Đăng ký đánh giá năng lực 2021

Huyên Nguyễn   -   Thứ tư, 02/03/2022 06:42 [GMT+7]

Thí sinh thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2021 [Ảnh: VNU-HCM]

Không thể học kiểu “trúng tủ”

- Thưa TS Nguyễn Quốc Chính, kết thúc đăng ký dự thi kỳ thi đánh giá năng lực [ĐGNL] đợt 1 năm 2022, đến nay đã có bao nhiêu thí sinh đăng ký dự thi?

Từ 28.1 đến 28.2, đã có 84.949 thí sinh đăng ký, trong đó hơn 70.000 đã hoàn thành thủ tục lệ phí thi. Thí sinh đã đăng ký cần hoàn tất thủ tục đóng lệ phí đến 24h ngày 5.3.

- Với số lượng thí sinh đăng ký cao nhất từ trước đến nay như vậy cho thấy sức hút của kỳ thi. Cùng chính vì thế, nhiều em đang ráo riết tìm địa chỉ luyện thi ĐGNL. Ông có thể đưa ra một vài lời khuyên để thí sinh có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi tới đây?

Đề thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TPHCM luôn giữ ổn định về cấu trúc, độ khó và sẽ được cải tiến để chất lượng tốt nhất. Cách để đạt kết quả tốt nhất là học sinh cần có năng lực thật và tập trung học để nâng cao năng lực đó trong suốt quá trình chứ không phải là luyện thi, học tủ để có điểm thi cao. Theo tôi, luyện thi sẽ không thể đạt hiệu quả cao. Điều này đặc biệt đúng với kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TPHCM.

Đề thi được ra với mục tiêu để thí sinh không luyện thi, tìm kiếm những em có năng lực thật và định hướng học tập một cách đúng đắn. Lời khuyên là thí sinh không cần tham gia các khoá luyện thi đang được quảng cáo ở khắp nơi mà nên tự ôn luyện năng lực chung của mình. Bài thi hỏi rất tổng quát về khả năng hệ thống hoá, khả năng xử lý số liệu, xử lý vấn đề… vì thế không thể học kiểu “trúng tủ”.

TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: VNU-HCM

- Diễn biến dịch bệnh hiện nay còn đang phức tạp, cùng với đó là lượng thí sinh dự thi đông đảo, ông có thể cho biết về phương án phòng chống dịch bệnh tại các điểm thi để bảo đảm an toàn?

Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 sẽ diễn ra sáng 27.3 tại 17 địa phương. Trong số thí sinh đăng ký dự thi đợt 1, nhiều nhất là cụm thi TPHCM với 42.000 thí sinh, kế đó là Khánh Hòa 4.900 thí sinh, Đồng Nai 4.100, Bình Định 4.100, Bến Tre 3.700, Đà Nẵng 3.600, Đắk Lắk 3.400, Bình Dương 3.200, Bà Rịa - Vũng Tàu 2.500, Quảng Ngãi 2.500, Cần Thơ 2.000, An Giang 2.000, Phú Yên 1.900, Kiên Giang 1.300, Bình Thuận 1.200, Bạc Liêu 800 và Quảng Nam 600.

Công tác phòng dịch sẽ thực hiện theo hướng dẫn tại từng địa phương, Đại học Quốc gia TPHCM cũng như các đơn vị phối hợp sẽ thực hiện nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho kỳ thi. Chúng tôi tự tin vì đã có kinh nghiệm tổ chức nhiều cuộc thi lớn, đặc biệt là kỳ thi năm 2020 và 2021 dịch bệnh còn phức tạp hơn. Hiện nay, tình hình chống dịch trong cả nước đã thống nhất, tỉ lệ tiêm vaccine cao, quy trình, quy định cụ thể đến từng con người, cùng với đó là sự phối hợp chặt với các đơn vị, địa phương để tổ chức thi tốt nhất.

Hơn 300.000 nguyện vọng

- Điểm mới của năm nay là thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển cùng với đăng ký dự thi. Ông có thể thông tin thêm về tình hình đăng ký nguyện vọng đến nay như thế nào?

