Chứng minh thư cũ có làm được thẻ ngân hàng không

HHT - Thời gian này, thông tin thẻ từ ATM chỉ còn được sử dụng đến hết ngày 31/12/2021 và được thay bằng ATM gắn chip được nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, nhiều người lo ngại rằng phải có thẻ Căn cước công dân gắn chip mới có thể làm thủ tục đổi thẻ ATM gắn chip, vậy thực hư là thế nào?

Từ 31/12/2021, thẻ ATM từ bị “khai tử” hoàn toàn

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 1 Thông tư 41/2018/TT-NHNN [quy định này sửa đổi khoản 2 Điều 27a Thông tư 19/2016/TT-NHNN] nêu rõ: Đến ngày 31/12/2021, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

Theo đó, có thể thấy, từ ngày 31/12/2021, 100% thẻ ATM sẽ chuyển sang sử dụng dạng thẻ chip. Đồng nghĩa với đó, những thẻ ATM trước đây cấp theo công nghệ thẻ từ sẽ chính thức bị khai tử.

Để thực hiện cho lộ trình này, khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2020/TT-NHNN đã bổ sung khoản 4 vào Điều 27b [được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 41/2018/TT-NHNN] như sau: Từ ngày 31 tháng 3 năm 2021, các TCPHT thực hiện phát hành thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

Như vậy, từ ngày 31/3/2021, các ngân hàng đã chỉ phát hành thẻ ATM gắn chip mà không còn phát hành thẻ ATM từ. Do đó, cá nhân tạo thẻ ngân hàng từ ngày 31/3/2021 đều là thẻ ATM gắn chip.

Do đó, chỉ những thẻ ATM dạng từ cấp trước 31/3/2021 thì bắt buộc phải đổi sang thẻ ATM gắn chip để có thể sử dụng bình thường sau ngày 31/12/2021.

Cấp ATM gắn chip, có phải đổi Căn cước công dân gắn chip không?

* Đổi từ thẻ ATM thường sang ATM gắn chip

Theo thông tin nêu trên, những thẻ ATM từ cấp trước ngày 31/3/2021 sẽ không còn được sử dụng sau ngày 31/12/2021 mà thay vào đó, người dân phải đi đổi từ thẻ ATM cũ sang thẻ ATM gắn chip.

Hiện nay, không có văn bản nào quy định cụ thể về thủ tục đổi từ thẻ ATM dạng từ cũ sang thẻ ATM gắn chip. Tuy nhiên, các ngân hàng hiện đã và đang thực hiện đổi theo quy định của từng ngân hàng. Thông thường, các khách hàng đều có thể đổi ATM gắn chip trực tiếp tại quầy hoặc thực hiện online. Trong đó:

- Thực hiện tại quầy: Ngân hàng thường chỉ yêu cầu khách hàng xuất trình Chứng minh nhân dân [CMND]/Căn cước công dân cho giao dịch viên, khai thông tin vào Tờ khai đổi thẻ.

- Thực hiện online tại các ứng dụng của ngân hàng: Thực hiện theo quy định của từng ngân hàng nhưng thường cũng chỉ yêu cầu điền đầy đủ thông tin, hẹn thời gian ra điểm giao dịch hoặc địa điểm nhận thẻ gắn chip.

Có thể thấy, trong thành phần hồ sơ cấp ATM gắn chip không yêu cầu phải là Căn cước công dân gắn chip gắn chip. Đồng thời, theo Điều 23 Luật Căn cước công dân cùng Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP, các trường hợp công dân bắt buộc đổi sang thẻ CCCD gắn chip gồm:

- Chứng minh nhân dân hết hạn hoặc người dùng Căn cước công dân mã vạch đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- CMND/CCCD hư hỏng không dùng được.

- Công dân thay đổi thông tin về họ, tên đệm, tên, đặc điểm nhận dạng, giới tính, quê quán.

- Công dân có sai sót thông tin trên CMND/CCCD.

- Bị mất…

Theo quy định này, việc đổi từ thẻ ATM mẫu cũ dạng từ sang ATM gắn chip không yêu cầu người dân phải đổi sang CCCD gắn chip.

* Cấp mới thẻ ATM gắn chip

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2020/TT-NHNN nêu trên, từ 31/3/2021, các ngân hàng đã tạm dừng cấp thẻ ATM dạng từ mà chuyển hoàn toàn sang cấp thẻ ATM gắn chip. Tuy nhiên, hồ sơ mở tài khoản thanh toán vẫn được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 16/2020/TT-NHNN bao gồm:

- Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán.

- Giầy tờ tùy thân như CCCD/ CMND/ hộ chiếu còn hạn hoặc giấy khai sinh [cá nhân chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu]…

Như vậy, nếu muốn mở tài khoản và phát hành thẻ ATM gắn chip thì cá nhân cũng chỉ cần cung cấp Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân còn hạn mà không yêu cầu phải là Căn cước công dân gắn chip. Do đó, khi cấp mới thẻ ATM gắn chip, người dân không cần phải có thẻ CCCD gắn chip mà chỉ cần Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng.

