Cơ quan nhà nước nào sau đây động vai trò tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế

Mục lục bài viết

  • 1. Các yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật
  • 1.1. Thực hiện pháp luật phải đạt được các mục tiêu chính sách
  • 1.2. Chi phí thực hiện pháp luật phải hợp lý
  • 1.3. Đảm bảo tôn trọng quyền con người
  • 1.4. Tổ chức thực hiện pháp luật phải phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật
  • 1.5. Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh
  • 1.6. Công khai, minh bạch
  • 2. Các điều kiện đảm bảo việc tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả
  • 2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật phải rõ ràng, đảm bảo tính hệ thống
  • 2.2. Hiệu quả hoạt động của cơ quan tổ chức thực hiện phải được bảo đảm
  • 2.3. Có cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật một cách chặt chẽ
  • 2.4. Đảm bảo sự độc lập của cơ quan tư pháp
  • 2.5. Đảm bảo tính công khai và minh bạch

Tuy chung quanh khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” còn có những quan điểm khác nhau, nhưng có một nhận thức thống nhất là trong Nhà nước pháp quyền, Nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật có vị trí thượng tôn.

Để quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật có vị trí thượng tôn, việc tổ chức thực hiện pháp luật là một yếu tố rất quan trọng. Một mặt, Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả, hiệu lực nhất, mặt khác, bản thân Nhà nước cũng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật. Hai yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Việc Nhà nước tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật là cơ sở để tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả, hiệu lực. Ngược lại, việc tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả đặt ra yêu cầu tất yếu là Nhà nước phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật.

1. Các yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật

1.1. Thực hiện pháp luật phải đạt được các mục tiêu chính sách

Trong hoạt động xây dựng pháp luật, bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành đều nhắm tới những mục tiêu chính sách nhất định. Chẳng hạn, việc ban hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi trên mô tô, xe máy là nhằm giảm thiểu các chấn thương vùng đầu có thể dẫn đến tử vong khi xảy ra tai nạn giao thông. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật yêu cầu các cơ quan chủ trì soạn thảo phải tiến hành thực hiện báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản trước khi tiến hành soạn thảo là nhằm nâng cao tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành.

Khi các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực, yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện văn bản này là phải đạt được những mục tiêu chính sách khi ban hành văn bản. Đây là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá việc thực hiện pháp luật, vì nếu không đạt được những mục tiêu chính sách đặt ra thì các quy phạm pháp luật cũng không có giá trị thực tế. Chính vì vậy, hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế là thước đo chính xác nhất đối với một văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành là để hướng hành vi của các chủ thể trên thực tế đến một mục tiêu nào đó chứ không phải là để trưng bày hoặc chỉ để có “đầy đủ” các quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Đặc biệt, trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhưng không đạt được những mục tiêu đã định sẽ làm giảm tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật, và có thể dẫn tới việc làm giảm ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, vốn là một trong những yếu tố cản trở lớn nhất đối với hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật.

1.2. Chi phí thực hiện pháp luật phải hợp lý

Trong việc tổ chức thực hiện pháp luật thì yếu tố chi phí luôn phải được đề cập đến.

>> Xem thêm: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là gì ? Quy định về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Thực tế cho thấy, để đạt được một mục tiêu chính sách nào đó, có thể có nhiều phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, nguồn lực của một quốc gia lại có giới hạn. Do vậy, một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật là chi phí thực hiện phải ở một mức độ hợp lý. Song, cũng cần lưu ý là chi phí tổ chức thực hiện ở đây phải được xem xét trên tổng thể toàn xã hội chứ không chỉ giới hạn trong khoản chi phí tổ chức thực hiện do Nhà nước bỏ ra.

Để đánh giá mức độ hợp lý của chi phí tổ chức thực hiện pháp luật, người ta thường áp dụng nhiều cách thức khác nhau. Thông thường, có ba hình thức đánh giá chi phí phổ biến là:

- Phân tích chi phí - lợi ích. Theo cách thức này, lợi ích sẽ được so sánh với chi phí và tiêu chí đánh giá là lợi ích càng lớn so với chi phí càng tốt. Chẳng hạn như khi phân tích về chính sách bắt buộc người đi mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, thì việc đánh giá tác động sẽ được tiến hành trên cơ sở so sánh chi phí bỏ ra để thực hiện chính sách này và các lợi ích thu được.

