Cầu Nhật Tân làm hết bao nhiêu tiền?

Cầu Nhật Tân có tổng chiều dài là 9,17 km trong đó phần cầu chính là 3,9 km [đoạn cầu vượt sông Hồng là 1,5 km] và phần cầu dẫn dài 5,27 km. Đường trên cầu thông thoáng và đi chỉ mất vài phút là sang bên bờ bên kia.

Cây cầu này nối huyện Đông Anh bên kia sông với quận Tây Hồ bên này sông. Có điểm đầu từ phường Phú Thượng quận Tây Hồ đến xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh.

Cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.626 tỷ đồng.

Sau khi khởi công xây dựng vào tháng 3 năm 2009 phải hết gần 6 năm cây cầu mới hoàn thành và đến tháng 1 năm 2015 thì cây cầu này được đưa vào khai thác sử dụng.

Kết cấu của cây cầu thuộc loại hiện đại của thế giới, được thi công bởi các chủ thầu uy tín đến từ Nhật Bản. Công trình cũng là biểu tượng của mối quan hệ Việt - Nhật.

Cây cầu có 5 trụ tháp chính kết nối các nhịp dây văng nâng đỡ toàn bộ phần chính của cây cầu, năm trụ tháp này tượng trưng cho 5 cửa ô cổ kính của Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Cầu Nhật Tân được xây dựng có nhiều ý nghĩa quan trọng trong lưu thông phát triển kinh tế của Thủ đô. Việc xây cầu Nhật Tân kết nối với tuyến đường Nhật Tân tạo nên tuyến huyết mạch thống nhất giữa sân bay quốc tế Nội Bài và trung tâm Thành phố Hà Nội.

Đồng thời giúp giảm áp lực giao thông cho nhiều cây cầu khác đặc biệt là cầu Thăng Long, cũng như rút ngắn thời gian di chuyển.

Trước khi có cầu Nhật Tân thì cầu Thăng Long phía thượng nguồn, cách cầu Nhật Tân không xa, giữ vai trò chính là tuyến giao thông ngắn nhất giữa Nội Bài và trung tâm Hà Nội.

Đây là những dự án trọng điểm quốc gia, có tổng mức đầu tư gần 2 tỉ USD, chủ yếu từ vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản.

Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỉ đồng với tổng chiều dài 8.930m bao gồm: phần cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 3.755 m với bề rộng mặt cầu 33,2m [6 làn xe chính và 2 làn dừng khẩn cấp].

Riêng cầu chính là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp tượng trưng 5 cửa ô Hà Nội với tổng chiều dài 1.500m, phần đường dẫn hai đầu cầu có tổng chiều dài 5.170m.

Sau gần 5 năm xây dựng, cầu Nhật Tân hoàn thành và trở thành một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới. Ngoài công nghệ thi công cầu dây văng nhiều nhịp, phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam như công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép… và đặc biệt là kết cấu móng vòng vây cọc ống thép.

Với dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 - cảng hàng không quốc tế Nội Bài, sau 3 năm khởi công xây dựng đến nay dự án có tổng mức đầu tư gần 1 tỉ USD đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng tiến độ. Một số hãng hàng không đã khai thác nhà ga từ ngày 25-12-2014.

Nhà ga hành khách T2 có diện tích sàn 139.216m2 gồm 4 tầng [không kể tầng hầm phục vụ kỹ thuật] có công suất phục vụ 30.000 hành khách với 230 lượt cất - hạ cánh trong ngày cao điểm; giờ cao điểm đáp ứng phục vụ 3.000 hành khách với 23 lượt cất hạ cánh. Công suất đáp ứng 10 triệu hành khách/năm [giai đoạn 2015 đến 2020] và 15 triệu hành khách/năm [giai đoạn 2020 đến 2030].

Nhà ga hành khách T2 đi vào hoạt động sẽ khắc phục được tình trạng quá tải nghiêm trọng thời gian vừa qua tại nhà ga T1, đảm bảo lưu lượng vận chuyển hiện tại cũng như tương lai, khắc phục được những hạn chế trong quản lý và khai thác, bảo đảm chất lượng phục vụ thuận tiện cho hành khách.

Từ ngày 31-12-2014, toàn bộ chuyến bay quốc tế đi và đến Nội Bài được chuyển sang khai thác chính thức tại nhà ga T2. Nhà ga hành khách T2 thực hiện chức năng của nhà ga hành khách quốc tế, nhà ga hành khách T1 sẽ là nhà ga hành khách quốc nội.

Cùng với nhà ga T2, nhà khách VIP A, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có tổng vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng từ nguồn vốn quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cũng được đưa vào khai thác sáng 4-1.

Nhà khách được bố trí trên khu đất rộng 26.100m2 tiếp giáp giữa nhà ga T1 và T2, trong đó diện tích nhà chính vào khoảng 5.000m2. Nhà ga này có sân nghi lễ diện tích hơn 2.000m2 để thực hiện các nghi lễ đón tiếp trang trọng có đông người khi đón đoàn khách cấp nhà nước đến thăm. Đồng thời có phòng hội đàm khánh tiết sử dụng khi cần cho những cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Việt Nam và đoàn quan khách quốc tế đến thăm.

Riêng dự án đường Võ Nguyên Giáp dài 12,1km có tổng mức đầu tư 6.742 tỉ đồng với chức năng kết nối sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân vào nội thành Hà Nội không chỉ giảm thời gian đi từ Nội Bài về trung tâm Hà Nội, mà tuyến đường này được kết nối với đường Bắc Thăng Long - Nội Bài làm giảm bớt lượng giao thông trên tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài.

Dự án này đồng thời đáp ứng nhu cầu kết nối giao thông trong khu vực, phục vụ chiến lược phát triển sân bay Nội Bài; hoàn thiện đường trục chính của cảng hàng không quốc tế Nội Bài theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông thủ đô, tạo hình ảnh thủ đô văn minh, hiện đại; trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực huyện Đông Anh và Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Phát biểu tại lễ khánh thành các dự án trên, Phó thủ tưởng Hoàng Trung Hải đánh giá cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân sân bay Nội Bài, nhà ga T2 được khánh thành cùng thời điểm tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ rút ngắn khoảng cách đi lại giữa nhà ga và thủ đô Hà Nội, đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Đây cũng là các công trình biểu trưng mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam - Nhật Bản.

Phó thủ tướng nhận định nhà ga T2 Nội Bài sẽ là cửa ngõ hàng không hiện đại của Hà Nội và cả nước, đưa hình ảnh Việt Nam đến thế giới và ngược lại. Đó cũng là niềm tự hào của người dân thủ đô và cả nước. 

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam phối hợp với an ninh, hải quan, các đơn vị khai thác để vận hành, nâng cao chất lượng phục vụ tạo ra hình ảnh mến khách, thân thiện.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng quan khách phát lệnh thông xe cầu Nhật Tân - Ảnh: T.Phùng
Các phương tiện đi qua cầu Nhật Tân sau khi thông xe 

Với cầu Nhật Tân và tuyến đường nối Nhật Tân - Nội Bài, Phó thủ tướng cho rằng đây là hai công trình có vị trí đặc biệt quan trọng cùng với các tuyến hướng tâm, nội ô.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông phía bắc và đồng bằng sông Hồng, giúp cải thiện giao thông khu vực Bắc Thăng Long - Nội Bài, tạo động lực phát triển kinh tế của vùng. Đồng thời đây cũng là trục không gian kiến trúc và cảnh quan của thủ đô.

cầu Nhật Tân làm trọng bao lâu?

Khởi công từ năm 2009, sau hơn 5 năm xây dựng, cầu Nhật Tân - cầu dây văng năm nhịp liên tục hiện đại nhất Việt Nam, cùng với tuyến đường nối chạy thẳng đến sân bay quốc tế Nội Bài đã dần hiện hữu, tạo một điểm nhấn về kiến trúc cho Hà Nội.

cầu Nhật Tân có chiều dài là bao nhiêu?

8.927 mCầu Nhật Tân / Tổng chiều dàinull

cầu Nhật Tân do ai làm?

Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt năm 2006 với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA theo điều kiện STEP của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản [JICA] và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

cầu Nhật Tân cao bao nhiêu mét từ mặt nước?

Mỗi trụ táp có 44 dây văng cho cả 2 bên, một dây cáp văng chịu lực lớn nhất lên đến 600 tấn. Tổng cộng có 5 tháp dây văng và 6 nhịp với chiều dài mỗi nhịp 300m. Độ cao trung bình của tháp là 108m so với mực nước biển.

Chủ Đề