Cây ăn quả có múi thích hợp với đất có độ ph là bao nhiêu

  • Giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.

  • Có giá trị cao về dinh dưỡng: Cung cấp đường, vitamin, axit hữu cơ, khoáng…

  • Có giá trị về kinh tế: Hàng xuất khẩu, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

  • Quả còn có tác dụng về mặt y học, cây có tác dụng về mặt môi trường, hoa của cây cung cấp mật nuôi ong

  • Bộ rễ: Thuộc loại rễ nấm, phân bố tập trung ở độ sâu 10 – 30cm

  • Thân cây: Cây thuộc loại thân gỗ, nửa cây bụi, tán có nhiều hình dạng khác nhau. 

    • Cây có 2 loại cành: cành dinh dưỡng và cành quả

    • Cây ra 4 đợt lộc/năm 

      • Lộc xuân [2-3]: chủ yếu mang hoa

      • Lộc hè [5-7]: số lượng nhiều, cành dài

      • Lộc thu [8 -9]: mang cành quả năm sau

      • Lộc đông [10-12]: số lượng ít, cành ngăn. 

  • Hoa

  • Quả và hạt

  • Không khí

    • Không khí càng ẩm thì độ ẩm tương đối của nó càng cao.

    • Đo độ ẩm của không khí bằng các loại ẩm kế khác nhau: ẩm kế tóc, ẩm kế khô ướt, ẩm kế điểm sương.

    • Độ ẩm không khí đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ:

\[f = \frac{a}{A}.100\% \]

  • Cây có múi [cam, quít, bưởi] có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ 13 – 38 độ C, thích hợp nhất là 25 – 27 độ C. Dưới 13 độ C cây ngừng sinh trưởng, dưới âm 5 độ C cây sẽ bị chết.

  • Cây có múi không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp nhất cho cam quít khoảng 10.000 - 15.000 lux [tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều trong mùa nắng]

  • Ngoài các yêu cầu ngoại cảnh trên còn phải kể đến: Chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt và năng suất cao

III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Một số giống cây ăn quả trồng phổ biến:

a. Các giống cam: cam sanh Hà Giang, cam mật, cam Hàm yến, cam mỹ,...

b. Các giống quýt: quýt vỏ vàng, quýt xiêm trắng, quýt tiểu hồng,...

c. Các giống chanh: chanh núm, chanh leo, chanh Oxtraylia, 

d. Các giống bưởi: bưởi đường, bưởi Năm roi, bưởi da xanh, bưởi đỏ,...

2. Nhân giống cây:

  • Các phương pháp: 

    • Chiết cành

    • Giâm cành

    • Ghép cành

  • Tác dụng

    • Kịp thời tạo cây giống cho thời vụ và vườn trồng

    • Giữ được các đặc tính tốt của giống cây

3. Trồng cây:

a. Thời vụ:

  • Các tỉnh phía Bắc từ tháng 2 đến tháng 4 vụ xuân, tháng 8 đến tháng 10 vụ thu

  • Các tỉnh phía Nam: Tháng 4, 5 đầu mùa mưa

b. Khoảnh cách trồng:

  • Tùy vào loại cây, chất đất.

  • Nơi đất tốt tán cây phát triển mạnh ta trồng thưa hơn nơi đất xấu.

  • Nơi đất ít chất dinh dưỡng và tỉ lệ tơi xốp kém ta phải bón nhiều phân lót hơn và hố đào phải to hơn

c. Đào hố, bón phân lót:

  • Kích thước hố tùy theo địa hình, loại đất.

  • Trộn lớp đất mặt với phân chuồng [ 30 kg], phân lân [ 0,1-0,5kg], phân kali [ 0,1-0,2kg].

