Chiều cai trung bình của dừa lùn

Dừa xiêm lùn – hay dừa xiêm lục hoặc dừa xiêm chu là giống dừa được trồng nhiều nhất ở Bến Tre và một số tỉnh lân cận. Đây là loại dừa cho năng suất quả khá cao cùng với chất lượng nước ngọt hợp khẩu vị người tiêu dùng. Quả dừa xiêm lùn có màu xanh lục, có màu nhạt hơn và kích thước thường nhỏ hơn dừa xiêm xanh. Cây dừa xiêm lùn cho nhiều quả hơn dừa xiêm xanh, trung bình mỗi buồng dừa xiêm xanh cho 12 quả dừa, trong khi dừa xiêm lùn có thể cho từ 10 – 16 quả/buồng cho tới 20 – 30 quả/buồng. Nếu buồng ít quả thì mỗi quả nặng khoảng 1.4 – 1.7kg và nếu buồng nhiều quả thì trọng lượng mỗi quả khoảng 1.1 – 1.3kg.

Mã sản phẩm:

Giá: Liên hệ

Kỹ thuật trồng dừa xiêm lùn

Chọn cây giống

Để đảm báo trái cho đời sau được thuần chủng, cây dừa xiêm lùn cần được trồng trong quần thể dừa xiêm lùn không trồng chung với giống dừa khác. Bà con chỉ chọn những cây giống khỏe mạnh, lá màu xanh tốt, chu vi cổ thân to, không bị sâu bệnh hay dị dạng, nhiều lá và tách lá chết sớm. Cây đạt chiều cao tối thiểu 20cm và có kèm thẻ kiểm nghiệm chất lượng của đơn vị ươm giống. Tốt nhất, bà con nên tìm đến các trung tâm giống, cơ sở sản xuất hoặc đại lý bán giống uy tín để mua được các cây giống có chất lượng đảm bảo.

Mật độ và thời vụ trồng cây

Mật độ trồng dừa xiêm lùn được quyết định dựa vào thiết kế của vườn. Khoảng cách phù hợp nhất nếu trồng quảng canh là 7m x 7m, còn trồng thâm canh là 6m x 6m. Nếu bà con muốn trồng dừa xen với các loại cây khác thì khoảng cách này có thể thưa hơn khoảng 1m, và cây trồng cách gốc dừa ít nhất 2m.

Các hộ nông dân thường trồng dừa xiêm lùn vào đầu mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7 vì thời điểm mưa đầu mùa sẽ giúp cây con nhanh bén rễ, sớm sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nếu vùng canh tác dừa của bà con có thể chủ động nguồn nước tưới thì dừa có thể được trồng quanh năm.

Chuẩn bị đất trồng cây

Cây dừa sinh trưởng tốt ở vùng thổ nhưỡng có kết cấu tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng các chất dễ tiêu cao. Nếu trồng trên vùng đất bạc màu cần cung cấp nhiều phân hữu cơ cho cây dừa để đạt năng suất và chất lượng cao. Cây dừa xiêm lùn có thể chống chịu tốt hiện tượng khô hạn, ngập úng, nhiễm mặn và gió bão nhưng đất có độ ẩm khoảng 75% thì cây ưa thích nhất.

Trước khi xuống giống 15 – 20 ngày, bà con cần đào hố trồng cây với kích thước 0.6m x 0.6m x 0.6m rồi trộn đất đã đào lên 20 – 30kg phân hữu cơ hoai mục, 100g super lân và 200g kali cho vào hố, lấp hố lại thành mô đất cao khoảng 10 – 20cm so với mặt bằng.

Trồng và chăm sóc cây

Trong hố đất đã đào từ trước, bà con đào hốc hình tròn sâu 40cm rộng 40cm, cho thêm 0.5 – 1kg phân lân rải đều rồi đặt cây giống vào hốc. Bà con vùi đất lại nhẹ nhàng, cắm cọc cố định cho cây rồi dùng rơm, cỏ khô che phủ quanh gốc cây để giữ ẩm và hạn chế xói mòn đất và cỏ dại.

Bà con cần tưới đủ nước cho cây dừa, nhất là trong mùa khô, đồng thời xới đất làm cỏ 2 – 3 lần/năm. Hàng năm bà con cũng nên bồi bùn cho cây 1 lần vào đầu mùa nắng, hoặc bón cho mỗi cây 30 – 50kg phân chuồng hoai mục. Ngoài ra, cây dừa cũng cần phun thuốc trừ côn trùng gây hại, và cần dọn sạch lá già, dọn nhen dừa, chặt bỏ những buồng dừa không đậu trái hoặc đã thu hoạch xong.

