Chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp la gì

1. Đặc điểm chuỗi giá trị nông sản:

Các nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản sử dụng thuật ngữ “chuỗi giá trị” hay “chuỗi cung ứng” để mô tả chuỗi giá trị nông sản. FAO [2010] định nghĩa: “Chuỗi giá trị nông sản bao gồm tập hợp các tác nhân và hoạt động đưa một sản phẩm nông sản từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, theo đó, giá trị của sản phẩm được gia tăng trong mỗi khâu trung gian. Một chuỗi giá trị có thể là một liên kết dọc hay một mạng lưới các tác nhân độc lập với nhau vào các khâu chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, và phân phối”.
Như vậy, khái niệm chuỗi giá trị nông sản cũng mang những đặc điểm của khái niệm chung về chuỗi giá trị, đó là mô tả chuỗi những hoạt động để đưa 1 sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng. Các hoạt động trong chuỗi giá trị nông sản bao gồm sản xuất, thu gom, chế biến, bán buôn, bán lẻ cũng như các chức năng hỗ trợ như cung ứng vật tư đầu vào, dịch vụ tài chính, dịch vụ hậu cần, đóng gói, và marketing Chuỗi giá trị bị ảnh hưởng bởi các đặc tính của sản phẩm nông sản. Sản phẩm nông sản có các đặc tính đặc thù như tính mùa vụ, mau hỏng, chất lượng không đồng nhất, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm. Những đặc tính những vấn đề trong tổ chức, hoạt động, và hiệu suất của chuỗi, từ đó ảnh hưởng tới đặc điểm của chuỗi.

Các nhà bán lẻ lớn như siêu thị ngày càng chi phối chuỗi giá trị nông sản. Các siêu thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong bán lẻ sản phẩm nông sản do thị hiếu của người tiêu dùng nông sản có sự thay đổi theo hướng chuyển sang mua sắm tại các nhà bán lẻ đáp ứng được yêu cầu về tiện lợi, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các siêu thị ngày càng trở lên tập trung hóa cao: 15 siêu thị lớn nhất chiếm hơn 30% thị phần bán lẻ của siêu thị trên toàn cầu. Với quy mô lớn, các siêu thị ngày càng chi phối và kiểm soát chuỗi giá trị nông sản. Điều này khiến cho các siêu thị ngày càng có vai trò chi phối trong chuỗi giá trị nông sản. Các siêu thị chi phối tới sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và do ai sản xuất. Sự chi phối này ảnh hưởng tới cấu trúc, tổ chức và hoạt động chuỗi giá trị nông sản.
Tập trung hóa cao trong cung ứng đầu vào và chế biến thực phẩm. Trong lĩnh vực chế biến thực phẩm cũng đang diễn ra sự tập trung hóa cao, trong đó top 50 nhà chế biến hàng đầu chiếm tới 30% thị phần thực phẩm đóng gói. Một số công ty đa quốc gia như Nestlé, Kraft Foods, Unilever ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn cầu và chi phối thị trường của một số sản phẩm thực phẩm đóng gói. Trong ngành vật tư đầu vào cũng diễn ra sự tập trung hóa cao trong cung ứng giống, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, công nghệ sinh học và di truyền học: top 10 công ty lớn nhất kiểm soát từ 54% đến 80% thị phần trong mỗi lĩnh vực. Sự tập trung hóa cao trong cung ứng đầu vào và thu mua sản phẩm đầu ra cũng ảnh hưởng tới cấu trúc, tổ chức và hoạt động của chuỗi giá trị nông sản, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Các tiêu chuẩn ngày càng trở nên quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản. Cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các nước ngày càng sử dụng các tiêu chuẩn như vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng như một hàng rào kỹ thuật để bảo hộ nông nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng sử dụng tiêu chuẩn riêng của họ trong thu mua sản phẩm. Những tiêu chuẩn này trở thành một rào cản cho sự tham gia vào chuỗi giá trị của người sản xuất, đặc biệt là sản xuất quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển.

2. Những vấn đề về logistics trong ngành nông sản:

Logistics giữ vai trò kết nối các khâu trong chuỗi giá trị hàng hóa nói chung và càng trở nên quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản, bởi việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng phụ thuộc vào sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các khâu, các mắt xích trong chuỗi.

Theo hình thức quản trị/liên kết chuỗi giá trị có thể chia chuỗi giá trị thành 5 loại chuỗi giá trị bao gồm [Gereffi và các cộng sự, 2005]

– Chuỗi giá trị không liên kết hay được quản trị bằng quan hệ thị trường: Trong hình thức này, người mua và người bán giao dịch với nhau theo phương thức mua bán trao tay, không xây dựng quan hệ hợp tác dài hạn. Mối liên kết giữa các hoạt động trong chuỗi giá trị không lớn, thông tin trao đổi và kiến thức chia sẻ đơn giản và rõ ràng. Giao dịch giữa các tác nhân dựa trên mức giá trên thị trường.