4. Chăm sóc:

  • Làm cỏ, vun xới: Làm đất tơi xốp, diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn nấp sâu bệnh

  • Bón phân thúc: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, góp phần cải tạo đất, tăng khả năng chống chịu của đất, bón theo hình chiếu tán cây

  • Tạo hình, tỉa cành: Tạo bộ khung khỏe mạnh phát triển cân đối, tán thoáng đủ ánh sáng, loại bỏ cành sâu bệnh, cành vượt… kích thích phát triển cành mới

  • Tưới nước: Để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại, chống xói mòn đất. Cung cấp đủ lượng nước giúp quá trình sinh trưởng phát triển cây 

  • Phòng trừ sâu, bệnh: Cho cây phát triển tốt tạo ra sản phẩm chất lượng cao và tăng năng suất cho cây

    • Các loại sâu bệnh hại

      • Sâu vẽ bùa

      • Sâu xanh

      • Sâu đục cành

      • Bệnh loét

      • Bệnh vàng lá

    • Các biện pháp phòng trừ chung

      • Dùng thuốc hóa học trừ sâu bệnh

      • Dùng cách bắt, bẫy đèn… thủ công

      • Chọn giống cây kháng lại sâu bệnh [ Sinh học]

      • Loại bỏ cành sâu bệnh, diệt cỏ dại… [Canh tác]

IV. Thu hoạch và bảo quản:

1. Thu hoạch:

  • Thời gian thu hoạch phải có nắng khô ráo,không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái dễ bị ẩm thối.

  • Hái quả không làm xước cây và vỏ quả, không làm bầm dập quả

  • Trái thu xong cần dể nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị thương phẩm.

2. Bảo quản:

  • Thu hoạch quả cần được bảo quản

    • Để nơi khô ráo thoáng mát

    • Tránh để đống to cho quả đỡ dập

    • Xử lí bằng hóa chất [ Nhà nước cho phép], chiếu tia xạ hợp quy trình vệ sinh thực phẩm

    • Bảo quản trong kho lạnh

Tìm kiếm

  • Sản phẩm sinh học
  • Chữa bệnh vàng lá thối rễ
  • Cách cải tạo đất
  • Cách ủ phân hữu cơ
  • Cách quản lý cỏ dại

Trang chủ » pH đất bao nhiêu thì thích hợp cho cây trồng phát triển?

pH đất bao nhiêu thì thích hợp cho cây trồng phát triển?

Trong các chỉ tiêu quan sát ở đất trồng, pH đất là thang đo quan trọng, giúp xác định được hiện trạng trong đất có phù hợp với sự phát triển của cây trồng hay chưa. Tuy nhiên, đây còn là một khái niệm khá mơ hồ và nhiều người trồng chưa hiểu rõ cách xác định pH đất cho cây trồng của mình.

1. pH là gì? Phân loại đất thông qua độ pH?

pH hay chỉ số pH [còn gọi là độ pH] là một chỉ số có thang đo từ 1 đến 14. Phản ánh tính chất kiềm hay acid của một môi trường nào đó. Trên thực tế, các loại đất chủ yếu có độ pH từ 5.0 đến 8.0, tùy theo loại cây trồng mà ta phải điều chỉnh cho phù hợp. Các loại đất có độ pH nằm ngoài khoảng từ 5.0 đến 8.0 thì thường không phù hợp để trồng trọt.

pH = 6.5 – 7: Đất trung tính, không kiềm không acid, phù hợp với nhiều loại cây trồng.

pH > 7: Đất kiềm.

pH < 6.5: Đất chua.

2. Cách lấy mẫu thử pH đất

Kiểm tra pH đất có thể tiến hành mọi thời điểm và trên mọi loại đất. Tuy nhiên, đo pH trong một số trường hợp như: ngay sau bón vôi, bón phân, bổ sung chất hữu cơ,… sẽ gây ra sai số cao khi đo.

Đối với khu đất mới, chỉ số pH ban đầu giúp bạn định hướng chọn loại cây trồng nào hoặc cải tạo đất trước sao cho phù hợp với loại cây muốn trồng.

