Nước vào tai trẻ sơ sinh phải làm sao

Con trai tôi được 10 tháng tuổi. Do thời tiết mùa hè nóng nực nên ngày nào tôi cũng tắm gội cho cháu. Có lần khi gội đầu cháu bị nước chảy vào tai, sau đó tôi thấy cháu cứ nghẹo đầu [bên tai bị nước vào] và dụi vào tai. Tôi băn khoăn không biết có phải do cháu bị nước vào tai không? Nếu nước chảy vào tai như thế có gây bệnh gì cho tai không và biện pháp phòng tránh như thế nào?

Nguyễn Thị Tám [Quảng Ninh]

Nước vào ống tai ngoài trong khi tắm gội hay bơi lội là vấn đề thường gặp. Nếu nước vào tai ít, chỉ cần nghiêng đầu, kéo vành tai xuống lắc lắc là nước sẽ ra ngoài, phần nước còn lại sẽ được hấp thu bởi tổ chức dưới da của ống tai ngoài.

Nước vào ống tai sẽ gây cảm giác buồn buồn, ù tai làm cho khó chịu.

Bệnh viêm ống tai ngoài sẽ xuất hiện nếu sau khi bị nước vào tai mà lau chùi nhiều, lớp biểu bì bảo vệ ống tai bị tổn thương làm vi khuẩn xâm nhập vào ống tai ngoài gây viêm ống tai, biểu hiện giai đoạn đầu là ngứa rồi đau nhức ngày càng tăng. Lúc này cần điều trị kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân tùy theo mức độ và do bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng quyết định.

Xuất hiện triệu chứng ù tai nếu có sẵn nút dáy tai. Khi nước vào, nút dáy tai đang khô gặp nước sẽ nở ra chèn ép ống tai ngoài gây ù tai, nghe kém và đau tai. Nếu màng nhĩ bị thủng sẵn do viêm tai giữa, khi tắm nước vào tai sẽ gây viêm tái phát. Lúc này biểu hiện bằng chảy mủ tai vàng xanh, ù tai, giảm mức độ nghe.

Phòng tránh: Có thể nút ống tai ngoài khi bơi lội hoặc khi tắm. Với trẻ nhỏ khi tắm để đầu hơi ngửa, đổ nước dần vào từng bên đầu khi gội để tránh nước vào ống tai.

Nếu thấy nước vào ống tai chỉ cần nghiêng tai và kéo vành tai xuống dưới rồi lắc nhẹ, nước sẽ chảy dần ra. Nếu dùng biện pháp đó mà vẫn cảm thấy nước vẫn còn trong ống tai, dùng một miếng bông khô đặt ở cửa tai để hút nước từ ống tai ra, không được lau hay ngoáy tai. Nếu vẫn thấy khó chịu phải đến bác sĩ tai mũi họng khám.

ThS. Phạm Bích Đào


Cơ thể trẻ non nớt với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là điểm đến hấp dẫn của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong đó, không thể không nhắc bệnh viêm tai ngoài gây ra bởi sự nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh trẻ. Để hạn chế quá trình lan rộng, di chuyển của các tác nhân gây bệnh vào các cấu trúc lân cận ở tai trong, mẹ phải chăm sóc và vệ sinh tai cho trẻ đúng cách. Mẹ đừng bỏ lỡ bài viết chuẩn kiến thức y khoa dưới đây về hướng dẫn cách vệ sinh tai khi trẻ bị viêm tai ngoài.

1. Viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài là một bệnh nhiễm trùng niêm mạc của ống tai phía bên ngoài chủ yếu do nấm và vi khuẩn xâm nhập vào ống tai gây nên. Ống tai ngoài giới hạn phía sau bởi màng nhĩ nên các tác nhân gây bệnh dễ dàng vượt qua lớp màng này để vào tai giữa và tai trong nếu trẻ không được vệ sinh đúng cách.

Mẹ nên sớm nhận biết những triệu chứng cảnh báo tai ngoài của trẻ có nguy cơ bị viêm nhiễm như:

  • Trẻ ngứa tai dữ dội, thường xuyên đưa tay lên gãi, làm tai đỏ lên.
  • Cảm giác đau nhức tai kéo dài làm trẻ quấy khóc nhiều hơn.
  • Thính lực kém vì có thể chứa dịch trong ống tai. Dịch màu trong, chảy ra từ ống tai ngoài.
  • Mọc u hoặc mụn nhọt trong khoang tai.

