Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý

Một trong những vấn đề được khá quan tâm trong thị trường tài chính Việt Nam chính là vấn đề tỷ giá hối đoái thả nổi. Cùng tìm hiểu về chế độ này.

Tỷ giá hối đoái thả nổi là tỷ giá mà được xác định dựa trên mối quan hệ tương quan của cung và cầu giữa các đồng tiền có trên thị trường hối đoái. Đây là chế độ mà trong đó tỷ giá hối đoái được vận động một cách tự do trên thị trường ngoại tệ.

Đặc điểm của tỷ giá hối đoái thả nổi là loại tỷ giá này sẽ được thay đổi hoàn toàn phụ thuộc vào sự cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Bên cạnh đó Nhà nước cũng không có bất cứ một sự can thiệp nào để điều hành tỷ giá.

Thực tế rằng, trên thế giới không có quốc gia nào để đồng tiền quốc gia thả nổi một cách tự do [chỉ phù hợp với nền kinh tế vững mạnh]. Đa phần rằng chính phủ các nước sẽ can thiệp bằng hình thức mua và bán đồng tiền để hạn chế việc biến động mạnh tỷ giá hối đoái. Sau khi cân đối để có sự “chuẩn”, sẽ có bộ phận công bố tỷ giá trong ngày.

Tỷ giá hối đoái thả nổi là gì?

Ưu điểm của chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi

Tỷ giá hối đoái thả nổi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế cả về đối nội và đối ngoại. Đối với các nhà kinh tế và các chính trị gia thì tỷ giá hối đoái thả nổi là một trong những chủ đề bàn tán sôi nổi. Vậy ưu điểm của chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi mà họ đưa ra là gì?

  • Với tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ phản ánh được đầy đủ và chính sách tình hình cung cầu của thị trường ngoại tệ đồng thời cho thấy rõ được sự biến động của thị trường này. Giúp cho thị trường minh bạch và hiệu quả hơn
  • Ưu điểm thứ hai của tỷ giá hối đoái được thả nổi là giúp di chuyển nguồn lực từ những nơi có hiệu quả thấp về những nơi có hiệu quả cao hơn.
  • Ưu điểm thứ ba khi thực hiện chế độ hối đoái chính là việc này sẽ giúp cho ngân hàng TW chủ động hơn trong việc thực hiện các chính sách kinh tế, lúc này sẽ không còn bất cứ một rào cản mang tính pháp lý nào đối với đồng tiền mà chính sách kinh tế tạo ra, giúp chính sách tiền tệ độc lập hơn.
  • Giúp cho cán cân thanh toán có thể cân bằng. Nếu như có một quốc gia nào đó có cán cân vãng lai thâm hụt khiến cho nội tệ giảm giá thì sẽ thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cân bằng.
  • Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi cũng giúp cho việc ổn định kinh tế. Bởi khi mà giá cả nước ngoài tăng lên sẽ làm cho tỷ giá tự điều chỉnh hoàn toàn theo cơ chế PPP để tránh được tất cả những tác động ngoại lai, tránh các rủi ro và những cú sốc bất lợi.

Bên cạnh tỷ giá hối đoái thả nổi còn tỷ giá hối đoái bán thả nổi. Đây là chế độ được đa số các quốc gia sử dụng hiện nay: Ưu điểm của tỷ giá này phản ánh được đầy đủ các biến động và các xu hướng kinh tế của thế giới giúp cho nền kinh tế của các quốc gia có thể hòa nhập với nhau tạo nên sự phát triển của nền kinh tế thế giới. 

Khi điều chỉnh được tỷ giá hối đoái phù hợp với tình hình kinh tế và sự phát triển của đất nước sẽ giúp kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cân bằng cán cân thương mại.

Ưu điểm của tỷ giá hối đoái bán thả nổi

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thị trường hối đoái thả nổi

  • BOP: Tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế ảnh hưởng nhiều đến tỷ giá hối đoái rất nhiều.
  • Thông tin và kỳ vọng
  • Tổng cung tiền tệ: Cung cầu tiền tệ giao dịch trên thị trường biến động khiến đường cung cầu thay đổi, dịch chuyển, từ đó sẽ khiến cho tỷ giá hối đoái thay đổi.
  • Chính sách can thiệp

Quản lý tỷ giá hối đoái thả nổi mang lại lợi ích gì?

