Chó đẻ bao lâu thì mở mắt

Nhà bạn có một lứa chó con mới sinh ra và bạn tự hỏi mất bao lâu chó con mới mở mắt, hãy để thú y Việt nam giúp bạn làm sang tỏ điều này.

Chó con mấy ngày mở mắt?

Chó con mất 2 tuần sau sinh để có thể mở mắt

Những chú chó con mới sinh sẽ mất khoảng 10  – 16 ngày tuổi để mở mắt nhìn thấy thế giới bên ngoài. Nhưng cũng sẽ có nhiều trường hợp chó con có thể mở mắt sớm hơn hoặc muộn hơn dự kiến vài ngày. Vì thế nếu như bạn thấy chú của gia đình quá 10 ngày rồi mà vẫn chưa mở mắt thì bạn cũng không nên quá lo lắng miễn sao chúng vẫn sống khỏe mạnh, bú sữa mẹ tốt là được.

Chó con sau khi mở mắt vài ngày đầu chúng sẽ không thực sự nhìn rõ hẳn mà phải mất vài ngày để thích nghi và làm quen.

Giống chó cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian mở mắt và tốc độ phát triển của chó.

Một số giai đoạn phát triển của cho con bạn nên biết

Thật tuyệt vời khi được theo dõi những chú chó con của gia đình mình phát triển từng ngày phải không. Chúng sẽ bắt đầu mở mắt – > đi lại – > chảy nhảy -> cai sữa -> ăn dặm.

Giai đoạn 1: Cho con mới sinh

Chó con mới sinh ra sẽ không thể mở mắt và không nhìn thấy gì cả, chúng bị điếc, thiếu răng, không thể đi lại chúng giống như những đứa trẻ sơ sinh.

Chó con mới sinh không thể tự ổn định nhiệt độ cơ thể của mình vì thế các bạn thấy chó con mới sinh liên tục rúc vào mẹ và rúc vào nhau để sưởi ấm.

Chó mẹ liếm những chú chó con của mình để giao tiếp với chúng và cũng để gắn kết tình cảm mẹ con với các chú chó con.

Chó con khi mới sinh sẽ có kích thước khác nhau nhưng về cơ bản chúng sẽ dần phát triển cân xứng nhau khi trưởng thành.

Chó con mới sinh sẽ có thể ngửi và cảm nhận đây là 2 giác quan chính để chúng tìm thấy mẹ để nhận sự chăm sóc từ mẹ.

Sữa của chó mẹ sản sinh ra trong những ngày đầu tiên cho chó con sẽ có rất giàu kháng thể để giúp chó con tăng cường miễn dịch.

Giai đoạn 2: Chó con được 1 – 2 tuần tuổi

Chó con sẽ ngủ nhiều trong hầu hết mọi thời gian trong ngày, khi chúng thức dậy chúng thường sẽ bú mẹ. Chó con cần nhiều năng lượng để phát triển và thúc đẩy những thay đổi trong cơ thể. Ví dụ như trọng lượng tăng trưởng gấp đôi khi mới sinh.

Khi chó con bò, loay hoay để di chuyển đến khu vực gần mẹ thì chúng sẽ được phát triển cơ bắp mạnh mẽ hơn, khi mạnh mẽ hơn chúng sẽ tranh nhau bú mẹ và bò lên cơ thể chó mẹ và các chú chó con khác.

Đây cũng là khoảng thời gian mà chủ nuôi chó tự hỏi bao giờ thì những chú chó con này có thể mở mắt và câu trả lời như ở trên các bạn đã biết là mất khoảng 2 tuần.

Giai đoạn 3: Chó từ 2 – 4 tuần tuổi

Chó con từ 2 – 4 tuần tuổi bắt đầu mở mắt, biết đi lại, biết nghe mọi vật xung quanh

Sau khi chó mở mắt ra được 1 vài ngày thì chúng cũng có thể nghe thấy, lúc đầu tai của chó con bị bịt kín khi mới sinh ra nhưng chỉ sau 2 – 4 tuần là chúng có thể mở ra. Mắt nhìn thấy, tai nghe thấy sẽ giúp chó con làm quen và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh.

Ở giai đoạn này chó con có thể nghe thấy tiếng mẹ và tiếng của các chú chó con xung quanh khác và chúng bắt đầu học hỏi về ngôn ngữ loài vật của mình.

Chó con có thể đi lại khi chúng đạt từ 18 – 21 ngày tuổi, chúng sẽ đi khắp nơi vì thế nên theo dõi chúng.

Ở tuần tuổi thứ 3 chó con đang trong giai đoạn phát triển và chuyển tiếp vì vậy chúng trở lên tự lập hơn và chơi đùa với nhau, quan tâm chú ý đến các đồ ăn rắn và các loại thức ăn khác. Trong giai đoạn này chó cũng bắt đầu mọc răng.

Giai đoạn 4: Chó con từ 4 – 12 tuần tuổi

Ở độ tuổi từ 4 – 12 tuần tuổi là thời điểm mà bạn có thể chơi đùa với những chú chó con của gia đình mình. Nhưng lưu ý nên chơi đùa ít với chúng thôi không thời gian chơi lâu quá có thể khiến chúng bị mỏi.

Ở độ tuổi này bạn có thể dạy và huấn luyện những chú chó con của mình.

Khi chó được 4 – 12 tuần tuổi bạn có thể tiến hành các biện pháp tẩy tẩy giun và tiêm phòng bệnh cho chó con định kỳ.

> Lịch tẩy giun cho chó bạn xem tại link: //thuyvietnam.com/lich-tay-giun-cho-cho/

> Lịch tiêm phòng cho chó bạn xem tại link: //thuyvietnam.com/lich-tiem-phong-cho-cho/

NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ CHÓ CON

2: Đối với những chú chó con được sinh ra, chúng sẽ mở mắt sau 2 tuần.

5: Chó con sẽ không thể đi lại cho đến sớm nhất là 2 tuần đến 5 tuần tuổi. Chúng sẽ chập chững đi những bước đầu đời như trẻ con.

6: Vào khoảng 6 tuần tuổi, chó mẹ sẽ bắt đầu khuyến khích chó con làm quen với môi trường bên ngoài và học tính độc lập.

Giống như con người, Chihuahua được sinh ra mới một phần mềm nằm trên hộp sọ, đến khi chúng lớn lên, phần mềm này sẽ đóng lại.

Khi bạn bắt đầu nhận nuôi chó con từ một lứa, không nên chọn chó con mạnh nhất, cũng đừng chọn chú chó yên tĩnh nhất, hãy chọn chú chó con ở giữa.

Nếu bạn không biết lựa chọn chó con như thế nào, hãy nhìn vào bàn chân của chúng. Những chú chó có bàn chân lớn thường có xu hướng phát triển thành những chú chó to lớn và khỏe mạnh.

Cho chó con ăn gì?

Chó con cần được cho ăn 3 lần trong ngày cho đến khi chúng được 8 tháng đến 1 tuổi. Sau đó, khẩu phần ăn của chúng sẽ được giảm xuống thành 2 bữa và 1 bữa khi chúng đã trưởng thành.

Không nên cho chó con ăn thức ăn của mèo, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. 

Không nên cho chó con tiếp xúc với rác thải; sự thật có khá nhiều loại thực phẩm mà chúng ta vứt đi có thể gây hại cho chó con.

Cà rốt là món ăn nhẹ rất tốt cho sức khỏe của chó con.

Hệ tiêu hóa của chó con

Khoảng thời gian mà chó con cai sữa, hệ tiêu hóa của chúng chưa thể phát triển toàn diện. Nếu cún không thể tiêu hóa bình thường, chúng sẽ không thể hấp thu dưỡng chất cần thiết, do đó thường tỏ ra mệt mỏi và lớn chậm. Nguồn dinh dưỡng chất lượng sẽ giúp chó con phát triển hài hòa và tiêu hóa tốt nhất, nghĩa là cún sẽ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả nhất.