Đối với khu đất đang canh tác, chỉ số pH đất chỉ ra cách tác động vào đất hợp lý, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Một số biểu hiện trên cây trồng cũng có thể cho bạn gợi ý phải kiểm tra pH đất ngay như: cây tăng trưởng chậm, lá vàng úa, rễ không phát triển,…

3. Cách kiểm tra pH trong đất

Hiện nay có khá nhiều cách để kiểm tra độ pH trong đất như: đo bằng máy, đo bằng giấy thử pH,…

Đo pH đất bằng giấy đo pH [giấy quỳ tím]

Đây là phương pháp đơn giản và dễ dàng nhất, thường được nhiều bà con sử dụng, do chi phí rẻ, kết quả cho độ chính xác cao, dễ thực hiện. Để thực hiện đo bằng phương pháp này, bà con chỉ cần ra các đại lý thuốc bảo vệ thực vật, mua một hộp giấy đo pH, sau đó nhúng giấy vào dung dịch mẫu thử, giấy thử sẽ đổi màu, bà con chỉ cần so sánh màu với bảng màu in trên nắp hộp, có 14 thang màu tương ứng với 14 thang đo pH.

Đo pH đất bằng máy do pH

Sử dụng máy đo cho kết quả chính xác hơn, nhanh hơn và có thể sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên máy đo lại mất chi phí đầu tư cao, việc bảo dưỡng máy đo cũng gặp nhiều khó khăn. Máy đo các bạn có thể liên hệ với các đại lý vật tư nông nghiệp để tự trang bị, khi mua máy sẽ có hướng dẫn sử dụng đi kèm.

4. Đọc hiểu kết quả đo pH và cách cải thiện đất

4.1 Giá trị pH từ 3.0 – 5.0

Loại đất có tính axit cao [đất rất chua]. Cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: Kali [K], Phot pho [P], Bo [B], Molipden [Mo.],… Mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất nhưng do tính axit cao làm các nguyên tố này không thể hòa tan và bị giữ chặt trong đất. Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng…

Biện pháp tác động: Nhất thiết phải bổ sung vôi để cải thiện tính axit trong đất, nâng độ pH lên cao hơn.

4.2 Giá trị pH từ 5.1 – 6.0

Đất có tính acid.Đất này thích hợp cho các loại cây họ đỗ quyên như: đỗ quyên, cây hoa trà, cây thạch nam …

Biện pháp tác động: Bổ sung vôi nếu muốn trồng các loại cây trồng khác nhất là cây trồng ưa vôi như cây họ đậu.

4.3 Giá trị pH từ 6.1 – 7

Đất acid trung bình [đất trung bình]. Loại đất này thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi. Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Phần lớn các loại vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này.

Biện pháp tác động: Với loại đất này cơ bản không cần tác động thêm, xong lưu ý luôn duy trì trạng thái cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ để bảo vệ đất.

4.4 Giá trị pH từ 7.1 – 8

Đất có tính hơi kiềm. Thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu. Trong môi trường đất kiềm các nguyên tố Mangan [Mn], Sắt [Fe]…sẽ bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi [Ca] dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.

Biện pháp tác động: Nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố như: Lưu huỳnh, sắt sunphat, ….

Để tạo một môi trường đất giàu dinh dưỡng và bền vững, ít bị thoái hóa, nên sử dụng các loại phân hữu cơ để góp phần cải tạo đất trồng.

5. Khoảng pH phù hợp cho các loại cây trồng

Mỗi loại cây trồng sẽ có khoảng pH thích hợp khác nhau, mời các bạn cùng tham khảo khoảng pH của các loại cây trồng phổ biến được thống kê trong bảng bên dưới.