Hiện có 84 đơn vị [trường đại học, cao đẳng] sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh với 1.266 ngành học; 57 đơn vị tham gia hệ thống đăng ký xét tuyển chung. Vừa qua, có khoảng 300.000 nguyện vọng xét tuyển đã được thí sinh đăng ký. Trung bình mỗi thí sinh đăng ký 3-4 nguyện vọng. Điều này giúp thí sinh thuận lợi không phải thực hiện nhiều thao tác. Đồng thời các đơn vị cũng có thông tin nguyện vọng của thí sinh để gọi trúng tuyển cho phù hợp hơn.

- Vậy thí sinh sẽ cần phải lưu ý thêm những quy định nào sau khi đã đăng ký dự thi, thưa ông?

Sau khi thí sinh đăng ký cần đợi 1-3 ngày để trung tâm xác nhận đã thanh toán trên tài khoản. Sau 3 ngày từ ngày đóng lệ phí thi [các ngày trong tuần, không tính thứ bảy và chủ nhật], thí sinh cần phải đăng nhập tài khoản dự thi, kiểm tra tình trạng xác nhận đã thanh toán thành công hay chưa tại mục nhật ký thanh toán .

Quá 3 ngày chuyển tiền/chuyển tiền sai nội dung, sai tên đơn vị hưởng, dư, thiếu tiền... thí sinh cần gửi email để hỗ trợ xác nhận.

Những sai sót trong thông tin tài khoản họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, khu vực ưu tiên... thí sinh cũng cần liên hệ qua email để được hỗ trợ chỉnh sửa.

Dự kiến khoảng 19 - 20.3, thí sinh quay lại tài khoản để in giấy báo dự thi. Thí sinh xem và in giấy báo dự thi mang theo đi thi cùng chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu [bản gốc]. Liên quan đến nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thí sinh cần đợi đến ngày 5.4 để chỉnh sửa, thêm, đổi thứ tự, đăng ký nguyện vọng.

- Hiện nay, có khoảng 10 kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức. Vậy ông có thể đưa ra một số lời khuyên cho thí sinh khi chọn dự thi?

Các thí sinh cần chọn kỳ thi thực sự cần thiết. Điều này phụ thuộc vào nguyện vọng của các em muốn vào trường nào, trường đó ngành đó yêu cầu hình thức thi nào chứ không phải đăng ký thi tất cả các kỳ thi.

Xin cảm ơn ông!

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trưa 1-3, TS Nguyễn Quốc Chính, giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết kết thúc đăng ký dự thi kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022 [từ 28-1 đến 28-2], đã có 84.949 thí sinh đăng ký [trong đó hơn 70.000 đã hoàn thành thủ tục lệ phí thi].

"Thí sinh đã đăng ký cần hoàn tất thủ tục đóng lệ phí cho đến 24h ngày 5-3. Thí sinh có thể đóng lệ phí đăng ký dự thi và xét tuyển bằng một trong hai hình thức sau: chuyển khoản qua ngân hàng hoặc sử dụng ứng dụng Payoo. Tài khoản đăng ký thành công và hợp lệ là tài khoản đã được xác nhận thanh toán" - ông Chính lưu ý.

Cần 1 - 3 ngày để trung tâm xác nhận đã thanh toán hay chưa trên tài khoản. Sau 3 ngày từ ngày đóng lệ phí thi [các ngày trong tuần, không tính thứ bảy và chủ nhật], thí sinh cần phải đăng nhập tài khoản dự thi, kiểm tra tình trạng xác nhận đã thanh toán thành công hay chưa tại "Nhật ký thanh toán" .

Quá 3 ngày chuyển tiền/chuyển tiền sai nội dung, sai tên đơn vị hưởng, dư, thiếu tiền... thí sinh cần email tới để hỗ trợ xác nhận [email kèm theo biên lai đóng tiền và thông tin mã hồ sơ đăng ký và thông tin cá nhân].