Tìm hiểu về thức ăn cho chó

Huấn luyện cún

Hãy bắt đầu huấn luyện chó con của bạn bằng lệnh “Lại đây”. Để đạt được hiệu quả cho việc huấn luyện này, hãy ngồi xuống để chó con hiểu rằng bạn đang “ngang hàng” với chúng. Khi chó con được 8 tuần tuổi, chúng đã có thể sẵn sàng cho những cuộc huấn luyện đơn giản.

Từ 2 tháng tuổi, hãy tập cho chó con đi vệ sinh trong phòng tắm bằng cách nhốt chúng trong 2-3 giờ mỗi ngày, lặp lại việc này cho đến khi chúng được 8 tháng tuổi.

Dùng một quả bóng bằng vải mềm sẽ giúp bạn dễ dàng huấn luyện chó con trong việc nhặt bóng.

Nếu chó con của bạn có những hành động hung dữ với người khác, đừng cố ẵm chúng lên, điều này sẽ khiến chúng nghĩ rằng đây chính là phần thưởng của bạn cho hành vi của chúng.

Chăm sóc chó con

Nếu bạn có việc phải ra ngoài và để chó con của bạn ở nhà một mình, hãy bật tivi hoặc đài phát thanh để chó con của bạn có thể nghe được âm thanh, tránh để chó con hoang mang, dẫn đến stress.

Chuẩn bị tất cả những vật dụng cần thiết trước khi chào đón một chú chó con như: giường nệm, chén, thức ăn cho chó con… Và tuyệt đối không nên di chuyển những vật dụng này. Những chú chó con cần được tập quen vị trí và chúng sẽ không biết nên làm gì nếu những vật dụng này bị di chuyển sang nơi khác.

Chó con dành khoảng 90% thời gian trong ngày để ngủ trong vài tuần đầu tiên của vòng đời. Trung bình chó con sẽ được đón về nhà mới khi chúng được 8 tuần tuổi, và chúng sẽ ngủ tối đa 20 tiếng trong ngày.

Việc rụng lông ở chó là sự loại bỏ những sợi lông cũ, lớp lông chết và thay thể bằng lớp lông mới khỏe mạnh hơn. Chú ý việc thường xuyên chải lông cho chó bằng lược chải lông chó chuyên dụng Furminator để hỗ trợ nuôi dưỡng bộ lông tốt hơn cũng như không để lông chó con bị rối.

Hệ miễn dịch của chó con

Trước khi chào đời, chó con luôn được giữ an toàn và ấm áp trong bụng mẹ. Hệ tiêu hóa của cún rất non nớt và sống nhờ vào kháng thể của chó mẹ qua sữa non. Trong thời gian phát triển, chúng khám phá mọi thứ từ môi trường sống nên rất cần hệ miễn dịch khỏe mạnh tiêu diệt mầm bệnh

Giai đoạn mà cún vừa mới dứt sữa [mất đi sự bảo vệ từ sữa mẹ] và cơ thể vẫn chưa tự sản sinh ra cơ chế tự bảo vệ, cún rất dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Giai đoạn này được gọi là "immunity gap"

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn "immunity gap" này phải bao gồm chất chống oxi hóa và prebiotics để giúp cún tăng cường sức đề kháng.

Thực tế

Chó con cũng giống như trẻ con, chúng sẽ cảm thấy an toàn nếu bạn cho chúng một chiếc giường dành riêng cho chó AFP. Giường không chỉ là nơi để chúng ngủ mà còn là nơi để chúng lẩn trốn khi chúng căng thẳng hoặc môi trường xung quanh quá ồn ào…

Chó con có thể khóc trong tuần đầu tiên khi bước vào ngôi nhà mới do chúng sẽ nhớ mẹ và anh chị em của chúng.

Sự kết nối giữa chủ nhân và chó con rất quan trọng, đặc biệt từ 1 đến 3 tháng đầu đời, điều này giúp chó con có thể làm quen và thích nghi tốt hơn.

Tham khảo: Cẩm nang nuôi chó con từ A đến Z

Video liên quan

Chủ Đề