Là giống dừa uống nước phổ biến nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, ra hoa sớm sau khoảng 2,5 - 3 năm trồng, năng suất bình quân 140-150 trái/cây/năm, vỏ mỏng có màu xanh, nước có vị ngọt thanh [7-7,5% đường], thể tích nước 250-350 ml/trái, có nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.

2. Dừa xiêm đỏ

Là giống dừa uống nước phổ biến thứ nhì ở đồng bằng sông Cửu Long, ra hoa sớm sau khoảng 3 năm trồng, năng suất bình quân 140-150 trái/cây/năm, vỏ trái mỏng có màu nâu đỏ, nước có vị ngọt thanh [7-7,5% đường], thể tích nước 250-350 ml/trái, có nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.

3. Dừa xiêm lục

Là giống dừa uống nước có chất lượng ngon nhất, có nguồn gốc Bến Tre, ra hoa rất sớm sau khoảng 2 năm trồng, năng suất bình quân 150-160 trái/cây/năm, vỏ trái rất mỏng có màu xanh đậm, nước rất ngọt [8-9% đường], thể tích nước 250-300 ml/trái, rất được ưa chuộng trên thị trường.

4. Dừa xiêm lửa

Là giống dừa uống nước có màu sắc đẹp, ra hoa sớm sau khoảng 2,5 -3 năm trồng, trái sai, kích thước trái nhỏ, vỏ mỏng có màu vàng cam, nước ngọt [6,5-7% đường], năng suất bình quân 140 – 150 trái/cây/năm, thể tích nước 250-300 ml/trái, có thể trồng để uống nước kết hợp để khai thác du lịch sinh thái vườn dừa.

5. Dừa Tam Quan

Là giống dừa uống nước có màu sắc đẹp, có nguồn gốc từ Tam Quan [Bình Định], ra hoa sau khoảng 3 năm trồng, năng suất bình quân 100 -120 trái/cây/năm, vỏ trái mỏng có màu vàng sáng, nước có vị ngọt thanh [7,5 – 8% đường], thể tích nước 250-350ml/trái. Dân gian cho rằng nước dừa Tam Quan tính mát nên thường dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, do năng suất không cao nên hiện nay giống dừa này chỉ được trồng với số lượng không nhiều chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

6. Dừa ẻo nâu

Là giống dừa uống nước có trái rất sai, kích thước nhỏ, vỏ trái có màu nâu, nước ngọt [7-7,5% đường], thể tích nước 100-150 ml/trái, năng suất 250-300 trái/cây/năm, có thể sử dụng để làm kem dừa, rau câu dừa và tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái. Vì kích thước trái quá nhỏ nên giống dừa này được trồng với số lượng không nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam bộ và một ít cá thể ở các tỉnh ven biển miền Trung.

7. Dừa ẻo xanh

Là giống dừa uống nước có trái rất sai, kích thước nhỏ, vỏ trái có màu xanh, nước ngọt [7-7,5% đường], thể tích nước 100-150 ml/trái, năng suất 250-300 trái/cây/năm, có thể sử dụng để làm kem dừa, rau câu dừa và tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái. Giống dừa này được trồng với số lượng ít ở Bến Tre, Tiền Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cũng giống như dừa ẻo nâu dừa ẻo xanh có kích thước trái quá nhỏ nên cần lưu ý hạn chế quy mô phát triển diện tích các giống dừa này.

8. Dừa xiêm núm

Là giống dừa uống nước có chất lượng nước ngon [8 – 8,5% đường], ra hoa sau 3 năm trồng, năng suất bình quân 100 – 120 trái/cây/năm, vỏ trái có màu xanh, phần dưới của trái có một núm nhỏ nhô ra, thể tích nước 250 – 350ml/trái. Giống dừa này được trồng với số lượng không nhiều ở Hưng Phong – Giồng Trôm và một vài nơi khác.

9. Dừa dứa

Là giống dừa uống nước có chất lượng và giá trị kinh tế cao, hiện có nhu cầu lớn trên thị trường. Tất cả các bộ phận của dừa dứa đều có mùi thơm lá dứa đặc trưng. Ở Việt Nam hiện nay có 3 nhóm giống khác nhau với kích thước và mùi thơm tỷ lệ nghịch với nhau.

Nhóm I: Trái tròn có kích thước nhỏ, vỏ trái có màu xanh, nước rất ngọt và mùi thơm đậm đà nhất nhưng tỷ lệ nẩy mầm rất thấp [

Chủ Đề