Nghiên cứu về tác hại của rượu bia

Không có rượu, bia- thôn Cu Pua, xã Đakrông bình yên bên dãy Trường Sơn

[Ảnh: Bội Nhiên]

Theo đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, việc sử dụng rượu, bia không phù hợp gây đột quỵ, suy tim, các bệnh lý tăng huyết áp và phình động mạch chủ, tổn thương gan, xơ gan dẫn đến viêm gan, viêm tụy cấp hoặc mãn tính, gây ra những bệnh tật ở hạ hầu, hầu họng, ung thư thanh quản, thực quản, tuyến mật trong gan, ung thư vú ở phụ nữ. Mỗi người uống 6 cốc bia trong một lần sẽ rất nguy hại và được xem là uống rượu, bia quá độ. Ở Việt Nam, một điều tra trong năm 2015 cho thấy 44% người uống rượu, bia ở mức quá độ và việc sử dụng rượu, bia dẫn đến 79 nghìn ca tử vong, hàng trăm nghìn ca khác phải nhập viện điều trị các hội chứng, bệnh liên quan đến rượu, bia trong năm 2016. Bên cạnh những ảnh hưởng xấu với sức khỏe của người sử dụng còn có nhiều hậu quả nghiêm trọng do uống rượu, bia đối với trật tự an toàn xã hội vì việc hấp thụ lượng cồn trong rượu, bia làm cơ thể phản ứng chậm, hạn chế sự phối hợp các hoạt động, tầm nhìn bị ảnh hưởng dẫn tới nguy cơ tai nạn giao thông và người đã bị rượu, bia chi phối dễ rơi vào trạng huống hung hăng, bạo lực. Nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc và án mạng thương tâm làm nhiều người thiệt mạng, bị thương, dị tật suốt đời xảy ra trong thời gian qua có nguyên nhân trực tiếp từ việc lạm dụng rượu, bia. Số vụ tai nạn giao thông do người đi xe máy có uống rượu, bia chiếm từ 70% đến 90% mà từ 80% đến 90% là do nam giới gây ra thường vào buổi tối và cao hơn vào các ngày cuối tuần, lễ, tết.

Từ năm 2010 đến nay, số lượng rượu, bia được tiêu thụ tăng mạnh ở Việt Nam qua mỗi năm, thậm chí đến mức báo động với sản lượng tiêu thụ rượu, bia đứng thứ 3 châu Á và thứ 64 thế giới trong năm 2016, hơn 4 tỷ lít trong năm 2017, đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao nhất thế giới mà đáng lo ngại là trong số nam giới uống rượu, bia có 1/4 người uống rượu, bia ở mức có hại đồng thời tuổi bắt đầu uống rượu, bia ngày càng trẻ. Nhiều người khi trả lời phỏng vấn về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đã nhắc đến mối liên quan giữa rượu, bia với tình trạng bệnh ung thư gan, đột quỵ, rối loạn nhận thức và các dạng tàn tật sau tai nạn giao thông của người thân trong gia đình mình. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi các quy định liên quan đến phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn là rất cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhằm hạn chế và hướng tới loại bỏ những tác động xấu từ việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe cộng đồng và trật tự an toàn xã hội, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia gồm 7 chương và 36 điều bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 với những quy định về chuẩn mực, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, cơ quan truyền thông,... trong thực hiện hành vi liên quan đến phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn.

Hướng tới mục tiêu góp phần đưa Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đi vào thực tế cuộc sống và có hiệu quả tích cực, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã có công văn số 1387/SYT-TTr ngày 26/12/2019 về việc triển khai thực hiện Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia gửi thủ trưởng các đơn vị trực thuộc yêu cầu triển khai một số nội dung: Tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị. Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc và nghỉ giữa giờ làm việc. Quán triệt, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh và người sử dụng dịch vụ y tế về việc không được uống rượu, bia tại các cơ sở y tế, nơi làm việc của cơ quan, đơn vị. Không bán rượu, bia tại các cơ sở y tế, nơi làm việc của cơ quan, đơn vị. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật xây dựng kế hoạch, phối hợp các cơ quan truyền thông tuyên truyền nội dung của Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn toàn tỉnh. Bằng tất cả năng lực và tinh thần vì sức khỏe nhân dân, ngành y tế tỉnh Quảng Trị tiếp tục cùng cộng đồng phòng chống tác hại của rượu, bia để giữ gìn và nâng cao sức khỏe của người Việt Nam.

