Cho vay hạn mức tín dụng dự phòng là gì

07 điều người dân cần biết khi vay vốn ngân hàng [Ảnh minh họa]

1. Điều kiện vay vốn ngân hàng

Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.

Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

- Có phương án sử dụng vốn khả thi.

- Có khả năng tài chính để trả nợ.

- Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

2. 06 nhu cầu vốn không được cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.

- Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để mua vàng miếng.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

+ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

+ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

3. Khách hàng được vay ngân hàng bao nhiêu tiền?

Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay.

4. Khi vay ngân hàng có cần thế chấp tài sản?

- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận.

Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.

- Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.

- Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.

Như vậy, việc có thế chấp tài sản khi vay ngân hàng hay không phụ thuộc vào thỏa thuận giữa ngân hàng và người đi vay.

5. Hồ sơ đề nghị vay vốn ngân hàng

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn tại mục [1] và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn.

6. Lãi suất cho vay vốn ngân hàng

- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa.

Các trường hợp Ngân hàng Nhà nước có quy định về lãi suất cho vay tối đa

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

- Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

- Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay.

Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm [một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày] tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

- Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay.

Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

7. Cách tính lãi khi không trả nợ đúng hạn

Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

8. Các loại phí khách hàng phải trả khi vay vốn ngân hàng

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc thu các khoản phí liên quan đến hoạt động cho vay, gồm:

- Phí trả nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.

- Phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

- Phí thu xếp cho vay hợp vốn.

- Phí cam kết rút vốn kể từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu.

- Các loại phí khác liên quan đến hoạt động cho vay được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

9. Nguyên tắc cung cấp thông tin khi vay vốn ngân hàng

- Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin trước khi xác lập thỏa thuận cho vay:

+ Lãi suất cho vay;

+ Nguyên tắc và các yếu tố xác định, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh;

+ Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn;

+ Lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả;

+ Phương pháp tính lãi tiền vay;

+ Loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay;

+ Các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

- Khách hàng cung cấp thông tin cho tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng:

+ Các tài liệu tại mục [3];

+ Báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích ghi trong thỏa thuận cho vay;

+ Các tài liệu để chứng minh việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.

Căn cứ pháp lý: Thông tư 39/2016/TT-NHNN, Quyết định 312/QĐ-NHNN.

>>> Xem thêm: Tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập nhằm mục đích gì? Quy trình bầu tổ trưởng của tổ này được thực hiện như thế nào?

Diễm My

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Chào tất cả mọi người! Hiện tại mình đang có một cái thắc mắc giữa hai cái khái niệm này. Về cho vay theo HMTD thì mình đã hiểu rõ nhưng còn cái cho vay theo HMTD dự phòng thì chưa hiểu rõ lắm và mình chưa phân biệt được hai loại này khác nhau ở điểm nào? Không biết ở đây có bạn nào đã đi làm gặp trường hợp này chưa. Nếu có thể thì mong được sự chia sẻ của các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

Theo mình: Hạn mức tín dụng dự phòng là khoản hạn mức tín dụng mà Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định [ngoài hạn mức tín dụng đã được ký ban đầu giữa Ngân hàng và khách hàng]. Như vậy có thể hiểu nếu như hạn mức tín dụng thông thường sẽ được dựa trên những tài sản thế chấp và những phương án cụ thể đã được phê duyệt của ngân hàng, thì hạn mức tín dụng dự phòng theo kiểu như một hạn mức tín dụng khung. Mình xin đưa VD như thế này

Khách hàng đang có 2 hạn mức tại 2 ngân hàng là A và B.Tuy nhiên, khách hàng đang có ý định là sẽ tất toán toàn bộ dư nợ của bên B để chuyển toàn bộ dư nợ về ngân hàng B, tuy nhiên do hiện tại khách hàng vẫn chưa đủ nguồn để tất toán khoản vay bên B, trong khi hạn mức bên A đang trong quá trình tái cấp hạn mức tín dụng mới thì CVQHKH bên A đề xuất phương án : "Hạn mức tín dụng sẽ dành cho khách hàng là 4 tỷ, tuy nhiên sẽ tăng 8 tỷ nếu như khách hàng tất toán khoản vay bên B và chuyển tài sản đảm bảo sang bên A trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng ".