- Phân tích chi phí - hiệu suất. Cách thức này được sử dụng để so sánh chi phí bỏ ra đối với mỗi đơn vị lợi ích thu được và được dùng để trả lời cho câu hỏi việc lựa chọn phương pháp thực hiện pháp luật đã tối đa hoá kết quả hay chưa.

- Phân tích chi phí nhỏ nhất. Cách thức này thường được sử dụng để đánh giá liệu phương án tổ chức thực hiện được lựa chọn có phải là đã tạo ra lượng chi phí ít nhất hay không.

Việc đặt ra yêu cầu xem xét đến yếu tố chi phí trong việc tổ chức thực hiện pháp luật có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trước hết, xem xét chi phí trong việc thực hiện pháp luật là yếu tố đảm bảo mục tiêu phát triển của một đất nước. Trong khi đó, nền tảng phát triển của một quốc gia là một yếu tố vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nếu việc xây dựng Nhà nước pháp quyền không có sự gắn bó với mục tiêu phát triển của một đất nước thì tính chính đáng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền sẽ bị xem xét lại. Hơn thế nữa, những số liệu thống kê của nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy, dường như những quốc gia đề cao pháp quyền thường có mức độ phát triển cao hơn những nước chưa hoặc đang xây dựng Nhà nước pháp quyền.

1.3. Đảm bảo tôn trọng quyền con người

Đảm bảo thực sự các quyền và tự do của con người là nhiệm vụ, chức năng và phương hướng hoạt động thường xuyên của Nhà nước pháp quyền. Các quyền và tự do của con người là các giá trị tinh thần cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại, có cội nguồn xã hội và tư tưởng từ rất lâu đời trong quá trình phát triển của lịch sử. Đó là khát vọng, là mục tiêu và phần nào là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ của nhân loại để chống lại các chế độ chuyên chế và cực quyền.

Trong Nhà nước pháp quyền, việc xây dựng pháp luật cũng như thực hiện pháp luật đều phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền con người. Các biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật phải đáp ứng những nguyên tắc cơ bản của quyền con người. Chẳng hạn, trong việc thực hiện pháp luật hình sự phải bảo đảm nguyên tắc “không trừng phạt khi không có tội” hoặc “trừng phạt phải phù hợp với tội trạng” v.v.. Rộng hơn, đó chính là việc bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo đảm quyền được xét xử theo pháp luật và quyền được đối xử công bằng v.v...

Với ý nghĩa đó, những việc như bắt buộc bị cáo phải mặc áo tù khi ra toàhay việc gây khó dễ cho luật sư trong quá trình tiến hành bào chữa cho các bị cáov.v.. cần phải được xem xét lại để đảm bảo ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

>> Xem thêm: Biên bản thỏa thuận về việc góp vốn mua chung đất mới nhất 2022 ?

1.4. Tổ chức thực hiện pháp luật phải phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật

Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền là sự thượng tôn pháp luật. Trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, yêu cầu tôn trọng pháp luật cũng là một trong những yêu cầu cơ bản. Mặc dù các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật có thể được trao những khoảng không gian nhất định để thực hiện công việc nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật có tính linh hoạt, phù hợp với các tình huống trên thực tế, nhưng tất cả mọi quyền hạn đó đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và phải được pháp luật trao quyền. Ở đây, yêu cầu Nhà nước chỉ được thực hiện những gì pháp luật cho phép càng được nhấn mạnh. Nói cách khác, việc tổ chức thực hiện pháp luật phải nằm trong khuôn khổ pháp luật nhất định và phải có tính thống nhất với tổng thể hệ thống pháp luật. Tổ chức thực hiện pháp luật trong Nhà nước pháp quyền không được tuỳ tiện hoặc ngẫu nhiên, mà phải tuân theo các tiêu chuẩn đã định.

Đảm bảo tính thống nhất với tổng thể hệ thống pháp luật trong việc tổ chức thực hiện pháp luật cũng chính là sự đảm bảo nguyên tắc về tính thứ bậc của hệ thống pháp luật. Tổ chức thực hiện pháp luật phải tuân thủ những quy định của Hiến pháp cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn.