NGUYỄN BỘI NHIÊN

Những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế-xã hội đang ngày càng gia tăng và là thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết.

Ảnh minh họa

Sử dụng rượu, bia là thói quen tiêu dùng đã tồn tại lâu đời ở nhiều nước cũng như Việt Nam, được coi là phương tiện giao tiếp xã hội. Sử dụng rượu, bia ở liều lượng chừng mực, trên một số cá nhân có thể mang lại một số tác động tích cực. Tuy nhiên, do rượu, bia đều chứa cồn là chất gây nghiện, được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế [IARC] xếp vào nhóm chất gây ung thư, có tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể nên việc sử dụng rượu, bia có nguy cơ gây ra các tác động đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế và cần có cơ chế quản lý khác với các hàng hóa thông thường theo hướng phòng ngừa, hạn chế tác hại ngay từ khi con người tiếp cận sản phẩm này.

Căn nguyên của nhiều loại hình bệnh tật

Bằng chứng khoa học quốc tế cho thấy rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 [một số tên bệnh đã có từ rượu như loạn thần do rượu, xơ gan do rượu, hội chứng rượu bào thai…], là một trong 4 yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh không lây nhiễm.

Sử dụng rượu, bia gây tổn thương đến nhiều cơ quan, chức năng của cơ thể như: Gây ung thư [gan, khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, tuỵ, thận, đại - trực tràng, vú]; gây rối loạn tâm thần kinh [loạn thần, trầm cảm, rối loạn lo âu, giảm khả năng tư duy]; bệnh tim mạch [nhồi máu cơ tim, đột quỵ]; bệnh tiêu hóa [tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính]; ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi và phát triển bào thai; suy giảm miễn dịch…

Trên thế giới, mỗi năm rượu, bia là nguyên nhân gây tử vong cho 3,3 triệu người, chiếm 5,9% tổng số tử vong, làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnh của con người, tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá gây ra.

Báo cáo về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 5 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy năm 2012 có 8,3% số trường hợp tử vong liên quan đến sử dụng rượu, bia, 71,7% trường hợp tử vong do xơ gan ở nam và 36,2% trường hợp tử vong do tai nạn giao thông ở nam là do sử dụng rượu, bia; 15% số giường bệnh tại các bệnh viện tâm thần là dành cho điều trị người bệnh loạn thần do rượu, bia. Bên cạnh đó, tổn hại sức khỏe do ngộ độc rượu, bia trong đó có rượu, bia không bảo đảm chất lượng, không kiểm soát được nguồn gốc, rượu pha từ cồn công nghiệp cũng là vấn đề đáng lưu tâm.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, rượu, bia cũng gây những tác hại, tác động tiêu cực đến gia đình và xã hội. Nếu so với hút thuốc lá thì các hệ luỵ về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra nghiêm trọng hơn nhiều, bao gồm: Tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Gánh nặng cho gia đình và xã hội

Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49. Theo Nghiên cứu của WHO phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trên 14.990 nạn nhân tai nạn giao thông nhập viện tại 6 tỉnh thì 28% người đi xe máy có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép [50 mg/dl], 63,4% người lái xe ô tô có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép [0 mg/dl]. Thông tin từ Khoa cấp cứu Bệnh viện Việt Đức, chỉ trong 4 ngày tết Mậu Tuất 2018 có gần 500 ca tai nạn giao thông nhập viện, trong đó hơn 60% có liên quan đến sử dụng rượu, bia.

Thống kê hằng năm có khoảng 800 ca tử vong do bạo lực có liên quan đến sử dụng rượu, bia; khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có liên quan đến sử dụng rượu, bia; tỷ lệ trẻ em Việt Nam chịu tác hại từ việc sử dụng rượu, bia của người khác thuộc nhóm 2 nước cao nhất.

Tình trạng người dân ở các khu vực kém phát triển hơn uống rượu, bia ở mức có hại hiện nay là yếu tố nguy cơ có thể góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Tác hại từ việc sử dụng rượu, bia của người lớn đối với trẻ em được ghi nhận phổ biến hơn ở các hộ gia đình ở nông thôn, thu nhập thấp và có người sử dụng nhiều rượu, bia. Phụ nữ và trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số đang là đối tượng gánh chịu tác hại từ việc sử dụng rượu, bia, trong đó người dân tộc thiểu

Video liên quan

Chủ Đề