Gọi hotline 1900638367 hoặc Tải ứng dụng iSofHcare để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

2. Viêm tai ngoài ở trẻ kéo dài trong bao lâu thì hết?

Khi có những triệu chứng cảnh báo về sự bất thường bệnh lý xảy ra ở tai của trẻ, mẹ nên đứa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám sớm nhất có thể. Thời gian khỏi bệnh ảnh hưởng nhiều bởi hai yếu tố:

  • Sức đề kháng của trẻ
  • Mẹ có tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ dành cho bé hay không.

 Nhìn chung, tình trạng viêm nhiễm sẽ được cải thiện trong vòng 3-4 ngày đầu và khỏi hẳn sau một tuần.

Mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu triệu chứng của viêm không thuyên giảm sau 3 ngày điều trị và kèm theo một trong các dấu hiệu: Sưng mặt, đau tai dữ dội hoặc sốt. Bởi vì nếu chần chừ, trong số ít trường hợp sự viêm nhiễm sẽ lan đến tai trong, não bộ.

3. Mách mẹ cách vệ sinh tai cho trẻ an toàn và hiệu quả

Viêm tai ngoài đặc trưng bởi các triệu chứng sưng, đỏ, nóng tai gây ra bởi một số loài vi khuẩn như Pseudomonas, vi khuẩn khác có trong nước, hay từ một số vật dụng bẩn trẻ vô tình đưa vào tai…

Vệ sinh tai ở trẻ bị viêm tai ngoài là điều mẹ cần phải thực hiện thường xuyên để nhanh chóng chấm dứt tình trạng viêm nhiễm kéo dài làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé yêu. Vệ sinh tai không những giúp loại bỏ môi trường thuận lợi cho sự phát triển, sinh sôi của vi khuẩn mà còn giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn.

iSofHcare thân ái gửi đến mẹ cách vệ sinh tai khi trẻ bị viêm tai ngoài:

a. Dùng dung dịch gì để vệ sinh tai?

Nước muối sinh lí pha ấm là sản phẩm tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng để vệ sinh tai cho trẻ nhỏ. Mẹ nên mua lọ nước muối sinh lí nồng độ 0,9% được bán tại các nhà thuốc tây. Hoặc có thể tự pha nhưng mẹ phải đảm bảo rằng dung dịch nước muối thu được sạch sẽ, không có bụi bẩn, cặn…

b. Phương pháp đúng

  • Trước khi thực hiện mẹ nên rửa tay sạch sẽ.
  • Trong khi vệ sinh tai cho trẻ, mẹ không nhất thiết phải loại bỏ phần ráy tai. Chỉ cần làm sạch vành tai và ống tai ngoài là đủ.
  • Mẹ để bé nằm nghiêng sang một bên, bộc lộ vùng tai bị viêm nhiễm.
  • Nhỏ 2-3 giọt nước muối đã pha ấm vào tai bé trong khoảng 30 giây rồi đặt trẻ nằm nghiêng cho dịch chảy ra. Hoặc mẹ có thể đặt một khăn sạch bên ngoài để thấm dịch.
  • Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cách hiệu quả hơn hết là mẹ nên dùng khăn mỏng và mềm vắt khô với nước muối để lau xung quanh vành tai cho trẻ. Xoắn nhẹ góc khăn và lau nhẹ nhàng ống tai ngoài.
  • Không ngoáy quá mạnh hoặc quá sâu vì có thể làm tổn thương màng nhĩ và làm bong tróc niêm mạc ống tai ngoài.
  • Nếu trẻ còn nhỏ, hay quấy khóc hoặc không hợp tác thì cần thêm một người giữ để thao tác được thực hiện chính xác và nhanh chóng.

c. Nên vệ sinh vào thời điểm nào?

Mẹ nên rửa tai cho bé ít nhất 2 lần mỗi ngày đến khi tình trạng viêm nhiễm kết thúc và duy trì mỗi tối để phòng bệnh viêm tai tái phát ở trẻ. Hai thời điểm thích hợp để làm vệ sinh:

  • Trước khi dùng thuốc nhỏ tai [nếu có].
  • Sau khi tắm cho trẻ.