Đứng trên phương diện kinh doanh buôn bán, giá cả của các mặt hàng cũng như lương bổng của các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được điều chỉnh, quyết định bởi cơ chế thị trường. Việc nhà nước thả nổi có quản lý tỷ giá hối đoái, điều này giúp cho hạn chế sự biến động giá cả của các mặt hàng buôn bán, kinh doanh trong nước, giữ thế cân bằng, chỉ biến động nhẹ, phù hợp với biến động trên thế giới. 

Vì vậy, kinh tế sẽ phát triển một cách cân bằng và có quản lý một cách hệ thống, nền kinh tế phân bổ một cách tối ưu hơn.

Đứng trên phương diện quốc tế, việc gia nhập WTO, ASEAN, hội nhập quốc tế, việc tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý giúp chúng ta không bị lệ thuộc vào một đơn vị, đối tác, quốc gia nào cụ thể, vì vậy kinh tế đất nước sẽ không bị biến động mạnh trước bất kỳ cú sốc nào từ thị trường tiền tệ nước khác.

Về cơ bản thì chế độ tỷ giá bán thả nổi chính là chế độ nằm giữa chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn và chế độ tỷ giá cố định. Cũng bởi vậy mà đa phần các quốc gia trên thế giới lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi cho quốc gia của mình. Tuy nhiên chính phủ sẽ can thiệp vào chế độ này để chúng không hoàn toàn phụ thuộc thị trường. Và đất nước của chúng ta cũng đang thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý này.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Hệ thống hay chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi [floating exchange rate system or regime] là chế độ tỷ giá hối đoái cho phép các lực lượng cung cầu thị trường tác động qua lại với nhau để xác định tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền. Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do [hay thả nổi hoàn toàn, thả nổi sạch, thả nổi không quản lý], tỷ giá hối đoái hoàn toàn do các lực lượng thị trường quyết định. Theo thời gian, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền sẽ thay đổi theo những thay đổi trong cung và cầu, như trong hình 62a. Vì lý đo này, tỷ giá hối đoái thả nổi được coi là phản ánh đúng tình hình thị trường.

Theo lý thuyết, tỷ giá hối đoái thả nổi làm cho cán cân thanh toán luôn luôn cân bằng và vì vậy, nước áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn có thể tự do theo đuổi các chính sách trong nước mà không phải chịu những ràng buộc đối ngoại. Nhưng trên thực tế, tính bất định gắn với sự thả nổi tỷ giá hối đoái có xu hướng tạo ra những biến động rất mạnh và mang lính ngẫu nhiên, gây trở ngại cho thương mại quốc tế và gây ra sự mất ổn định của nền kinh tế trong nước. Đây là lý do , giải thích tại sao các nước muốn quản lý tỷ giá hối đoái của mình, lúc thực hiện chế độ thả nổi có quản lý như trong hình 62b. trước khi sử dụng giải pháp cực đoan hơn là chuyển sang chế độ tỷ giá hới đoái cố định.

Hình 62. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. [a]

Nếu nhập khẩu của Anh từ Mỹ tăng nhanh hơn xuất khẩu của Anh sang Mỹ, nhu cầu của Anh về đô la sẽ tăng nhanh hơn nhu cầu của Mỹ về đồng bảng. Điều này làm cho đồng bảng xuống giá so với đồng đô la, qua đó làm cho nhập khẩu từ Mỹ vào Anh đắt hơn và xuất khẩu từ Anh sang Mỹ rẻ hơn. Ngược lại, nếu nhập khẩu của Anh từ Mỹ lăng chậm hơn xuất khẩu của Anh sang Mỹ, thì nhu cầu cửa Anh về đô la sẽ tăng chậm hơn nhu cầu của Mỹ về đồng bảng. Điều này làm cho đồng bảng lên giá so với đồng đô la, qua đó làm cho nhập khẩu từ Mỹ vào Anh rẻ hơn và xuất khẩu của Anh sang Mỹ đắt hơn. [b] Hình này cho thấy Anh có thể quản lý tỷ giá hối đoái thả nổi của mình bằng cách can thiệp vào thị trường hối đoái thông qua việc mua bán đô la. Trong trường hợp này, Anh phải có dự trữ đô la và sử dụng vào việc làm giảm bớt những biến động trên thị trường hối đoái, qua đó giữ cho tỷ giá hối đoái luôn luôn sát với đường xu thế dài hạn.

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối Phân tích cơ chế tỷ giá thả nổi có điêù tiết hiện nayA. Khái niệmCơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường.Một vài lý do cơ bản để NHTW can thiệp vào tỷ giá đó là:1.NHTW có khả năng ảnh hưởng để tỷ giá ở mức hợp lý hơn.2.NHTW can thiệp để giảm chi phí do hiện tượng tăng vọt tỷ giá.3.NHTW can thiệp để các hoạt động kinh tế trở nên trơn tru hơn.Mức độ can thiệp lên tỷ giá bởi NHTW là rất khác nhau,từ can thiệp tùy ý để ảnh hưởng lên tỷ giá thả nổi cho đến can thiệp thường xuyên có tính bắt buộc để duy trì tỷ giá cố định.B. Thực trạng cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết ở Việt Nam hiện nayI. Vấn đề quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và bước chuyển quan trọng về cơ chế tỷ giáTăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội luôn là những mục tiêu quan trọng mà chính phủ xác định.Trong số các công cụ thực hiện mục tiêu này thì việc quản lý tỷ giá VND có ý nghĩa quan trọng.Nói chung một chính sách tỷ giá hợp lý cần thỏa mãn một vài yếu tố sau:-Chính sách tỷ giá phải được phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như ngoại thương,cán cân ngân sách,thuế,tín dụng,thu nhập người lao động.-Điều hành tỷ giá xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế; có nghĩa tại một thời điểm phải xác định rõ yếu tố nào cần ưu tiên và yếu tố nào có thể hy sinh để đạt lợi ích tổng thể tối đa. Ví dụ, quyết định tăng giá nội tệ để giảm nhẹ sức ép trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp [Chính phủ] và chấp nhận sự suy giảm tạm thời đối với xuất khẩu nếu điều này ít tạo khó khăn hơn cho nền kinh tế. -: Xây dựng chính sách tỷ giá trên cơ sở hội nhập thị trường tiền tệ trong nước với quốc tế nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính hạn chế và tránh nguy cơ tụt hậu. -Không ngừng nâng cao uy tín của đồng Việt Nam trên cơ sở duy trì sự tương quan hợp lý giữa giá trị đối nội và đối ngoại của nội tệ, hướng dần tới mục tiêu đồng Việt Nam có khả năng chuyển đổi. Một đồng tiền mất uy tín tất yếu làm thương tổn đến tích lũy, đầu tư nội địa, tăng nguy cơ lạm phát, tạo điều kiện cho tình trạng “ngoại tệ hóa”. Ví dụ như tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.-Đấu tranh có hiệu quả với hiện tượng đầu cơ, tích trữ và kiềm chế tác động xấu của thị trường ngoại tệ chợ đen. Thực trạng tài chính Việt Nam hiện nay vừa đòi hỏi một chế độ tỷ giá thả nổi, vừa ủng hộ chế độ tỷ giá cố định. Một chế độ tỷ giá bán thả nổi sẽ là sự lựa chọn hợp lý. Bên cạnh đó, cũng sẽ rất hữu ích nếu tồn tại song song các công cụ hành chính với mục đích can thiệp kịp thời đến biên độ dao động của tỷ giá, phục vụ cho các mục tiêu kinh tế lớn ở từng thời kỳ. Việc phá giá nội tệ một cách thận trọng sẽ đưa giá trị đồng Việt Nam trở về mức hợp lý hơn so với các đồng tiền khác trong khu vực, từ đó tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Vì những lý do trên vào tháng 2-1999,NHNN Việt Nam đã cho ra đời Quyết định 64/QĐ-NHNN7 ngày 25-2-1999,thực sự là một bước cải cách triệt để cơ chế tỷ giá từ cơ chế can thiệp trưc tiếp bằng cách ấn định tỷ giá chính thức với biên độ giao dịch có lúc lên đến 10%.Nhưng từ 25-2-1999 NHNN đã bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức mà thay vào đó là việc thông báo tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hang ngày giao dịch trước đó.Căn cứ vào đó các NHTM thực hiện việc mua bán ngoại tệ không được vượt quá +0.1% so với tỷ giá đã công bố.Sau đó từ 1-7-2002 biên độ này được nới rộng ra ± 0.25%.Việc thay thế tỷ giá chính thức bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng cho thấy, lần đầu tiên tỷ giá do NHNN công bố phản ánh mức tỷ giá do thị trường quyết định. NHNN tham gia vào thị trường liên ngân hàng bằng hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường này.Hệ thống này rất giống với hệ thống tỷ giá bình quân thị trường MARS[Market average rate system] áp dụng ở Hàn Quốc những năm đầu 90.

Xem link download tại Blog Kết nối!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề