Catherine yến phạm là ai

Hình ảnh người vợ hét lớn, ra sức giành lấy đứa con nhỏ trước gia đình bên chồng ngay rạp chiếu phim khiến nhiều người xôn xao. Xôn xao clip chồng cùng người nhà đánh đập, giật con nhỏ từ tay người vợ ở rạp chiếu phimTối 4/2, trên trang facebook cá nhân, tài khoản N.T.H.Y. có đăng tải một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh người chồng đánh đập vợ và giật cướp con ngay tại rạp chiếu phim thu hút sự chú ý của nhiều người. "Đây là clip cả gia đình T.H. hành hung T., đánh đập và giật cướp con đi. Tôi muốn hỏi anh T.H. là lương tâm anh để đâu? Cô bồ của anh nghĩ gì khi nhìn thấy cảnh này nhỉ?". //cdn.com/2017/1-1486272352338.pngStatus cùng đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình. Theo đó, vào khoảng 18h30 tại Trung tâm chiếu phim Quốc Gia [Hà Nội], một nhóm người đứng xung quanh một người phụ nữ đang ôm con. Mặc người phụ nữ ra sức hét lớn "Con tôi, con tôi", nhóm này vẫn lao vào xô xát, đẩy ngã chị và giành lấy đứa con trên tay. Vụ ồn ào đã thu hút sự chú ý của nhiều người đang có mặt tại rạp chiếu phim lúc đó. Clip: Chồng cùng cả gia đình giật cướp con ngay giữa rạp chiếu phim. Nguồn: NVCC. Trao đổi với chúng tôi, chị N.T.H.Y., người đăng tải đoạn clip cho biết: "Đây là thầy giáo T.H., trong đoạn clip H. đang cùng mẹ đẻ và em gái đánh đập vợ là chị T. tại rạp chiếu phim Quốc gia. Mặc dù T. đã không thể chịu nổi khi sống trong căn nhà đó, buộc phải bế con còn đang sữa mẹ ra khỏi nhà nhưng không ngờ hôm nay còn xảy ra chuyện này". "Sự việc xảy ra thực sự là điều kinh hoàng với tôi"Đến sáng ngày 5/2, sức khỏe chị T. mới tạm ổn định để chia sẻ với chúng tôi về sự việc bị gia đình chồng đánh tại rạp chiếu phim. "Hiện tại sức khỏe tôi đã tạm ổn, nhưng vẫn còn đau âm ỉ toàn cơ thể. Sự việc xảy ra thực sự là điều kinh hoàng với tôi", chị T. giọng thều thào tâm sự. Theo lời chị T. kể, sự việc xảy ra lúc hơn 18h ngày 4/2 khi chị dẫn con trai út đi gặp bố và hai anh trai. Khi đến rạp chiếu phim, cả gia đình gặp nhau được khoảng 10 phút thì chồng chị T. nói muốn đưa con út đi. Sau đó chưa kịp định hình thì gia đình phía chồng lao đến chửi bới và hành hung chị. Người vợ một mình cố giành lấy đứa con. Ảnh: NVCC "Lúc đó gần như cả gia đình anh ấy lao vào đánh tôi. Tôi có xin họ nhưng vẫn bị cả nhà chồng hành hung. Tôi không nhớ rõ có bao nhiêu người đánh tôi nhưng xác định rất rõ những người tham gia hành hung mình có cả người cháu của chồng đã vật tôi xuống sàn. Lúc đó tôi lo cho con quá nên cũng để mặc kệ người ta đánh", chị T. chia sẻ. Theo chị T., đến khi có sự can thiệp của mọi người xung quanh thì sự việc mới chấm dứt. Sau đó chị được mọi người đưa đi bệnh viện để xem tình hình sức khỏe. Tại đây, chị được bác sĩ chẩn đoán bị thương ở đầu, vai, cổ và một số bộ phận khác trên cơ thể. Tâm sự với chúng tôi, chị T. cho biết thêm, sau sự việc hiện tại đứa con út vẫn đang sống với chị, còn hai đưa lớn thì sống với bố. Chị và chồng đang trong quá trình làm thủ tục ly hôn vì những mâu thuẫn trong cuộc sống. Trong cuộc sống thường ngày chị bị chồng rất hay chửi bới và nhục mạ trước mặt các con. Sau đó không thể chấp nhận những hành động, thái độ như thế được của chồng trước mặt các con nên quyết định ly hôn. Biết chồng ngoại tình cùng người phụ nữ khác từ tháng 9, chị T. càng thêm đau buồn và quyết chia tay để chăm sóc các con tốt hơn. Chị T. bị xô ngã xuống sàn rạp chiếu phim. Ảnh: NVCC "Tôi bảo nếu anh như thế này sẽ không tốt cho các con. Nếu anh không đi thì em đưa các con đi sau đó để tòa phân xử rồi các con theo ai thì đi. Tuy nhiên anh ta không đồng ý và tiếp tục chửi bới tôi. Anh ta quát lớn tiếng nên hai đứa lớn sợ quá nên muốn ở lại còn tôi đưa đứa con trai út đi". Đến ngày hôm qua [4/2], chồng chị hẹn gặp thì xảy ra sự việc đau lòng trên. Theo chị, ban đầu cả hai bên hẹn nhau chỉ có chồng chị và 3 đứa trẻ gặp nhau thôi chứ không muốn có mặt những người nào nữa. Chị cũng bất ngờ khi người nhà của chồng kéo đến hành hung đến nhập viện. Hiện tại chị đang chờ giám định thương tật để lấy kết quả mới có thể đưa ra quyết định kiện gia đình chồng ra tòa.Ngày 5/2, trao đổi với chúng tôi, anh H. phủ nhận những gì chị T. nói. Anh cho biết, anh và gia đình anh không hề hành hung chị T., lúc đó anh chỉ đến thăm con mình. Khi được đề cập sự việc đã có camera ghi lại thì anh H. không bình luận gì thêm về sự việc và từ chối chia sẻ. //.vn/nguoi-phu-nu-to-bi-chong-cung-nguoi-nha-danh-dap-giat-con-nho-tu-tay-minh-tai-rap-chieu-phim-o-ha-noi-20170205105731168.chn

Chúng ta hay than trách ở Việt Nam khổ quá! Sao mà ô nhiễm, bụi bặm, rác thải, thức ăn bẩn.... Nhưng nhiều người sẽ thấy một điều hay ho hơn là: ở Việt Nam thuê được người giúp việc! Còn ở Tây ở Mỹ, thậm chí ở Nhật thì cũng "thôi đi nhé"! Thế mà sao trẻ con "ở bển" lại ngoan ngoãn tự lập hơn trẻ con bên mình?

  • Đừng vì cống hiến hết tinh hoa cho xã hội mà "vứt" con ở nhà cho ông bà, giúp việc
  • Trong khi bố mẹ Việt lo con bị giúp việc bạo hành, thì bố mẹ Nhật lại nhàn tênh nhờ những "bảo mẫu" này

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của chuyên gia nghiên cứu giáo dục trẻ em, CEO & FOUNDER của Trung tâm giáo dục Sunshine Village - Catherine Yến Phạm - để bạn đọc có cái nhìn tổng thể hơn về việc có nên thuê người giúp việc chăm sóc cho con mình.


Con đã chọn bạn làm cha mẹ, sao ta lại đẩy con cho người khác chăm lo?


Chúng ta đầu tiên “sướng” hơn các phụ huynh nước khác vì có người giúp việc, có sự đỡ đần từ người khác. Điều này xuất phát từ điều kiện kinh tế và văn hoá của Việt Nam. Vậy ai sẽ là người giúp việc? Đương nhiên vì sự phân hoá về kinh tế, bạn không mong mỏi một cử nhân đại học hay cao đẳng đi giúp việc cho mình. Nếu có chắc cũng không lâu dài. Đa phần người giúp việc là những người lao động và cần được bạn chỉ dẫn nhiều. Bạn có thể có người quen, yên tâm với họ mà cũng có thể chưa yên tâm với họ. Họ cũng có thể là người chăm chỉ và biết lắng nghe, cũng có thể là chưa biết lắng nghe mà cũng chẳng chăm chỉ...


Tuy nhiên có một điều mà tôi lưu ý, đó là bạn sẽ giao con cho họ.