Linh Lê

Theo Luật Việt Nam

Nhu cầu mở thẻ ATM để sử dụng hiện nay không chỉ dành cho tầng lớp người giàu nữa. Mà hiện nay bất cứ ai cũng có thể đăng ký làm thẻ ATM để sử dụng. Và bạn cũng đang muốn đăng ký mở tài khoản ngân hàng. Nhưng không may đã bị mất chứng minh nhân dân bản gốc. Bạn đang muốn biết CMND photo có làm được thẻ ATM không? Và cách mở thẻ như thế nào, ở dưới đây stkdep.com sẽ giúp bạn trả lời.

CMND photo có làm được thẻ ATM không?

Tuy rằng quy định về việc làm thẻ ATM hiện nay đã đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây. Nhưng vẫn có quy định tối thiểu mà khách hàng cần phải đáp ứng. Đó chính là phải từ 15 tuổi trở lên và phải có giấy tờ tùy thân là CMND/CCCD/Hộ chiếu bản gốc thì mới đăng ký được.

CMND bản sao không làm được thẻ ATM

Với câu hỏi CMND photo có làm được thẻ ATM hay không? Câu trả lời là KHÔNG bạn sẽ không thể dùng chứng minh nhân dân bản sao để đăng ký mở thẻ ATM. Vì ngân hàng không thể xác nhận được thông tin của bạn thông qua giấy tờ photo. Bắt buộc người dùng muốn mở tài khoản ngân hàng cần phải có giấy tờ tùy thân bản gốc.

Xem thêm : Cách lấy lại mã PIN thẻ ATM Vietinbank khi quên mật khẩu

Quy định mở tài khoản/thẻ ATM của ngân hàng

Thẻ ATM là thẻ có chức năng thực hiện việc rút tiền tại cây ATM. Và dạng thẻ thanh toán quốc tế, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng được gọi là thẻ ATM. Và để có thể đăng ký làm thẻ thì khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Cụ thể như sau:

Theo như quy định của chính phủ thì công dân đạt độ tuổi từ 15 trở lên và đã được cấp chứng minh nhân dân. Có đầy đủ nhận thức về hành vi dân sự thì có thể đăng ký một chiếc thẻ ATM nội địa.

Và đối với các loại thẻ Mastercard/Visa thì cần phải đạt từ 18 tuổi trở lên. Nếu chưa đủ 18 tuổi thì cần phải có phụ huynh, người bảo lãnh đi cùng.

* Yêu cầu bắt buộc: Phải có chứng minh thư bản gốc, được đăng ký hợp lệ không bị nhòe, tẩy xóa.

chứng minh thư

Mất chứng minh thư có làm được thẻ ATM là không nhé mọi người. Nếu như đã đánh rơi mất CMND bản gốc của mình thì cần phải cần làm lại ngay thì mới mở được.

CMND photo công chứng có làm được thẻ ATM

CMND photo công chứng có làm được thẻ ATM? Kể cả bản sao chứng minh nhân dân của bạn có con dấu công chứng xác thực đi chăng nữa cũng không thể đăng ký mở thẻ ATM được. Vì con dấu đỏ chỉ là xác nhận giấy tờ hợp lệ và có thể xin đóng dấu bất cứ lúc nào.

Và ngân hàng cần phải yêu cầu thông tin gốc của các bạn. Tránh tình trạng tạo tài khoản ảo, chính vì lý do đó. Bản CMND công chứ không được phép sử dụng để mở thẻ ATM.

Mất chứng minh thư phải làm gì để làm thẻ ATM

Làm thẻ ATM khi mất CMND cách duy nhất là bạn phải tới cơ quan có thẩm quyền và đề nghị cấp lại CMND. Vì ngân hàng chỉ chấp nhận giấy tờ tùy thân bản gốc mà thôi. Hoặc nếu như bạn có hộ chiếu thì có thể dùng để mở thẻ mà không cần dùng tới CMND.

Lưu ý: Nếu như giấy tờ gốc của bạn là chứng minh thư. Khi làm lại sẽ thay đổi thành căn cước công dân. Và loại giấy tờ mới này sẽ thay đổi về số so với chứng minh nhân dân. Nếu như bạn đã có tài khoản ngân hàng rồi, mà muốn làm lại thì cần phải xin giấy xác nhận CMND và CCCD là 1 người nhé.

Cuối cùng bạn cần ghi nhớ mất chứng minh thư bản gốc không thể làm thẻ ATM. CMND photo có làm được thẻ ATM là không, nếu còn thắc mắc hãy gửi lại câu hỏi ở phía dưới nhé.

Video liên quan

Chủ Đề