1753

Tên phổ thông: Cá lóc đen

Tên khoa học: Channa striata [Bloch, 1793]

Tên chi: Channa

Tên loài: Striata

Tác giả: Bloch

Năm công bố: 1793

Tên khoa học thường sử dụng tiếng Latinh và được viết in nghiêng. Từ đầu tiên là tên chi/ giống [viết hoa]; Từ thứ hai là tên loài [viết thường] mô tả tính chất của loài như công dụng, hình dạng, màu sắc, xuất xứ; Tên tác giả; Năm tìm thấy loài đó được đặt sau cùng.

Ví dụ: Sao la [tên khoa học: Pseudoryx nghetinhensis] thuộc giống Pseudoryx, loài nghetinhensis [tên loài được đặt theo tên tỉnh Nghệ Tĩnh trước đây, nay là tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh]. Sao la được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1992 tại Vườn Quốc gia Vũ Quang - Hà Tĩnh.

Sao la [Pseudoryx nghetinhensis]

Sao la được xếp hạng ở mức rất nguy cấp [có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao] trong Danh lục Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Thế giới cà Sách Đỏ Việt Nam.

III. Các giới sinh vật

Giới là bậc phân loại cao nhất gồm các nhóm sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, khả năng di chuyển, kiểu dinh dưỡng, sinh vật được chia thành năm giới:

Thực vật

Nấm

Động vật

Nguyên sinh

Khởi sinh

  • Giới Khởi sinh gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ; sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng; môi trường sống đa dạng, đại diện: vi khuẩn E. coli, ...
  • Giới Nguyên sinh gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng; sống trong môi trường nước hoặc trên cơ thể sinh vật đại diện: trùng roi, tảo lục, ...
  • Giới Nấm gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực; cơ thể đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng; đại diện: nấm mốc, nấm men, ...
  • Giới Thực vật gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào; sống tự dưỡng [có khả năng quang hợp], môi trường sống đa dạng, không có khả năng di chuyển; đại diện: rêu tường, dương xỉ, thông đất, lúa nước, ...
  • Giới Động vật gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào sống dị dưỡng; có khả năng di chuyển, môi trường sống đa dạng; đại diện: san hô, tôm sông, châu chấu, cá hồi, ếch đồng, thạch sùng. gà lôi, khỉ vàng, ...

Theo Whittaker, 1969, thế giới sống được chia thành năm giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

IV. Khóa lưỡng phân

Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh cật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.

Cách xây dựng khóa lưỡng phân: Xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật dựa vào đó phân chia chúng thành hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.

Ví dụ phân loại thỏ, cá rô phi, chim bồ câu, hoa sen dựa vào khóa lưỡng phân.

Con thỏ

Cây hoa sen

Con cá rô phi

Con chim bồ câu

Sơ đồ khóa lưỡng phân

  • Định loại là việc xác định vị trí phân loại, xác định trên khoa học của một hoặc một nhóm cá thể. Những người chuyên làm công việc định loại mẫu vật được gọi là nhà phân loại học.
  • Có thể xây dựng khóa lưỡng phân cho những sinh vật trong hình 22.6 theo kiểu bảng dấu ngoặc hoặc hàng kép như sơ đồ sau:

1[a]. Sinh vật không có khả năng di chuyển --------------------     ----- Cây hoa sen

1[b]. Sinh vật có khả năng di chuyển -----------------------------     ----- 2

2[a]. Sinh vật không có chân----------------------------------------     ----- Con cá rô phi

2[b]. Sinh vật có chân-------------------------------------------------     ----- 3

3[a]. Sinh vật không biết bay----------------------------------------     ----- Con thỏ

3[b]. Sinh vật biết bay-------------------------------------------------     ----- Con chim bồ câu

Video liên quan

Chủ Đề