Có quyền sử dụng hạn chế thửa đất là gì năm 2024

Theo quy định pháp luật thì quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề được hiểu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.

Mục Lục

Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề có thể được hiểu là việc các chủ sở hữu bị hạn chế trong việc khai thác bất động sản thuộc sở hữu của mình và cần sự cộng tác, hỗ trợ của các chủ sở hữu bất động sản liền kề trong việc khai thác, sử dụng bất động sản của mình.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 171 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã quy định, quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề sẽ bao gồm các quyền như Quyền về lối đi; Quyền cấp, thoát nước; Quyền tưới nước, tiêu nước trong canh tác; Cấp khí ga; Đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề của chủ sở hữu khác.

Nội dung

theo quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2015 [được quy định từ Điều 252 đến Điều 255], các quyền sử dụng hạn chế với thửa đất liền kề nói trên được quy định chi tiết và cụ thể như sau:

Thứ nhất, quyền về cấp thoát nước đi qua bất động sản liền kề

Trong trường hợp do ảnh hưởng của vị trí tự nhiên của bất động sản không thuận tiện, khó khai thác được bất động sản, do đó việc thực hiện khai thác quyền của bất động sản đối với hoạt động cấp, thoát nước buộc phải đi qua một bất động sản liền kề thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua cần dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, hợp lý cho bất động sản gặp khó khăn trong việc khai thác, sử dụng quyền này một cách trực tiếp, chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy, gây khó dễ. Người sử dụng lối cấp, thoát nước cần phải hạn chế đến mức tối thiểu để tránh gây thiệt hại cho các chủ sở hữu có dòng nước chảy qua và nếu có gây thiệt hại thì cần có trách nhiệm phải bồi thường cho thiệt hại đã gây ra.

Thứ hai, quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác

Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, sẽ có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh, người sử dụng đất liền kề dành cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu. Người sử dụng đất xung quanh, liền kề có nghĩa vụ phải đáp ứng yêu cầu đó của người sử dụng lối dẫn nước theo quy định của pháp luật. Nếu trong quá trình sử dụng lối dẫn nước này mà người dẫn nước gây thiệt hại cho những người sử dụng đất xung quanh thì người dẫn nước phải có trách nhiệm bồi thường cho thiệt hại đó.

Thứ ba, quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

Khi chủ sở hữu có bất động sản nhưng bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có lối ra hoặc không đủ lối ra đường công cộng, đường lớn thì hoàn toàn có quyền yêu cầu chủ sở hữu của các bất động sản vây bọc xung quanh dành cho mình một lối đi hợp lý trên diện tích đất của họ. Khi đó chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua cần phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền một khoản tài chính hợp lý. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho nhiều chủ sở hữu, chủ sử dụng thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong mà chủ sở hữu phía trong không cần tiến hành đền bù cho diện tích đó.

Thứ tư, quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác

Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý và phải bảo đảm an toàn, thuận tiện cho các chủ sở hữu có bất động sản có dây tải điện, thông tin liên lạc bắc qua.

Trên đây là những nội dung về hạn chế quyền sử dụng với đất liền kề theo quy định pháp luật hiện tại. Nếu có thắc mắc xin quý khách vui lòng liên hệ tới Công ty TNHH Luật Thái Dương.

Dữ liệu về hạn chế quyền sử dụng đất được thể hiện như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Hoàng Minh, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Dữ liệu về hạn chế quyền sử dụng đất được thể hiện như thế nào? Có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này không? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! [minh***@gmail.com]

Căn cứ theo quy định tại về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì dữ liệu về hạn chế quyền sử dụng đất được thể hiện như sau:

Dữ liệu về hạn chế quyền sử dụng đất được thể hiện phạm vi đất bị hạn chế và nội dung hạn chế quyền sử dụng đất như sau:

  1. Dữ liệu về hạn chế quyền sử dụng đất thể hiện đối với các trường hợp gồm: Thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình; trong quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giấy tờ về nhận chuyển quyền sử dụng có nội dung hạn chế quyền sử dụng đất so với quy định của pháp luật; trường hợp đăng ký đất đai nhưng không được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thừa kế hoặc tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
  1. Phạm vi đất bị hạn chế quyền sử dụng đất cần thể hiện rõ là toàn bộ thửa đất hay một phần thửa đất. Trường hợp hạn chế quyền sử dụng trên một phần thửa đất thì ngoài việc thể hiện diện tích đất có hạn chế trong sổ địa chính, còn phải thể hiện vị trí, ranh giới phần đất có hạn chế trên bản đồ, sơ đồ thửa đất;
  1. Nội dung hạn chế quyền sử dụng đất thể hiện đối với các trường hợp như sau:

- Trường hợp trong quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc các giấy tờ nhận chuyển quyền sử dụng đất có nội dung hạn chế quyền sử dụng đất thì thể hiện: “Thửa đất [hoặc Thửa đất có... m² [nếu một phần thửa có hạn chế]]... [ghi nội dung hạn chế theo giấy tờ hiện có] theo... [ghi tên giấy tờ có nội dung hạn chế]”;

- Trường hợp thửa đất hoặc một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì thể hiện: “Thửa đất [hoặc Thửa đất có... m² [nếu một phần thửa có hạn chế]] thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình... [ghi tên của công trình có hành lang bảo vệ]”;

- Trường hợp đăng ký đất đai mà không được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì thể hiện “Phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý”;

- Trường hợp cá nhân hoặc hai vợ chồng hoặc một trong hai người [vợ hoặc chồng] là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thừa kế hoặc tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và người đó chưa chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi đăng ký đất cho người đó phải thể hiện hạn chế [ghi tên người không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở] là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”;

- Trường hợp thửa đất không có hạn chế thì thể hiện:

Trên đây là quy định về việc thể hiện nội dung dữ liệu về hạn chế quyền sử dụng đất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

Chủ Đề