Chị Catherine Yến Phạm trong một chương trình hội thảo về nuôi dạy con.


Ở những tháng đầu tiên khi còn bú mẹ. Đứa trẻ hầu như quấn quýt bên bạn. Có thể bạn có một người lo lắng cơm nước chợ búa là rất tốt. Vì lúc đó cuộc sống bạn xoay quanh đứa trẻ và bạn cần được nghỉ ngơi ăn uống tĩnh dưỡng nhiều.


Tuy nhiên thật ra nếu không có giúp việc mà tâm bạn an thì khi con ngủ mình có thể nấu ăn, thậm chí có thể... đắp mặt nạ dưỡng da. Đừng nấu nướng bày vẽ nhiều chi cho mệt. Ăn đơn giản mà đủ chất thôi. Ăn ngon có thể đi tiệm. Vừa vui vừa có kỷ niệm gia đình. Nhiều khi mệt thì nhờ chồng nấu.


Nếu không thì giai đoạn này bạn có người giúp việc và chỉ để người ấy dọn dẹp nấu ăn thôi.


Vấn đề mấu chốt là ở đây: Người giúp việc không thể thay thế bạn chăm con. Vì sao? Nếu bạn là người đứa trẻ chọn lựa để làm cha mẹ, thì không ai khác chính bạn sẽ phải là người học tập và trưởng thành nhiều nhất để con mình được nhìn vào mà cùng trưởng thành.


Bạn nghĩ mình làm không nổi hoặc vì phải đi làm mà giao con cho người giúp việc thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm với con mình: Đã có rất nhiều đứa trẻ có vấn đề mà bố mẹ đưa đến cho mình đều xuất phát từ người giúp việc. Người giúp việc cho xem tivi nhiều để họ làm việc. Người giúp việc không biết cách tương tác mà chỉ la mắng hoặc chiều chuộng hết cỡ đứa trẻ. Người giúp việc không đưa con đi chơi công viên mỗi ngày mà chỉ nhốt con trong bốn bức tường. Người giúp việc đút ăn bằng cách chạy rông hoặc ép xem tivi ăn cơm...


Hàng trăm thứ như thế. Hậu quả: Trẻ con thiếu tình thương, tăng động giảm chú ý, ăn kén chạy rông, vô kỷ luật, nói dối... đều do người giúp việc mà ra. Nói cho cùng đều do bố mẹ bỏ mặc mà ra.


Bạn có học đủ để trở thành bố mẹ tốt chưa hay bạn còn chưa làm được nên giao cho người giúp việc?


Nếu bạn cho rằng công việc đẻ con là của bạn mà nuôi con là của người khác thì cứ giao. Còn không, chính bạn phải là người chăm sóc con mình hoặc chí ít học cách chăm sóc con cho đúng đắn để hướng dẫn họ dạy con mình. Tuy nhiên điều này rất hên xui vì có người làm được, có người hoàn toàn không.





Các con học được nhiều thứ sau những chuyến đi cùng ba mẹ.


Thay vì thuê giúp việc, hãy học hai kỹ năng sau!


Tôi thấy phụ nữ Việt Nam thường được khen là dịu dàng cần cù đảm đang nhưng thực ra tôi thấy các chị thiếu hai thứ căn bản: Một là khả năng sắp xếp mọi thứ khoa học và hai là khả năng giao việc và hợp tác với người xung quanh.


Các chị ôm đồm hết, từ nấu ăn giặt giũ tắm con rửa đít chăm con đến đưa con đến trường, đi làm... Các chị thiếu sự sắp xếp và giao việc. Cũng như thiếu kỹ năng giao tiếp với chồng để cùng mình chia sẻ mọi thứ.


Thật ra việc giữ con nhẹ nhàng lắm! Chỉ cần mình tâm an, sắp xếp thứ tự công việc tốt, đừng có nhắng và rối, đừng ôm đồm hết việc nọ việc kia. Đừng có nghe con khóc rồi hoảng lên.



Học cắm hoa với mẹ, cả nhà cùng vui!