Hiến pháp và luật thể hiện một cách tập trung ý chí và lợi ích cơ bản nhất của nhân dân trên các lĩnh vực, các vấn đề quan trọng của đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Đây là những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất do Quốc hội hay cơ quan lập pháp ban hành. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các văn bản dưới luật có thể được ban hành để chi tiết hoá các quy định của Hiến pháp và luật. Đặc biệt, trong khá nhiều trường hợp, việc quy định về tổ chức thực hiện pháp luật lại thường được uỷ quyền cho văn bản dưới luật quy định. Chính vì vậy, trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, nguyên tắc tôn trọng tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hay ở một góc độ xa hơn là tôn trọng tính thứ bậc của hệ thống pháp luật, càng phải được nhấn mạnh.

1.5. Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh

Pháp luật bản thân nó là những đại lượng bình quyền và phổ biến. Việc tổ chức thực hiện pháp luật, vì vậy, cũng đòi hỏi phải đảm bảo tuyệt đối yêu cầu về sự công bằng, bình đẳng, nghiêm minh và nhất quán.

Việc tổ chức thực hiện pháp luật một cách công bằng, bình đẳng, nghiêm minh thể hiện trước hết ở tính nhất quán trong thái độ cư xử mà Nhà nước dành cho các chủ thể khác nhau trong tình huống pháp lý giống nhau. Trong Nhà nước pháp quyền, chỉ có một hệ thống pháp luật cho tất cả thành viên trong xã hội, không phân biệt người giàu hay người nghèo, nam hay nữ, sang hay hèn, người lãnh đạo quốc gia hay người dân thường... Mặt khác, pháp luật là chuẩn mực cao nhất và không thể bị lấn át bởi bất kỳ chuẩn mực nào khác trong việc chi phối hành vi xã hội của công dân.

Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh trong việc tổ chức thực hiện pháp luật là yếu tố hết sức cần thiết để bảo đảm ý thức tuân thủ pháp luật của người dân. Điều này là một trong những điều kiện cần thiết để xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng như đảm bảo sự phát triển của một quốc gia. Max Weber đã từng nhấn mạnh rằng, một Nhà nước có hưng thịnh hay không tuỳ thuộc vào việc những đạo luật do Nhà nước ban hành có được tuân thủ hay không.

Rõ ràng, việc thiếu lòng tin vào tính công bằng, bình đẳng và nghiêm minh của pháp luật là một trong những yếu tố làm tăng thêm chi phí tổ chức thực hiện của pháp luật. Một người ngư dân có thể vẫn tiếp tục đánh bắt cá, tôm nhỏ, dù đã có lệnh cấm, vì cho rằng nếu mình không đánh bắt, thì người khác cũng đánh bắt. Hoặc một người vi phạm luật giao thông kiên quyết không chịu nộp phạt với lý do không hiểu tại sao nhiều người khác cũng vi phạm như mình lại không bị xử phạt. Đó là những trường hợp mà tính công bằng, nghiêm minh và nhất quán của pháp luật bị nghi ngờ, gây ra những trở ngại trong việc tổ chức thực hiện pháp luật.

1.6. Công khai, minh bạch

>> Xem thêm: Nguồn gốc của nhà nước là gì ? Nguyên nhân, điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của nhà nước ?

Yêu cầu công khai, minh bạch được hiểu giản dị là sự rõ ràng, rành mạch, ai cũng có thể tiếp cận, ai cũng có thể hiểu. Trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, công khai, minh bạch được thể hiện thông qua việc công khai, minh bạch chính sách, pháp luật cũng như cách thức tổ chức thực hiện chính sách pháp luật trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước gắn liền với việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân tiếp cận các thông tin về hoạt động của bộ máy nhà nước một cách dễ dàng. Sự thông suốt về mặt thông tin là điều kiện để việc tổ chức thực hiện pháp luật được hiệu quả. Đơn giản nhất, những thông tin về các chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật, địa điểm, thời gian tổ chức công việc cũng đã là những thông tin hữu ích giúp cho việc tổ chức thực hiện pháp luật trở nên dễ dàng hơn. Không phải vô cớ mà yêu cầu thiết lập các đầu mối thông tin được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới cũng như các cam kết gia nhập tổ chức này của nước ta.

2. Các điều kiện đảm bảo việc tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả

2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật phải rõ ràng, đảm bảo tính hệ thống

Để đảm bảo tính khả thi của một văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm những yêu cầu nhất định.

Trước hết, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành trên cơ sở xác định rõ các vấn đề của cuộc sống và các mục tiêu chính sách rõ ràng cần phải đạt đến. Xác định các mục tiêu của chính sách cũng chính là thiết lập các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật về sau. Qua đó, những hành vi của các chủ thể cần điều chỉnh sẽ được xác định với những định hướng cụ thể.

Với mục tiêu điều chỉnh các hành vi, các quy phạm pháp luật phải xác định rõ các yếu tố của hành vi như: ai? thực hiện hành vi gì? thực hiện hành vi trong điều kiện nào? Đây chính là những thông tin cơ bản để bản thân các chủ thể có trách nhiệm thực hiện pháp luật nắm bắt để thực hiện tốt trên thực tế của cuộc sống. Các quy định dạng chung chung như: “Nhà nước có chính sách phát triển và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của thanh niên” sẽ không làm rõ được ai, phải làm gì và làm trong điều kiện nào. Việc tổ chức thực hiện những quy phạm như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho bản thân đối tượng phải thực hiện cũng như các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Mục đích của pháp luật là được ban hành để điều chỉnh các hành vi của các chủ thể trong xã hội. Mong muốn của các nhà lập pháp là các khuôn mẫu hành vi đó sẽ được các đối tượng tuân thủ. Tuy nhiên, các yêu cầu đặt ra đối với hành vi cho dù có rất rõ ràng, thì trong nhiều trường hợp mong muốn đó vẫn chưa hẳn đã được đáp ứng. Về cơ bản, những định hướng hành vi có thể bị các đối tượng bị điều chỉnh bỏ qua nếu chúng không có những tác động tích cực và phù hợp đến xu hướng hành vi của họ. Chẳng hạn, cấm bán hàng rong trên đường phố ở Thủ đô là một quy định khá rõ ràng về các yếu tố: ai, làm gì, trong điều kiện nào. Tuy nhiên, tính khả thi của quy định này còn là vấn đề phải bàn bởi việc cấm bán hàng rong trên đường phố ở Thủ đô dường như đi ngược lại lợi ích của bản thân những người tham gia bán hàng rong, những người có thu nhập trung bình sống ở đô thị, cũng như không hẳn đã có lợi cho nền kinh tế của Thủ đô.

Chính vì vậy, để tránh tình trạng thiết kế những quy phạm không phù hợp, khó tổ chức thực hiện trên thực tế, khi thiết kế các quy phạm, các yếu tố tác động đến hành vi của của các chủ thể rất cần được chú trọng. Trong lý thuyết lập pháp, người ta đã tổng kết có bảy yếu tố tác động lên hành vi của con người bao gồm: pháp luật, cơ hội, thông tin, năng lực, lợi ích, quy trình, niềm tin . Cụ thể:

- Pháp luật: pháp luật quy định không rõ ràng, hoặc chồng chéo có thể là nguyên nhân của việc làm thế nào cũng được hoặc không biết phải làm thế nào. Như vậy, có nhiều hành vi làm phát sinh các vấn đề xã hội do chính các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành gây ra.

>> Xem thêm: Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

- Cơ hội: không có cơ hội để vi phạm thì không thể vi phạm. Ngược lại, có cơ hội để gây khó dễ, một số quan chức sẽ tận dụng để nhũng nhiễu. Để điều chỉnh hành vi của con người, chúng ta có thể tạo điều kiện cho các hành vi liên quan có thể xảy ra hoặc làm ngược lại để hạn chế chúng.

- Năng lực: không có năng lực thì công việc không thể được giải quyết. Nếu năng lực của cán bộ làm địa chính hạn chế thì việc xét cấp sổ đỏ không thể giải quyết nhanh chóng. Nếu nông dân không có năng lực phân tích thị trường, thì luôn luôn tồn tại rủi ro về việc các nông sản không bán được. Nâng cao năng lực sẽ làm cho hành vi mà các nhà lập pháp mong đợi xảy ra.

- Thông tin: không biết các quy định của pháp luật thì khó có thể tuân thủ chúng. Nếu biết rẽ sang trái sẽ sập hố ga thì sẽ không ai rẽ sang đó cả. Thông tin là cách điều chỉnh hành vi hữu hiệu và nhân bản. Nó ít xúc phạm con người.

