Chi nhánh công ty hạch toán độc lập

Việc lựa chọn chế độ hạch toán phụ thuộc hay độc lập được xác định từ khi đăng ký thành lập chi nhánh. Tùy vào chế độ hạch toán độc lập hay phụ thuộc mà doanh nghiệp cần thực hiện việc kê khai khác nhau. Hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc có gì khác nhau và nên chọn chế độ hạch toán nào?

Nên lựa chọn phương thức hạch toán độc lập hay phụ thuộc

  1. Hạch toán phụ thuộc là gì?

Hạch toán phụ thuộc là chế độ tài chính của chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc và công ty mẹ. Chi nhánh chỉ tập hợp chứng từ, cuối tháng gửi về công ty chính để kê khai và quyết toán thuế.

  1. Hạch toán độc lập là gì?

Hạch toán độc lập là chế độ tài chính của chi nhánh hoàn toàn độc lập với công ty mẹ. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế. Chi nhánh này có mã số thuế [13 số], có con dấu riêng.

  1. Giống nhau:
  2. Bộ máy nhân sự do công ty mẹ tổ chức
  3. Vốn kinh doanh của công ty
  4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh là của công ty sau khi nộp thuế
  5. Hoạt động của chi nhánh phải theo chủ trương, hoặc theo ủy quyền của công ty
  6. Kê khai thuế GTGT độc lập với công ty
  7. Khác nhau Tiêu chíChế độ hạch toán độc lậpChế độ hạch toán phụ thuộcCon dấu trònBắt buộc làm con dấu riêngKhông bắt buộc, có thể có hoặc khôngHóa đơnBắt buộc làm hóa đơn riêng.Không bắt buộc làm hóa đơn riêng, có thể xuất hóa đơn từ công ty mẹ.Thuế GTGTKê khai độc lập với công ty tại nơi đặt chi nhánhKê khai tại nơi đặt trụ sở chi nhánh.

• Nếu cùng tỉnh: công ty mẹ kê khai

• Nếu khác tỉnh, hoặc kinh doanh lĩnh vực ăn uống: Kê khai độc lập

Thuế TNDNKê khai độc lập, không liên quan đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh khác hay của tổng công ty.Chuyển chứng từ, số liệu về tổng công ty và kê khai chung với các chi nhánh khác.Thuế môn bàiKê khai độc lập với công ty tại nơi đặt chi nhánh.Kê khai tại nơi đặt trụ sở chi nhánh.Chữ ký sốBắt buộc có chữ ký số riêngKhông bắt buộcTài khoản ngân hàngPhải có tài khoản ngân hàng riêng của chi nhánhKhông bắt buộcBáo cáo tài chính cuối nămBắt buộc có báo cáo tài chính cuối năm riêng.

Kê khai và nộp tại địa phương đặt chi nhánh.

Không cần tự làm báo cáo tài chính.

Kê khai và nộp báo cáo cho công ty mẹ.

Từ đó có thể thấy ưu, nhược điểm của từng phương thức hạch toán:

Hạch toán độc lập:

Ưu điểm: Dễ quản lý chi phí, chứng từ, phân tích lỗ lãi của công ty và chi nhánh.

Nhược điểm: việc kê khai phức tạp hơn, cuối tháng phải lập 2 BCTC, 2 Báo cáo thuế [các loại], các báo cáo cho các cơ quan chức năng khác cũng phải làm riêng cho công ty và chi nhánh, chứng từ cũng phải lưu riêng.

Hạch toán phụ thuộc:

Ưu điểm: Giảm thiểu 1 số công việc kế toán như lập các loại báo cáo.

Nhược điểm: Khó quản lý chi phí, lỗ lãi, chứng từ của chi nhánh và công ty.

Vì vậy,nếu chi nhánh của bạn có ít hoạt động, chi phí, doanh thu thì nên lựa chọn hạch toán phụ thuộc và ngược lại.

Để có thể lựa chọn phương thức hạch toán phù hợp cho chi nhánh mình, quý khách hãy liên hệ với đội ngũ kế toán của Tư vấn Blue để được tư vấn chi tiết.

Chi nhánh hoạt động hạch toán độc lập và chi nhánh hoạt động hạch toán phụ thuộc công ty có những điểm giống và khác nhau như thế nào ? văn phòng luật sư có thể tư vấn cho doanh nghiệp, công ty các nội dung pháp lý liên quan về vấn đề này ?

Trả lời

Chào bạn!

Giống nhau:

Tư cách pháp lý:

Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền [Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014], không phải là pháp nhân [Khoản 1 Điều 84 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015].

Mức thu lệ phí môn bài:

Đều có mức thu lệ phí môn bài là: 1.000.000 [Một triệu] đồng/ năm [Điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016].

Thủ tục khai nộp lệ phí môn bài:

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc [chi nhánh, cửa hàng ...] kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc [Khoản 1 Điều 17 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013].

Khác nhau:

Khai thuế giá trị gia tăng:

Đối với chi nhánh hạch toán độc lập:

Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng [Điểm a, b Khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013].

Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.

Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.

Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, giao Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, massage, karaoke [Điểm b Khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013].

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế [Điểm c Khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013].

Khai thuế thu nhập doanh nghiệp:

Đối với chi nhánh hạch toán độc lập:

Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc [Điểm a, b khoản 1 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013].

Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc [Điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013].

Về chế độ kế toán:

Đối với chi nhánh hạch toán độc lập:

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán [tập trung hay phân tán] và phân cấp hạch toán ở các đơn vị hạch toán phụ thuộc phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình và không trái với quy định của pháp luật

Làm sao để biết chi nhánh hạch toán độc lập hay phụ thuộc?

bằng MST của chi nhánh và chọn mục “Tra cứu” để xem những năm trước đơn vị nộp báo cáo gì. Nếu đơn vị nộp các tờ khai thuế môn bài, thuế GTGT, TNCN thì là chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Nếu đơn vị nộp thêm tờ khai Quyết toán thuế TNDN, Báo cáo tài chính thì chi nhánh thực hiện hạch toán độc lập.

Chi nhánh hạch toán độc lập nộp thuế ở đâu?

1- Đối với chi nhánh hạch toán độc lập: Không phân biệt cùng tỉnh hay khác tỉnh với trụ sở chính của công ty, chi nhánh trực tiếp kê khai thuế [lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN…] tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh như một doanh nghiệp bình thường.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là gì?

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay còn được gọi là báo sổ. Nó được hiểu như một chi nhánh lập ra để hạch toán phụ thuộc cho công ty chủ quản. Chi nhánh này hoạt động chỉ tập hợp chứng từ, đến thời điểm cuối tháng sẽ gửi những chứng từ về công ty mẹ chủ quản kê khai và quyết toán thuế.

Hạch toán độc lập như thế nào?

- Hạch toán độc lập là chế độ tài chính của chi nhánh hoàn toàn độc lập với công ty mẹ. Chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không kể liên quan gì đến hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như các chi nhánh khác trong cùng công ty.

Chủ Đề