Cây trồngpH thích hợpCây trồngpH thích hợp
Bắp [Ngô]5.7 – 7.5Trà5.0 – 6.0
Họ bầu bí5.5 – 6.8Cây tiêu5.5 – 7.0
Bông cải xanh6.0 – 6.5Thuốc lá5.5 – 6.5
Cà chua6.0 – 7.0Thanh long4.0 – 6.0
Cà phê6.0 – 6.5Súp lơ5.5 – 7.0
Cà rốt5.5 – 7.0Ớt6.0 – 7.5
Cà tím6.0 – 7.0Nho6.0 – 7.5
Cải bắp6.5 – 7.0Mía5.0 – 8.0
Củ cải5.8 – 6.8Mai vàng6.5 – 7.0
Cải thảo6.5 – 7.0Lúa5.5 – 6.5
Cam quýt5.5 -6.0Lily6.0 – 8.0
Cao su5.0 – 6.8Khoai tây5.0 – 6.0
Cát tường5.5 – 7.5Khoai lang5.5 – 6.8
Cẩm chướng6.0 – 6.8Hoa lan6.5 – 7.0
Cẩm tú cầu4.5 – 8.0Hoa hồng5.9 – 7.0
Đậu đỗ6.0 – 7.0Cúc nhật6.0 – 8.0
Đậu phộng5.3 – 6.6Hành tỏi6.0 – 7.0
Dâu tây5.5 – 6.8Gừng6.0 – 6.5
Đậu tương5.5 – 7.0Dưa leo6.0 – 7.0
Đồng tiền6.5 – 7.0Rau gia vị5.5 – 7.0
Dưa hấu5.5 – 6.5Khoai mì [sắn]6.0 – 7.0
Xà lách6.0 – 7.0Cây bơ5.0 – 6.0
Bông5.0 – 7.0Dưa chuột6.5 – 7.0
Cây chè4.5 – 5.5Chuối6.0 – 6.5
Hành tây6.4 – 7.9Cà chua6.3 – 6.7
Bảng độ pH thích hợp cho một số loại cây trồng

Hy vọng, qua những kiến thức cơ bản về pH trong đất mà WAO chia sẻ, sẽ hỗ trợ các bạn xác định được loại cây trồng phù hợp hoặc điều chỉnh pH tốt nhất cho cây trồng của mình.

Vân Hồng

Xem thêm về: pH đất

Danh mục: Cách cải tạo đất, Đất, Kỹ thuật canh tác

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ

Đất chua, đất trung tính và đất kiềm là gì ?

Cải tạo đất xấu và khắc phục pH đất thấp

Quản lý và nâng cao, ổn định độ pH đất

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng?

Độ pH thấp ảnh hưởng như thế nào đến dinh dưỡng trong đất

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    WAO sẽ liên lạc lại với bạn trong thời gian sớm nhất!

    Δ

    SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

    • WAO BOOM – Chăm sóc đất, bảo vệ rễ, diệt trừ nấm hại trong đất

      885,000 Thêm vào giỏ hàng
    • MIG 29 Chitosan – Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh

      170,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Vaccin – Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh

      205,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Phân bón lá amino A4 500ml – Tăng ra hoa đậu quả

      540,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Kéo cắt cành nhập khẩu Đức Original LOWE 15.107

      850,000 Thêm vào giỏ hàng

    BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    • Cách làm IMO 4 đơn giản hiệu quả nhất
    • Cách làm phân đạm hữu cơ khô đơn giản chất lượng
    • Nguyên nhân gốc rễ bệnh hại trên cây trồng
    • Vaccin kích kháng cây trồng tăng khả năng phòng bệnh
    • Dự án WAO đồng hành

    CÔNG NGHỆ SINH HỌC WAO

    VP Hà Tĩnh: Số 342, đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh

    Điện thoại: 0239.3.845.888

    VP Hoà Bình: Số 91, TT Cao Phong, Tỉnh Hoà Bình

    Điện thoại: 034.234.3989

    VP Bình Phước: Quốc Lộ 14, Thôn 2, Xã Đoàn Kết, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước

    Điện thoại: 0978.497.345

    CHÍNH SÁCH CHUNG

    Chính sách & quy định chung

    Hình thức thanh toán

    Chính sách vận chuyển

    Chính sách đổi trả

    Ghi rõ nguồn "Công Nghệ Sinh Học WAO" khi phát hành lại thông tin.
    © 2022 Copyright Công nghệ sinh học WAO - WordPress & HTML5 Blank.

    Trang chủ
    0 Giỏ hàng
    Siêu thị WAO
    Liên hệ
    Danh mục

    • Trang chủ
    • Đất
    • Vi sinh
    • Kỹ thuật canh tác
    • Kỹ thuật chăm sóc cây
    • Cách sản xuất phân hữu cơ
    • Tủ sách nông nghiệp
    • Câu Chuyện Nông Nghiệp

    Video liên quan

    Chủ Đề