Trẻ nhỏ không diễn đạt được sự khó chịu bằng lời nói mà chỉ có thể thể hiện thông qua hành động quấy khóc hoặc nắm bứt tai. Do đó, mẹ cần quan sát bé thật kỹ lưỡng để sớm nhận biết những bất thường và nhanh chóng can thiệp, cụ thể là: Nước còn đọng trong ống tai khiến tai trẻ bị ù…

4. Những lưu ý mẹ nên tránh khi vệ sinh tai cho bé

Vệ sinh tai cho bé không những giúp thuyên giảm tình trạng viêm nhiễm mà còn có ý nghĩa trong công tác dự phòng bệnh. Rửa tai có nhiều lợi ích như thế nhưng mẹ không nên quá lạm dụng.

a. Không nên cố tình làm sạch ráy tai

Mẹ biết không, ráy tai đóng vai trò như như tấm khiên chắn trước màng nhĩ và ngăn chặn không cho bụi bẩn, vi khuẩn, virus, côn trùng nhỏ vượt qua lớp màng này xâm lấn vào cấu trúc bên trong.

Chỉ lấy ráy tai khi thật sự nhiều và làm cản trở khả năng nhận âm thanh của bé.

b. Lau sạch các nếp trên vành tai             

Mẹ thường chú trọng vào việc vệ sinh ống tai ngoài và bỏ quên vành tai đặc biệt là các nếp gấp. Vì vi khuẩn từ vành tai có thể đi vào ống tai ngoài gây viêm tai.

c. Giữ cho tai trẻ luôn ở tình trạng khô ráo

Sau khi vệ sinh tai bằng nước muối sinh lí, mẹ nên lau khô tai bằng khăn mềm. Vì tai ẩm ướt chính là môi trường phát triển lý tưởng của vi khuẩn gây hăm tai, viêm tai…

Vệ sinh tai ở trẻ đem lại nhiều lợi ích trong phòng và điều trị các bệnh liên quan đến tai ở trẻ, đặc biệt là bệnh viêm tai ngoài. Hy vọng bài biết cung cấp cho các mẹ nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc trẻ một cách hiệu quả nhất.

ISOFHCARE tự hào là nơi được bạn bè gần xa tin tưởng, trao cho sứ mệnh liên kết người bệnh với các bác sĩ tại bệnh viện uy tín thông qua ứng dụng đặt lịch thăm khám online. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.

Cẩm nang iSofHcare cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Dù không thường xuyên xảy ra và không mẹ nào mong muốn nhưng trẻ sơ sinh tắm bị nước vào tai là vấn đề phổ biến đối với các bà mẹ bỉm sữa khi tắm cho các em bé. Xử lý thế nào khi nước vào tai trẻ cũng như cách phòng tránh ra sao? Đón đọc bài viết sau.

  • Bác sỹ khuyên: Tắm cho trẻ sơ sinh trong bao lâu? Lúc mấy giờ là tốt nhất?
Trẻ sơ sinh rất dễ bị nước vào tai khi tắm

Trẻ sơ sinh tắm bị nước vào tai: Nguy hiểm hơn mẹ tưởng!

Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh tắm bị nước vào tai sẽ không thể “kêu cứu” cho tới khi hậu quả xảy ra là sốt hay viêm tai người lớn mới “tá hỏa giật mình”.

Viêm tai là bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus qua ống vòi nhĩ gây nên. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này trong đó chủ yếu là sức đề kháng của trẻ còn yếu kết hợp với nước bẩn xâm nhập vào tai khi tắm các em bé sơ sinh.

Nước chảy vào tai bé là ráy mềm và phình to lên khiến ống tai bị tắc gây viêm tai ngoài. Trong khi đó nếu nước bẩn đã vào sâu bên trong tai cũng làm gia tăng tỉ lệ viêm nhiễm tai trong. Đôi khi, trong một số trường hợp trẻ bị sặc sữa khi bú hoặc tư thế bú không đúng cách cũng là nguyên nhân làm nước vào tai trẻ.

Trẻ mắc viêm tai thường có biểu hiện dưới đây:

– Trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường, lấy tay vò tai.

– Đột nhiên thấy trẻ ngủ ít hơn, bú kém do đau tai.

– Phản xạ cơ thể trước các âm thanh không như ngày bình thường.

Trẻ sơ sinh bị nước tắm vào tai, có thể dẫn đến viêm tai, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả là trẻ bị sốt, chảy mủ thậm chí là mất luôn khả năng thính giác.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh tắm bị nước vào tai

Khi trẻ tắm bị nước vào tai mẹ phải nhanh chóng xử lý

Một trong những kỹ năng mẹ cần phải học hỏi chính là xử lý khi trẻ sơ sinh tắm bị nước vào tai. Trong trường hợp này, mẹ cần phải xử lý như sau: Nhanh chóng nghiêng đầu em bé sang bên có nước để nước theo quán tính chảy ra ngoài. Dùng bông ngoáy tai để ngoáy cho trẻ. 

Lưu ý là không nên để bông ngoáy tai vào sâu bên trong sẽ làm tổn thương niêm mạc tai của trẻ. Phần nước còn sót lại sẽ được hấp thụ bởi tổ chức dưới da của ông tai ngoài.

Phòng tránh bị nước vào tai khi tắm cho các em bé sơ sinh

Lần đầu làm mẹ có thể nhiều người sẽ rất bỡ ngỡ đặc biệt là với công việc tắm bé. Làm sao để tắm cho trẻ sơ sinh để nước không vào tai là mong muốn của rất nhiều người. Mách mẹ một số cách dưới đây:

– Mẹ gội đầu và rửa mặt cho trẻ vào một chiếc chậu riêng. Dùng 2 ngón tay cái và trỏ của bàn tay đỡ bé để bị tai con lại sau đó lần lượt rửa mặt, gội đầu cho con, chú ý vệ sinh cả vành tai của bé.

– Phần dưới của trẻ khi tắm sẽ dùng một chiếc chậu chuyên dụng, sao cho nước ngập từ ngực xuống chân trẻ [để nước ngập người như thế trẻ sẽ không bị lạnh khi tắm]. Mẹ vẫn dùng 1 tay đỡ phần đầu của bé, 2 ngón trỏ và áp út đẩy vành tai bé ra trước che tại lại để nước không vào tai con.

Khi tắm cho trẻ sơ sinh mẹ lưu ý bịt tai con lại để nước không vào tai

– Khi tắm xong, dùng bông ngoáy tai để lau nhẹ nhàng tai ngoài. Tuyệt đối không nên để bông ngoáy tai vào sâu bên trong. Mục đích của việc làm này là đề phòng nước vào tai trẻ sơ sinh khi tắm, giúp tai con luôn được khô thoáng, sạch sẽ.

>>Xem thêm: 7 lưu ý về cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà

Những điều mẹ cần biết: Khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh

 Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh không đúng cách cũng sẽ gây ra những tổn thương trong tai trẻ, mẹ cần tuân thủ những quy tắc sau:

– Không cần phải lấy ráy tai thường xuyên cho trẻ. Thực chất ráy tai là một chất sáp bảo vệ và ngăn ngừa bụi bẩn vào bên trong. Đồng thời ráy tai cũng sẽ làm ẩm bôi trơn ống tai, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Vì thế nếu ráy tai không nhiều mẹ không cần thiết phải lấy cho bé mà chỉ cần làm sạch phần ống tai ngoài là được.

– Thời điểm tốt nhất để vệ sinh tai cho bé là sau khi tắm xong vì lúc này tai bé đang ướt hơn nữa mục đích cũng là ngăn ngừa viêm tai do nước vào tai trẻ sơ sinh khi tắm.

Sau khi trẻ sơ sinh tắm xong nên vệ sinh tai cho bé

– Sử dụng loại bông tăm mềm dành riêng cho trẻ sơ sinh, chú ý không ngoáy tai vào sâu bên trọng.

– Nếu tai có ráy ướt mẹ cần thường xuyên vệ sinh cho con, khám và theo dõi trẻ thường xuyên.

Đọc xong bài viết này các mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ sơ sinh tắm bị nước vào tai rồi chứ? Nuôi con không phải là công việc dễ dàng nhưng nó lại là niềm vui và hạnh phúc của mỗi người mẹ. Mỗi ngày con lớn khôn là mẹ lại có thêm kinh nghiệm mới. Đừng bỏ qua những bài viết mới nhất về cách nuôi dạy trẻ trong Mebeaz.com chị em nhé!

Video liên quan

Chủ Đề