Bình tĩnh nghe con khóc, trẻ con khi bạn càng rối lên thì chúng càng hét to khóc to hơn. Cứ bình tĩnh làm mọi việc tuần tự thôi. Bạn trở lại an ủi hoặc đáp ứng nhu cầu con xong thì quay lại công việc của mình. Từ từ nhẹ nhàng. Sắp xếp một khoảng thời gian trong ngày hai mẹ con hoặc cả gia đình cùng ra công viên. Đi chợ thì địu con theo hoặc đi siêu thị thì đẩy con theo. Tôi nhớ hồi đó ở Mỹ tôi mua đồ trang trí nhà cửa từ sáng đến chiều tại Ikea khi cô con gái mới hai tháng tuổi. Ở đó không như Việt Nam, phải tự vác đồ trên kệ xuống. Mà tôi mua gì? Giường tủ bàn ghế toàn những thứ nặng. Xong mua cả đến drap giường, gương bàn, đèn nến. Mẹ bỏ con vào xe nôi cứ thế vừa shopping vừa nói chuyện và... nhờ vả mọi người thôi. Cuối ngày có đến sáu cái shopping cart [xe đẩy hàng] to. Nhưng vẫn chẳng sao! Cứ từ từ làm mà cũng xong. Muốn đẩy cả xe nôi lẫn sáu cái shopping cart thì khó chứ đẩy từng cái thì dễ ẹc mà!


Phụ huynh mình hay lo lắng việc nọ xọ việc kia mà không thấy cái gì cần hơn và sắp xếp việc cần việc ít cần nhiều, thậm chí có việc không làm cũng chẳng sao, để mình được thoải mái hơn.


Để con chờ đợi và từ hai tuổi trở đi, để con tự lập, thậm chí biết giúp đỡ mình, là cách bạn đang giúp con rất nhiều. Khoa học đã chứng minh những đứa trẻ biết chờ đợi và biết tự lập, giúp đỡ đều là những đứa trẻ hạnh phúc và bình tâm, đó cũng là những đứa trẻ thành công nhất. Cùng con chơi đùa và đi công viên chẳng phải là một điều tận hưởng thú vị trong công việc làm mẹ đó sao?


Cùng con chơi đùa là điều thú vị nhất của công việc làm mẹ.


Kỹ năng thứ hai bà mẹ phải học là kỹ năng tương tác với chồng. Các bà mẹ Việt Nam rất giỏi hy sinh và chịu đựng chứ ít khi biết cách làm cho chồng hợp tác với mình. Ít nhất ông chồng có thể đón con, chia việc nhà với vợ, nấu ăn hoặc rửa chén, tắm con... Tôi tin không ông chồng nào nghe vợ nói: “Anh ạ em biết anh thương em và con, có điều anh chưa biết phải làm sao nên anh chưa thể hiện thôi. Thật ra em làm nhiều việc thế này rất mệt nên anh giúp em được không?” mà không giúp bạn.


Thường thì các chị không dùng ái ngữ và niềm tin chồng thương mình mà thường tự chịu đựng và đổ lên đầu các ông những phán xét kiểu “Anh chẳng giúp được cái gì cả, anh chả thương vợ con suốt ngày chỉ biết bla bla bla…”.


Tâm mình tin như thế thì lời ái ngữ tin vào tình yêu ở đâu? Ông nào mà nghe bị chì chiết không sợ chạy mất dép? Nhẹ nhàng thôi! Thật ra không yêu thì đã chẳng cưới. Đàn ông thích chăm sóc phụ nữ mà. Mình phải tin mình được yêu chứ!

Nghĩ gì thì được nấy thôi!


Nên chăng các chị không cần người giúp việc, mà cần tự mình học cách nuôi dạy con tốt, sắp xếp công việc khoa học, học cách điều chỉnh cảm xúc và lời nói, thái độ tích cực... Tất cả những điều đó không chỉ giúp các chị em có gia đình hạnh phúc hơn, con cái biết chia sẻ độc lập và trách nhiệm hơn mà còn giúp chính mình trưởng thành trong tình yêu thương. Sự nhân hậu về ngôn ngữ và hành vi cũng như hành trình có con sẽ trở thành hành trình trưởng thành trong nhân cách và lối sống của chính mình.


Lúc đó các chị không cần có một người giúp việc nữa, mà cảm nhận được sự viên mãn về cuộc sống của mình!

Video liên quan

Chủ Đề