– Mô-đun: là loại hình quản trị chuỗi dựa trên mối quan hệ giữa doanh nghiệp đứng đầu và các nhà cung ứng. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong hình thức này đặc trưng bởi tính chất bổ sung năng lực cốt lõi cho nhau. Trong mô hình này, tiêu chuẩn và thông tin được sử dụng làm cơ chế điều phối.

– Quan hệ [relational]: Trong mô hình này, mối quan hệ giữa các tác nhân là phụ thuộc lẫn nhau và bị ràng buộc bởi quan hệ xã hội. Cơ chế điều phối chuỗi giá trị được sử dụng là danh tiếng và lòng tin.

– Ràng buộc [captive]: Trong mô hình này, doanh nghiệp dẫn đầu áp đặt quy định trong đó những doanh nghiệp khác trong chuỗi hoạt động. Những doanh nghiệp này quy định tiêu chuẩn sản phẩm và quy trình sản xuất đối với nhà cung cấp và giám sát nhà cung cấp thực hiện những tiêu chuẩn này.

– Nhất thể hóa dọc [hierachical]: Mô hình quản trị này được đặc trưng bởi liên kết dọc [giao dịch diễn ra trong nội bộ một doanh nghiệp]. Cơ chế quản trị mạng sản xuất nhất thể hóa dọc là kiểm soát của nhà quản lý đối với cấp dưới, hoặc từ trụ sở chính đối với các công ty con và chi nhánh.

Theo hình thức quản trị, chuỗi giá trị nông sản có thể được chia ra làm 3 chuỗi cơ bản: [i] Chuỗi không liên kết hay quản trị bằng quan hệ thị trường; [ii] Chuỗi giá trị có hợp đồng nông sản. Các dạng hợp đồng bao gồm: hợp đồng thu mua, hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, hợp đồng đầu tư…;  [iii] Chuỗi giá trị nhất thể hóa dọc trong đó các hoạt động từ sản xuất, chế biến, phân phối… thuộc phạm vi hoạt động trong nội bộ 1 doanh nghiệp.

Trong ngành nông nghiệp Việt Nam, hiện nay hình thức [i] vẫn còn phổ biến, tuy nhiên những năm gần đây, Nhà nước đang rất khuyến khích các hoạt động kí kết hợp đồng, sản xuất theo hợp đồng để đảm bảo đầu ra cho nông sản, đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, việc đầu tư về logistics vô cùng quan trọng để có thể đảm bảo được chất lượng và các điều kiện về giao hàng. Nếu không thể cải thiện được tình trạng hư hỏng, tổn thất, sụt giảm chất lượng trong quá trình lưu kho, vận chuyển hoặc giao hàng không đúng tiến độ thì sản phẩm nông nghiệp Việt Nam không những khó mà tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu mà còn có nguy cơ mất luôn cả sân nhà do sức ép cạnh tranh của các nhà cung ứng nông sản và thực phẩm chuyên nghiệp của nước ngoài đã chú ý đến thị trường Việt Nam như một mảnh đất đầu tư màu mỡ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp ngành nông nghiệp và logistics vẫn chưa tìm thấy sự liên kết chặt chẽ. Giao dịch giữa hai bên phần lớn vẫn chỉ thực hiện dưới hình thức cho thuê theo hợp đồng chứ chưa có sự liên kết để hỗ trợ nhau về giá, giúp nhau nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Hơn nữa nhiều công ty sản xuất lẫn logistics quy mô nhỏ chỉ có thể làm ăn nhỏ lẻ, có tính thời vụ, không đủ điều kiện để tạo cơ hội hợp tác phát triển.Do quy mô nhỏ lẻ nên hoạt động của chuỗi cũng thiếu những hoạt động đem lại giá trị cao như: chế biến rau quả, đóng gói, dán tem nhãn, trung chuyển hàng hóa, sắp xếp hàng hóa lên kệ tại cửa hàng…Các bên sản xuất nông phẩm, phân phối nông sản, các chuỗi nhà hàng và siêu thị cần hợp tác một cách chặt chẽ hơn với các bên dịch vụ chuỗi cung ứng lạnh, tập trung vào các tiêu chí giá trị, chất lượng và mức độ xuyên suốt trên toàn chuỗi. Để nông sản đảm bảo chất lượng trong bảo quản và vận chuyển thì doanh nghiệp cần cân nhắc khi chọn lựa giữa dịch vụ logistics giá rẻ và dịch vụ logistics xuyên suốt và giá trị cao.

Mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm dưa bao tử trong nhà lưới tại thị trấn Lam Sơn [Thọ Xuân]. Ảnh: Lê Hợi

Khi tham gia vào chuỗi liên kết, người nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn, ít rủi ro; được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm...

Thực tế những năm qua cho thấy, việc tổ chức liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển, nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách cần tháo gỡ để phát triển bền vững.

Mô hình liên kết trồng mướp lấy xơ phục vụ xuất khẩu tại xã Hoằng Đại [TP Thanh Hóa].

Trong những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện nhiều biện pháp, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị với người dân theo nhiều hình thức. Khi tham gia vào chuỗi liên kết, người nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn, ít rủi ro; được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị còn góp phần nâng cao giá trị gia tăng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông, lâm, thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao. Điển hình như: 40 hộ dân tại 12 xã trên địa bàn huyện Như Xuân thực hiện liên kết chăn nuôi gà theo chuỗi giá trị với Công ty CP GASAVI, quy mô từ 2.000 - 5.000 con gà/lứa; Công ty CP VIFOSA liên kết với hộ chăn nuôi tại xã Vĩnh Minh [Vĩnh Lộc] thực hiện chuỗi sản xuất, chế biến sản phẩm thịt lợn, xúc xích lợn, giò nạc; Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao [tỉnh Ninh Bình] liên kết sản xuất với các HTX của 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với tổng diện tích lên tới 2.300 ha sản xuất theo chuỗi giá trị đối với cây rau, củ, quả làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu; 600 hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tham gia chuỗi liên kết với các HTX, sản lượng tiêu thụ thông qua chuỗi liên kết hàng năm hơn 1.000 tấn thủy sản... Ngoài ra, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng tích cực tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp với người dân. Để khuyến khích các tập thể, cá nhân tham gia tổ chức liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3841/QĐ-UBND ngày 16-9-2020, về việc phê duyệt chủ trương và giao dự toán hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020 cho 6 dự án, đó là dự án trồng mướp lấy xơ phục vụ xuất khẩu trên diện tích đất bãi ngoại đê và đất màu nội đê hiệu quả kinh tế thấp tại xã Hoằng Đại [TP Thanh Hóa]; mô hình sản xuất cà rốt, bắp cải theo hướng công nghệ cao theo chuỗi liên kết cung cầu giữa Công ty TNHH Đầu tư và Xây lắp Xuân Minh [Hoằng Hóa] với Công ty TNHH Nông nghiệp phát triển Kim Huy Việt Nam; mô hình chăn nuôi thỏ Newzealand thương phẩm an toàn theo chuỗi liên kết cung cầu tại huyện Quảng Xương với Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam; sản xuất cây ớt xuất khẩu theo chuỗi liên kết cung cầu với Công ty TNHH Long Phương Nam để xuất khẩu của HTX nông nghiệp Liên Lộc [Hậu Lộc]; chăn nuôi gà thịt theo chuỗi liên kết để xuất khẩu ở huyện Hậu Lộc; mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao tại huyện Hậu Lộc... với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 4 tỷ đồng. Mặc dù, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị đang dần được khẳng định, nhưng số lượng các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khá ít, quy mô liên kết còn nhỏ. Một trong những khó khăn trong việc xây dựng và phát triển số lượng các chuỗi trên địa bàn là tình trạng sản xuất nông nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ, có sự tham gia của nhiều hộ. Tuy đã hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung nhưng tính tổ chức, liên kết còn hạn chế và chưa có những dự án đầu tư tổ chức sản xuất liên kết giữa các vùng. Việc tích tụ, tập trung đất đai vẫn còn nhiều trở ngại, người dân vẫn còn tâm lý giữ đất, e ngại xảy ra những biến động trong việc cho thuê quyền sử dụng đất. Thêm vào đó là tính liên kết giữa người dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Thực tế, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra việc doanh nghiệp thu mua với giá thấp hơn giá đã cam kết trong hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trong khi nhận thức của một bộ phận nông dân còn hạn chế, chưa thật sự tuân thủ những ràng buộc trách nhiệm với doanh nghiệp, vẫn có tâm lý bán hàng ra ngoài, phá vỡ cam kết khi giá thị trường tăng.

Vì vậy, để việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thực sự phát triển bền vững, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cần có kế hoạch phát triển cụ thể, thu hút doanh nghiệp tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường đối với từng sản phẩm; tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và thương hiệu.

Lê Hợi

Video liên quan

Chủ Đề