- Lợi ích: đánh vào lợi ích thì điều chỉnh được hành vi. Tuy nhiên, phạt nặng nhiều khi chưa chắc đã giải quyết được vấn đề, đặc biệt là trong điều kiện năng lực của các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật hạn chế. Phạt nặng trong điều kiện như vậy chỉ khuyến khích việc che giấu vi phạm và làm cho vấn đề trầm trọng thêm.

- Quy trình: thiếu một quy trình chuẩn, các quyết định có thể được đưa ra theo ý muốn chủ quan của các quan chức. Hậu quả là tham nhũng, tiêu cực sẽ xảy ra. Áp đặt một quy trình là tạo hành lang dẫn dắt hành vi của con người.

- Niềm tin: lòng tin có thể dẫn dắt hành động của con người. Ví dụ: lòng tin về việc đất đai là của toàn dân nên việc gì có lợi cho đất nước thì cứ thế mà làm có thể dẫn đến sự cứng nhắc trong công tác quy hoạch. Hậu quả là việc đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ bị ách tắc. Thay đổi ý thức hệ là điều khó khăn. Tuy nhiên, có thể sử dụng các yếu tố khác để hạn chế những hành vi do lòng tin thôi thúc.

Việc xem xét, phân tích kỹ lưỡng sẽ giúp cho các nhà lập pháp lựa chọn được những biện pháp phù hợp nhất để tác động đến các hành vi. Với những biện pháp tác động đúng, phù hợp với động lực thực hiện của các chủ thể, việc tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Xây dựng pháp luật rõ ràng và đầy đủ còn bao hàm cả việc xây dựng các quy định pháp luật được thực hiện với chi phí hợp lý nhất. Một vấn đề tồn tại có thể được giải quyết bởi nhiều giải pháp khác nhau. Nhiệm vụ của nhà lập pháp là phải đánh giá để lựa chọn được giải pháp với chi phí ít nhất cho xã hội. Để thực hiện được điều này, phương pháp đánh giá tác động của dự thảo văn bản rất có ý nghĩa. Việc thu thập số liệu, dự kiến và so sánh các tác động về chi phí và lợi ích của từng giải pháp sẽ giúp cho các nhà lập pháp tìm được giải pháp có chi phí hợp lý nhất. Phương pháp đánh giá tác động của dự thảo đã được bắt đầu chính thức quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 [có hiệu lực từ 01/01/2009]. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc thực hiện đánh giá tác động của dự thảo văn bản theo quy định của Luật này vẫn chưa có kết quả như ý muốn. Điều này phần nào là do chúng ta còn thiếu những thiết chế phù hợp để hướng dẫn cũng như kiểm soát chất lượng của báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản do các cơ quan chủ trì thẩm tra thực hiện.

2.2. Hiệu quả hoạt động của cơ quan tổ chức thực hiện phải được bảo đảm

Trong một quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, ngoài việc quy định về các yếu tố hành vi của chủ thể cần tác động [ai, làm gì, làm trong hoàn cảnh nào], còn có một loạt các yếu tố khác có liên quanmà trong đó thường bao gồm một cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm thực thi. Vai trò của cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật, hay chính xác hơn là cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện văn bản, là rất quan trọng, đặc biệt là trong hoàn cảnh ý thức tuân thủ pháp luật của các đối tượng có trách nhiệm thực hiện pháp luật chưa cao. Chẳng hạn, một điều tra gần đây cho thấy, có đến 71,8% người được hỏi cho biết họ vi phạm pháp luật pháp luật về giao thông đường bộ là do không nhìn thấy công an canh gác

>> Xem thêm: Bản chất của nhà nước là gì ? Khái niệm bản chất nhà nước được hiểu như thế nào ?

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để phát huy được vai trò của các cơ quan chịu trách nhiệm đảm bảo thực thi pháp luật trong việc tổ chức thực hiện pháp luật. Vấn đề cơ bản nhất cần lưu ý chính là yếu tố hành vi của các công chức, viên chức trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong những cơ quan này.

Các quy định pháp luật thường chỉ đề cập đến cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật với tư cách là một tập thể hay nói cách khác, các cơ quan đó được đề cập đến như một chủ thể có lý trí riêng lẻ. Ví dụ như quy định: “Bộ Tài chính quy định việc thực hiện...” đề cập đến Bộ Tài chính như một chủ thể riêng biệt. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy việc xem các tổ chức là những chủ thể có ý thức riêng lẻ là không phù hợp. Về cơ bản, vận hành của các tổ chức đó vẫn là do các thành viên đơn lẻ có ý thức và tư duy độc lập thực hiện. Hành vi chung của tổ chức chỉ có thể được định hướng trong khuôn khổ các quy định chung về hành vi được đặt ra đối với các thành viên đơn lẻ của tổ chức. Do đó, việc xem xét các trở ngại trong việc tổ chức thực hiện pháp luật thường tập trung vào hai vấn đề chính là: Các công chức, viên chức của tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện có tác động như thế nào đối với việc thực hiện pháp luật - theo hướng cản trở hay ngăn cản? Tại sao các công chức, viên chức đó ứng xử theo hướng có vấn đề?

Ở đây, các yếu tố tác động đến hành vi [mô hình ROCCIPI] lại cần được sử dụng để xác định các phương án tối ưu tác động đến hành vi tổ chức thực hiện pháp luật của các công chức, viên chức của cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật. Trong các yếu tố này, những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các công chức, viên chức chính là: Quy trình, Năng lực và Lợi ích.

Việc xác định một quy trình làm việc không rõ ràng đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng việc tổ chức thực hiện công việc kém hiệu quả. Các công chức, viên chức trong chuỗi quy trình ra quyết định của tổ chức nếu không rõ mình phải làm gì, trong giai đoạn nào, các đầu vào, đầu ra đối với công việc của mình ra sao thì rõ ràng hiệu quả công việc sẽ không đảm bảo hoặc thậm chí, quy trình công việc không thể vận hành. Thực tế đã cho thấy có nhiều trường hợp do thiếu các quy định hướng dẫn về quy trình, thủ tục tiến hành công việc mà một số cơ quan nhà nước đã từ chối tiếp nhận việc thực hiện các quy định của pháp luật. Chẳng hạn, vào thời điểm Luật Đầu tư năm 2005 bắt đầu có hiệu lực, do chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành về thủ tục đăng ký đầu tư nên một số nhà đầu tư đã phải chờ trong một khoảng thời gian khá dài mới thực hiện được quyền của mình.

Nội dung của các công việc cụ thể luôn đòi hỏi những người tổ chức thực hiện có năng lực tương ứng. Chẳng hạn, có dùng roi thì chó cũng không đủ “năng lực” để kéo xe lên dốc được mà phải là ngựa chính vì vậy, năng lực của các công chức, viên chức chịu trách nhiệm thực thi cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Nếu năng lực của các công chức, viên chức có trách nhiệm không đáp ứng theo đúng yêu cầu thì việc tổ chức thực hiện pháp luật rõ ràng bị ảnh hưởng. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thì một trong những lý do cơ bản mà việc thực hiện Luật Doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao chính là do chính các công chức nhà nước cũng chưa đủ năng lực nắm bắt được các quy định của pháp luật. Do đó, ngay từ trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, các nhà lập pháp phải làm rõ các yêu cầu đối với năng lực của đội ngũ công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện pháp luật với các câu hỏi như: các công việc đòi hỏi mức độ chuyên môn như thế nào? các công chức, viên chức hiện tại có chuyên môn đó hay không? Nếu chưa thì cần được hỗ trợ ở mức độ nào?

Một vấn đề khác liên quan rất lớn đến động lực tổ chức thực hiện công việc của các công chức, viên chức chính là lợi ích của các công chức, viên chức trong quá trình tổ chức thực hiện. Các vấn đề như: thực hiện tốt công việc thì công chức, viên chức có được đền bù xứng đáng hay không? Các công chức, viên chức có những động cơ riêng nào trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật hay không? Có bằng chứng cho thấy có sự xung đột về lợi ích nào không của cán bộ, công chức trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật đem lại?... đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật. Chẳng hạn, thủ tục hành chính với những lợi ích theo kiểu xin - cho đưa lại cho công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiều lợi lộc sẽ là một trong những vật cản lớn nhất trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính ở nước ta. Rõ ràng, nếu “tôi hành dân một lần, tôi được một phong bì, tôi hành dân hai lần, tôi được hai phong bì, thì sẽ tạo nên sự khuyến khích ngược” trong cải cách hành chính, là cản trở chính đối với mọi nỗ lực cải cách hành chính từ trên xuống.

2.3. Có cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật một cách chặt chẽ

Tổ chức giám sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện pháp luật cũng là một trong tám tiểu hệ thống quan trọng của một giải pháp lập pháp hoàn chỉnh như đã đề cập ở phần trên. Giám sát và đánh giá chính là cơ chế hữu hiệu để điều chỉnh và xử lý những sai sót có thể có nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.

Ở góc độ từng văn bản cụ thể, giám sát và đánh giá có rất nhiều ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật. Đó là công cụ để kiểm soát việc thực hiện pháp luật và đặc biệt là để hạn chế sự lạm quyền của các công chức, viên chức trong quá trình tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật. Giám sát và đánh giá cũng tạo ra áp lực để các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật phải thực hiện theo đúng bổn phận của mình, tránh trường hợp trễ nải trong việc thực hiện nhiệm vụ. Và giám sát, đánh giá cũng là công cụ để thu thập phản hồi nhằm điều chỉnh bản thân các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

Thực tế cũng đã cho thấy có những bài học thành công trong việc tổ chức thực hiện pháp luật nhờ thực hiện việc giám sát một cách chặt chẽ công tác tổ chức thực hiện pháp luật. Chẳng hạn, lệnh cấm đốt pháo được thực thi một cách khá nghiêm chỉnh ở nước ta một phần là do cơ chế giám sát chặt chẽ từ trên xuống trong hệ thống hành chính với việc xác định trách nhiệm rất rõ ràng.

>> Xem thêm: Chức năng của nhà nước là gì ? Cách phân loại chức năng của nhà nước ?

Ở góc độ vĩ mô, cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật gắn liền với việc cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh của quyền lực nhà nước.

Kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền được hiểu là một hệ thống những cơ chế được thực hiện bởi Nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm kiểm soát phạm vi hoạt động của cơ quan nhà nước; kiểm soát quá trình thông qua và sửa đổi Hiến pháp; kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; kiểm soát những người thực thi quyền lực và có thể kiểm soát từ bên ngoài và bên trong nhà nước. Kiểm soát từ bên ngoài nhà nước là kiểm soát từ nhân dân và xã hội, kiểm soát từ bên trong là kiểm soát do chính Nhà nước thực hiện. Trong hệ thống đó, trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật ở tầm vĩ mô của các cơ quan nhà nước sẽ được xác định rõ ràng. Và đây cũng chính là động lực chính trị cơ bản nhất để vận hành có hiệu quả hệ thống cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật.

2.4. Đảm bảo sự độc lập của cơ quan tư pháp

Một trong những đòi hỏi của tư pháp trong Nhà nước pháp quyền là phải độc lập trước các nhánh quyền lực khác của Nhà nước. Tính độc lập của tư pháp cho phép Tòa án đưa ra những phán quyết đúng đắn, chống lại sự tùy tiện của các nhánh quyền lực khác.

Để có được tầm ảnh hưởng trên thực tế, nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền được đảm bảo bằng sự hiện diện của các cơ quan tố tụng độc lập, có thẩm quyền tài phán đối với các tranh chấp giữa các chủ thể pháp lý khác nhau bằng cách áp dụng đồng thời nguyên tắc hợp pháp [vốn có được từ sự tồn tại của một trật tự các quy phạm] và nguyên tắc bình đẳng [vốn đối lập với sự xét xử phân biệt giữa các chủ thể pháp lý]

Sự độc lập của cơ quan tư pháp là điều kiện cần thiết để các chủ thể trong xã hội có thể tiếp cận được với công lý, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Các hành vi lạm quyền hoặc vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân có thể bị khởi kiện và được xem xét theo những thủ tục độc lập, rõ ràng và công minh sẽ là cơ sở cho việc làm tăng niềm tin của người dân vào hệ thống pháp luật nói chung và việc thực hiện pháp luật nói riêng. Đây có thể nói là một trong những yếu tố cơ bản nhất làm tăng ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể trong xã hội, là cơ sở cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả

Ở góc độ vi mô, Toà án cũng có vai trò rất lớn đối với việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật cụ thể. Ở những nước Toà án có thẩm quyền tài phán lớn và có tính độc lập cao trong hoạt động, Tòa án có quyền từ chối không áp dụng những văn bản dưới luật mâu thuẫn với văn bản luật [theo quan điểm của Tòa án]. Đây chính là cơ sở quan trọng cho Tòa án đảm bảo tính tối cao của pháp luật trong đời sống xã hội. Bất kỳ hành vi nào của các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật trái với các đạo luật đều có thể bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Bên cạnh đó, khi được tổ chức một cách độc lập và có thẩm quyền tài phán đầy đủ, Toà án cũng có vai trò nhất định trong việc thúc đẩy việc tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước. Chẳng hạn, một đạo luật do Quốc hội ban hành đã ghi nhận cho các công dân quyền được đầu tư vào những lĩnh vực nhất định thì các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện không thể viện dẫn lý do chưa có đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện của cơ quan hành pháp để từ chối việc thực hiện các quyền đó của công dân. Khi đó, rõ ràng quyền lợi của các công dân đã bị ảnh hưởng vì sự chậm trễ của các cơ quan nhà nước. Và nếu quyền khởi kiện của công dân lên Toà án để bảo đảm quyền, lợi ích của mình được ghi nhận thì đó sẽ là những áp lực rất lớn đối với các cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật, tránh sự tuỳ tiện và đảm bảo việc tổ chức thực hiện pháp luật phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

2.5. Đảm bảo tính công khai và minh bạch

Công khai, minh bạch vừa là yêu cầu vừa là điều kiện để tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả. Đây cũng chính là yếu tố rất được coi trọng trong Nhà nước pháp quyền.

>> Xem thêm: Nhà nước là gì ? Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước là gì ?

Đảm bảo công khai, minh bạch trong việc tổ chức thực hiện pháp luật trước hết được thể hiện ở việc công khai các quy định về mặt nội dung, quy trình tổ chức thực hiện làm cơ sở để tăng cường sự hiểu biết của người dân đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật. Sự hiểu biết pháp luật của những chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật là điều kiện cơ bản nhất để tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả. Thực tế cho thấy, đã có nhiều trường hợp việc thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về các nội dung của quy phạm pháp luật và cách thức tổ chức thực hiện pháp luật đã tạo ra những cản trở đối với quá trình thực hiện pháp luật. Chẳng hạn, kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương cho thấy, việc thiếu hiểu biết về các quy định của Luật Doanh nghiệp là một trong những lý do làm cho việc thực hiện luật này có những hạn chế. Sau 8 năm Luật Doanh nghiệp ợc đưa vào áp dụng, vẫn có hơn 73% số cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế được hỏi cho rằng cần tiếp tục tuyên truyền về hai bộ luật này với lý do chính là vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ và làm theo đúng các quy định của các luật này

Ngược lại, việc tuyên truyền, thông tin đầy đủ về nội dung của các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện pháp luật là yếu tố tạo nên thành công trong việc tổ chức thực hiện một số văn bản luật. Gần đây nhất, việc tổ chức tuyên truyền về nội dung, lợi ích và thậm chí là về các chế tài liên quan đến việc đội mũ bảo hiểm đã góp phần vào những thànhcông ban đầu của quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy

Đảm bảo công khai, minh bạch trong việc tổ chức thực hiện pháp luật còn bao hàm nghĩa tạo cơ hội cho các chủ thể trong xã hội được tham gia phản biện về nội dung của các quy định pháp luật cũng như cách thức tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đó. Tạo cơ hội để thu nhận các phản biện sẽ giúp cho những cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật phát hiện được những điểm bất cập trong quá trình thực hiện công việc. Đó là những cơ sở quan trọng đề điều chỉnh, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết,Hãy gọi ngay:1900.6162để đượcLuật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài.

Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!

1. Tư vấn xin cấp phép đầu tư;

2. Tư vấn cấp giấy chứng nhận đầu tư;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp liên doanh;

4. Các dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư trong nước;

>> Xem thêm: Chính trị là gì ? Vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị ?

5. Tư vấn thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam;

6. Dịch vụ tư vấn Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài;

Video liên quan

Chủ Đề