Như vậy có thể thấy rằng hạn mức tín dụng bên A sẽ cấp hiện tại cho khách hàng là 4 tỷ, và sẽ dự phòng thêm 4 tỷ nếu như khách hàng đưa thêm tài sản đảm bảo vào

Theo mình: Hạn mức tín dụng dự phòng là khoản hạn mức tín dụng mà Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định [ngoài hạn mức tín dụng đã được ký ban đầu giữa Ngân hàng và khách hàng]. Như vậy có thể hiểu nếu như hạn mức tín dụng thông thường sẽ được dựa trên những tài sản thế chấp và những phương án cụ thể đã được phê duyệt của ngân hàng, thì hạn mức tín dụng dự phòng theo kiểu như một hạn mức tín dụng khung. Mình xin đưa VD như thế này

Khách hàng đang có 2 hạn mức tại 2 ngân hàng là A và B.Tuy nhiên, khách hàng đang có ý định là sẽ tất toán toàn bộ dư nợ của bên B để chuyển toàn bộ dư nợ về ngân hàng B, tuy nhiên do hiện tại khách hàng vẫn chưa đủ nguồn để tất toán khoản vay bên B, trong khi hạn mức bên A đang trong quá trình tái cấp hạn mức tín dụng mới thì CVQHKH bên A đề xuất phương án : "Hạn mức tín dụng sẽ dành cho khách hàng là 4 tỷ, tuy nhiên sẽ tăng 8 tỷ nếu như khách hàng tất toán khoản vay bên B và chuyển tài sản đảm bảo sang bên A trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng ".


Như vậy có thể thấy rằng hạn mức tín dụng bên A sẽ cấp hiện tại cho khách hàng là 4 tỷ, và sẽ dự phòng thêm 4 tỷ nếu như khách hàng đưa thêm tài sản đảm bảo vào


mình bổ sung thêm là: phần hạn mức dự phòng theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng sẽ bị tính phí; khoản phí này sẽ được khách hàng thanh toán kể cả khi không sử dụng đến hạn mức dự phòng nữa; cũng giống như 1 quán cafe thuê cái màn chiếu phòng khi đông khách xem EURO chẳng hạn; nhưng đen đủi thay quán vắng khách, màn chiếu ko dùng đến nhưng...vẫn mất tiền thuê

================================
"Sống là chiến đấu dù gian khổ đến đâu"

mình bổ sung thêm là: phần hạn mức dự phòng theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng sẽ bị tính phí; khoản phí này sẽ được khách hàng thanh toán kể cả khi không sử dụng đến hạn mức dự phòng nữa; cũng giống như 1 quán cafe thuê cái màn chiếu phòng khi đông khách xem EURO chẳng hạn; nhưng đen đủi thay quán vắng khách, màn chiếu ko dùng đến nhưng...vẫn mất tiền thuê


Cho mình hỏi chút là phí ở đây có nhiều ko bạn, thông thường thì khoảng bao nhiêu, tính như thế nào? :-?

Cho mình hỏi chút là phí ở đây có nhiều ko bạn, thông thường thì khoảng bao nhiêu, tính như thế nào? :-?


Khoản phí này thường không nhiều, nó phụ thuộc vào sự thỏa thuận của ngân hàng và khách hàng và tính trên % cho phần hạn mức dự phòng mà ngân hàng cấp cho khách hàng đấy bạn.

================================
"Sống là chiến đấu dù gian khổ đến đâu"

Thầy mình có hướng dẫn là HMTD dự phòng không phải là cho vay thêm mà chỉ cam kết chắc chắn cho vay trong HMTD đã thỏa thuận vì đôi khi ngân hàng thiếu vốn sẽ ko giải quyết nhu cầu theo HMTD đầu cho KH được vì vậy nếu có cam kết

HMTD dự phòng thì ngân hàng sẽ chắc chắn cam kết cho vay đúng theo HMTD ban đầu. mình đang bấn loạn chổ này???

đúng chủ đề mình đang cần quan tâm. Mình đang phải trả lời câu hỏi: Đặc trưng của HMTD dự phòng so với HMTD thông thường là gì?
Có cao nhân nào giải thích cụ thể hơn được không ạ

Đào mộ lại và hóng cao nhân vào giải quyết

Tiền không thành vấn đề - vấn đề là không có Tiền

Video liên quan

Chủ Đề