Những sai sót trong thông tin tài khoản họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, CMND/CCCD, khu vực ưu tiên... thí sinh cũng cần email tới địa chỉ trên để hỗ trợ chỉnh sửa [email rõ ràng nội dung cần chỉnh sửa].

Ngày 20-3 [dự kiến], thí sinh quay lại tài khoản để in giấy báo dự thi. Thí sinh xem và in giấy báo dự thi mang theo đi thi cùng CMND/CCCD/hộ chiếu [bản gốc].

Liên quan đến nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thí sinh cần đợi đến ngày 5-4 để chỉnh sửa, thêm, đổi thứ tự, đăng ký nguyện vọng.

Hiện có 84 đơn vị [trường ĐH, CĐ] sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh với 1.266 ngành học; 57 đơn vị tham gia hệ thống đăng ký xét tuyển chung. "Vừa qua, có khoảng 300.000 nguyện vọng xét tuyển đã được thí sinh đăng ký. Trung bình mỗi thí sinh đăng ký 3-4 nguyện vọng", ông Chính cho biết thêm.

Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022 của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ diễn ra sáng 27-3 tại 17 địa phương.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Chính, trong số thí sinh đăng ký dự thi đợt 1, nhiều nhất là cụm thi TP.HCM với 42.000 thí sinh, kế đó là Khánh Hòa với 4.900 thí sinh, Đồng Nai 4.100, Bình Định 4.100, Bến Tre 3.700, Đà Nẵng 3.600, Đắk Lắk 3.400, Bình Dương 3.200, Bà Rịa - Vũng Tàu 2.500, Quảng Ngãi 2.500, Cần Thơ 2.000, An Giang 2.000, Phú Yên 1.900, Kiên Giang 1.300, Bình Thuận 1.200, Bạc Liêu 800 và Quảng Nam 600.

Đăng ký và xét tuyển thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM thế nào?

TRẦN HUỲNH

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM 2022 cần thực hiện đồng thời đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển theo các bước:

Bước 1, thí sinh cần truy cập vào trang //thinangluc.vnuhcm.edu.vn/.

Bước 2, chọn nút “Đăng ký” từ trang chủ.

Bước 3, điền đầy đủ, chính xác các thông tin đăng ký dự thi theo yêu cầu và thí sinh phải chịu trách nhiệm về các thông tin này. Các thông tin này được in trên giấy báo dự thi và giấy báo điểm, thí sinh cần kiểm tra kỹ trước khi lưu. Trong đó, thông tin email và số điện thoại được sử dụng để kích hoạt tài khoản và liên lạc trong trường hợp cần thiết.

Cách điền hồ sơ đăng ký dự thi và xét tuyển cụ thể như sau:

Bước 4, nhấn nút “Tôi không phải là người máy” và chọn hình theo yêu cầu, nhấn “Xác minh”. Trong trường hợp không hiện bước này, thí sinh có thể bỏ qua.

Bước 5 đến bước 11, thí sinh kích hoạt tài khoản và thực hiện đăng ký dự thi:

Bước 12, chọn Đăng ký nguyện vọng, bước 13 chọn phương thức thanh toán. Cuối cùng, thí sinh in phiếu đăng ký xét tuyển và đóng lệ phí.

Năm 2022, kỳ thi này dự kiến sẽ được tổ chức 2 đợt, trong đó đợt đầu tiên vào ngày 27.3 tại 17 địa phương gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Ở đợt 2, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến sẽ tổ chức thi tại 4 địa phương: Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang.

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi và xét tuyển đợt 1 từ ngày 28.1 - 28.2. Thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, trong đó nguyện vọng 1 là cao nhất. Đồng thời, thí sinh có thể đăng ký bổ sung nguyện vọng xét tuyển và sắp xếp lại thứ tự các nguyện vọng sau khi kết quả thi đợt 1 được công bố.

Tính đến nay, có hơn 80 trường ĐH, CĐ trong cả nước đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM 2022 để xét tuyển một phần chỉ tiêu tuyển sinh trong năm 2022.

Tin liên quan

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề