Cầu Bến Tre dài bao nhiêu mét?

Đến với Bến Tre những ngày này, có thể nhận thấy một sức sống mới, một khí thế mới của người dân nơi đây. Cũng bởi cầu Rạch Miễu đã hợp long và đang trong giai đoạn cuối từng bước hoàn tất để đưa vào sử dụng vào cuối năm 2008 này.

Vực dậy kinh tế vùng quê đồng khởi

Với tổng chiều dài toàn cây cầu là 8.246m, chiều dài chính của cầu là 2.868m, cách ngã ba Trung Lương 3km và cách TP Hồ Chí Minh 70km. Cầu dây văng bắc qua dòng sông chính dài 1.878m và qua dòng sông phụ dài 990m. Đây là cây cầu dây văng dài nhất ViệtNamvới 2 trụ cáp văng dây. Đường kính hai trụ khoảng 2m, được đóng sâu dưới lòng đất 90m. Mỗi trụ cầu níu giữ 52 sợi dây cáp trong tổng số 112 sợi. Được biết, sợi dài nhất khoảng 250m và sợi ngắn nhất là 100m. Một đầu cầu bắt từ thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, vắt ngang con sông Tiền tiếp giáp phường 6, TP Mỹ Tho. Cầu Rạch Miễu rộng 15m, với hai làn xe lưu thông và 2 làn đường bộ hành.

Phía dưới cầu, hai luồng giao thông đường thủy vẫn được đảm bảo yêu cầu cho tàu thuyền qua lại. Được phân thành hai luồng, luồng tiếp giáp Bến Tre với độ tĩnh không cao 7m và chiều rộng 50m. Phía luồng tiếp giáp Tiền Giang độ tĩnh không thông thuyền cao 37,5m, rộng 220m được dành cho tàu thuyền lớn đổ ra biển. Công trình cầu Rạch Miễu được khởi công từ ngày 30/4/2002 và hợp long vào ngày 20/8 vừa qua. Tổng nguồn vốn đầu tư cây cầu trên 1.400 tỷ đồng, vốn ngân sách Nhà nước chiếm 58% và phần vốn BOT chiếm 42%.

Trước đây, để qua được phà, có những lúc phải mất gần một giờ đồng hồ để đến được bờ bên kia. Dự kiến, khi cầu Rạch Miễu hoàn thành, phương tiện giao thông lưu thông qua cầu chỉ mất 15 phút. Trước đây, tỉnh Bến Tre được biết đến như một "ốc đảo" do tỉnh này biệt lập với những địa phương khác vì chưa có đường bộ bắc qua đây. Giờ đây, với cầu Rạch Miễu, cơ hội thông thương với các vùng miền lân cận. Bên cạnh cầu Rạch Miễu sắp hoàn tất đưa vào sử dụng thì cầu Hàm Luông cũng đang được gấp rút tiến hành.

Một diện mạo Bến Tre thực sự “đồng khởi” trên lĩnh vực kinh tế được mở ra. Theo đó, từ TP Hồ Chí Minh về các tỉnh như Sóc Trăng, Trà Vinh sẽ được rút ngắn khoảng cách cả thời gian do không phải chờ phà như hiện tại, thay vì trước đây, phương tiện lưu thông bằng đường bộ phải đi đường vòng qua cầu Mỹ Thuận, rồi vòng ngược lại. Tương lai không xa, Bến Tre sẽ là đầu mối giao thông quan trọng và là một trong những vùng kinh tế trọng yếu để đưa cả vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển.

Cầu Rạch Miễu từ bờ Tiền Giang.

Người dân Bến Tre hướng về cầu Rạch Miễu

Khi cầu Rạch Miễu được đưa vào sử dụng, phà Rạch Miễu sẽ từng bước rơi vào ký ức của người dân. Bến phà sẽ chỉ còn là kỷ niệm đi sâu vào tâm khảm người dân qua những câu hát, câu hò. Với người dân tỉnh Bến Tre, cây cầu Rạch Miễu đứng sừng sững giữa đôi bờ dòng sông Tiền rộng mênh mông, là niềm tự hào của người dân Nam Bộ. Cũng bởi, khi xưa vùng đất Bến Tre được biết đến bởi một Bến Tre đồng khởi với đội quân tóc dài đánh giặc. Nay, một Bến Tre khác, một diện mạo khác đang ngày đêm khát khao làm nên một cuộc đồng khởi mới trên lĩnh vực kinh tế. Trong những tháng cuối của sứ mệnh đưa rước khách sang sông, anh em trong tổ máy thuộc cụm phà Rạch Miễu trên môi luôn nở nụ cười rạng rỡ.

Được biết, ngay từ những ngày đầu năm đã có những kế hoạch tái bố trí việc làm cho hơn 200 cán bộ, công nhân viên nơi bến phà sau khi cầu Rạch Miễu được đưa vào sử dụng. Riêng những người dân buôn bán hai bên bờ sông Tiền, dọc hai đầu bến phà trong thời điểm cầu Rạch Miễu sắp được đưa vào sử dụng, là quãng thời gian chất chứa những ưu tư và lo lắng.

Chị Vân, bán hàng tại bến phà gần 7 năm ở ấp 8, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cho biết: "Buồn lắm em à, không buồn sao được khi mà cuộc sống từng ngày chỉ trông chờ vào cái quán bé tí này?". Thế nhưng, sau những giây phút chạnh lòng đó, chị chợt tươi cười và dấy lên niềm tin: "Biết đâu khi cầu hoàn thành, tôi lại sẽ có những cơ hội buôn bán mới tại những khu công nghiệp, ở những khu dân cư mới đang dần hình thành". Một niềm vui đã vụt cháy trong ánh mắt của những người dân, những con người đất Bến Tre ngày nào đang chờ đợi một sức sống mới, một cơ hội mới trên quê hương xứ dừa nổi tiếng Việt Nam

Cầu Rạch Miễu nằm trên tuyến QL60, nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre [cách TP HCM 70km về hướng Tây. Cầu do kỹ sư và công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, được xây dựng theo phương thức BOT [xây dựng, kinh doanh, chuyển giao] gồm ba Tổng Công ty Giao thông số 2, Tổng Công ty Giao thông số 5 và Tổng Công ty Giao thông số 6, chịu trách nhiệm xây dựng.

Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 30/4/2002, hợp long vào 7h30' ngày 22/8/2008, thông xe kỹ thuật vào tháng 10/2008 và khánh thành vào ngày 19/1/2009.

Trải qua gần 2.500 ngày thi công, với bao gian nan, vất vả, tập thể kỹ sư, công nhân ngành Cầu đường Việt Nam đã phát huy mọi năng lực sáng tạo với tinh thần tự lực, tự cường, vượt mọi khó khăn, gian khổ, vượt qua được mọi sóng gió sông Tiền, đã tạo nên một công trình thế kỷ. Họ đã thực hiện được ước mơ ngàn đời của người dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung và người dân Mỹ Tho, Bến Tre nói riêng.

Theo ông Hà NgọcNam, Giám đốc Ban quản lý cầu Rạch Miễu cho biết, tập thể công nhân và kỹ sư ngành Cầu đường ViệtNamđã tiết kiệm tối đa mọi chi phí từ mẩu sắt, đến cân xi măng và từng ngày công, từng giờ công... nên tổng kinh phí xây dựng khoảng 1.300 tỷ đồng. Một con số thật đáng phấn khởi với một công trình đồ sộ như cầu Rạch Miễu.

Cầu có tổng chiều dài 11.130m, trong đó phần đường dẫn và cầu dài 8.331m [thiết kế bằng bê tông và dây văng]. Phần cầu bê tông dài 1.710m, rộng 15m, khoảng thông thuyền rộng 70m, độ tĩnh không thông thuyền 37,5m [bằng cầu Mỹ Thuận, Tiền Giang].

Như vậy tính cho đến năm 2009, cầu Rạch Miễu là cây cầu dài nhất ở nước ta. Việc hoàn thành và khánh thành cầu Rạch Miễu vào dịp đón Xuân Kỷ Sửu là một niềm vinh dự, tự hào lớn của các kỹ sư, công nhân ngành Cầu đường Việt Nam.

Họ đã vươn lên làm chủ được khoa học công nghệ xây dựng cầu đường tiên tiến nhất của thế giới; đồng thời phá được thế cù lao của tỉnh Bến Tre - quê hương của phong trào Đồng Khởi 1960

cầu Rạch Miễu Bến Tre dài bao nhiêu?

2.868 mCầu Rạch Miễu / Tổng chiều dàinull

cầu Rạch Miễu cao bao nhiêu mét?

Chiều dài: 8331 m kể cả đường nối hai đầu cầu. Riêng phần cầu chính gồm 2 cầu số 1 và số 2 có tổng chiều dài 2.868 m, trong đó có một phần là kết cấu dây văng bố trí nhịp 117m+270m+117m, chiều cao tĩnh không thông thuyền 37,5m.

cầu Rạch Miễu 2 rộng bao nhiêu mét?

Cầu Rạch Miễu 2 được xây dựng tại vị trí cách cầu Rạch Miễu hiện hữu khoảng 3,8 km về phía thượng lưu. Chiều dài toàn tuyến khoảng 17,6 km [chiều dài các cầu dẫn khoảng 2 km, rộng 20,5 m; cầu vượt luồng chính sông Tiền được thiết kế cầu dây văng nhịp chính dài 270 m, mặt cầu rộng 17,5 m].

cầu Rạch Miễu 1 xây bao nhiêu tiền?

Cầu Rạch Miễu là 1 trong những công trình cầu quan trọng nhất khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Theo thiết kế, công trình có chiều dài 8.331 mét, trong đó phần cầu chính số 1 và 2 dài 2.868 mét, mặt đường bê tông nhựa rộng 7 mét. Tổng mức đầu tư của công trình là 696 tỉ đồng. Khởi công ngày 30-04-2002.

Chủ Đề