Cần bao nhiêu thời gian để thành thạo 1 kỹ năng?

Bạn sẽ làm thế nào khi đang lúc gấp rút, kiến thức bạn cần lĩnh hội thông thường phải mất 6 tháng giờ chỉ được học trong 2 ngày? Hãy thử áp dụng theo những phương pháp đề xuất dưới đây nhé, bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả mà nó mang lại đấy.

1. Hãy tìm một người thầy

"Khi học sinh sẵn sàng, giáo viên sẽ xuất hiện. Khi học sinh thực sự sẵn sàng, giáo viên sẽ biến mất." -  Lao Tzu

Khi chuyển từ giai đoạn tìm hiểu qua loa sang giai đoạn thực sự chú tâm, bạn sẽ muốn học thật nhanh. Đó là lúc bạn cần có một người thầy, người có thể giúp bạn thực hiện những bước tiếp theo.

Người thầy ở đây có thể là một cuốn sách hay một khóa học trực tuyến. Hoặc có thể là một người thầy bằng xương bằng thịt. Lợi ích việc tương tác với một người bằng xương bằng thịt là bạn có thể phản hồi ngay lập tức và xác đáng, có thể trả lời trực tiếp cho các câu hỏi của bạn.

Sau khi lĩnh hội một lượng kiến thức nào đó hãy ngay lập tức áp dụng chúng vào thực tế để thấy được sự khác biệt giữa điều bạn biết và điều bạn hiểu. Napoleon Hill đã từng nói: "Kiến thức chỉ là năng lượng tiềm ẩn. Nó chỉ trở thành sức mạnh khi được tổ chức thành những kế hoạch hành động rõ ràng".

2. Lặp lại cho đến khi việc học trở thành vô thức

Lần đầu tiên áp dụng những gì vừa được dạy mất rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, hãy cố gắng thực hiện đi thực hiện lại. Theo thời gian, bạn sẽ thấy mình thành thạo vào tự tin hơn nhiều.

Học một kỹ năng mới chủ yếu là nhờ vào trí nhớ và cách bạn vận dụng chúng. Ban đầu, vỏ não trước trán [nơi lưu trữ ký ức ngắn hạn] – phải tìm cách hiểu được cách tiếp nhận khái niệm mới. Khi thành thạo, bộ phận này được nghỉ ngơi và có thể xóa đi đến 90% ký ức mà nó lưu trữ. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể thực hiện kỹ năng mới một cách vô thức như nó đã thuộc về bạn và cho phép tâm trí tập trung vào những thứ khác.

Quá trình biến việc học một kỹ năng trở thành tự động gồm 4 giai đoạn:

- Học đi học lại một lượng kiến thức nhỏ. Ví dụ, nếu bạn đang học chơi bóng rổ, việc đầu tiên là hãy thực hiện nhiều lần một cú ném. Từng chút từng chút một đến khi thành thạo.

- Tăng dần độ khó của bài học. Muốn thực hiện tốt giai đoạn này hãy tăng dần độ khó của bài học cho đến mức bạn không thể vượt qua nổi. Sau đó giảm dần độ khó sao cho gần nhất với giới hạn và khả năng hiện tại của bạn.

- Đặt thêm áp lực về thời gian. Ví dụ, một giáo viên toán yêu cầu học sinh giải những bài toán khó với thời hạn ngày càng ngắn. Việc bổ sung yếu tố thời gian sẽ thử thách bạn: Buộc bạn phải làm nhanh và Thử thách một phần trí nhớ ngắn hạn của bạn.

- Tập nhớ một lượng kiến thức tăng dần, nghĩa là cố gắng thực hiện việc học cùng lúc với việc nghĩ đến những điều khác. Nói một cách đơn giản, cố tình thêm thông tin cho các quy trình đào tạo của bạn.

3. Đặt ra những mục tiêu cụ thể với khung thời gian khắc nghiệt

Khi quá trình "luyện tập" kết thúc, bạn cần thực hiện nó bên ngoài đời thực bằng cách đặt ra những mục tiêu lớn đòi hỏi phải sử dụng kiến thức vừa học được.

Ngay trước khi rời khỏi nhà giáo viên, chúng tôi cùng nhau lập mục tiêu. Mặc dù mục tiêu dường như lớn lao nhưng tôi cảm thấy tự tin rằng tôi có thể đạt được bởi bây giờ tôi đã có sự rõ ràng.

4. Theo dõi và chịu trách nhiệm

"Khi hiệu suất được đo lường thì hiệu suất được cải thiện. Khi hiệu suất được đo và báo cáo, tốc độ cải thiện sẽ tăng lên."- Thomas S. Monson

Sự rõ ràng tạo ra động lực. Theo dõi tạo thành nhận thức. Báo cáo có trách nhiệm để giải trình. Ba điều trên là cần thiết cho tiến trình học tập nhanh chóng và hiệu quả.

Nếu không theo dõi hành vi hàng ngày của mình, chắc chắn tiến trình của bạn sẽ không thể cải thiện được.

Theo các nghiên cứu, tự điều chỉnh là diễn biến tâm lý nhằm tìm ra sự thiếu nhất quán giữa mục tiêu và hành vi. Đó chính là điểm khởi phát của động lực giúp bạn chuyển từ vị trí hiện tại đến vị trí mình mong muốn đạt tới.

Bên cạnh việc theo dõi, chịu trách nhiệm với những gì mình làm sẽ giúp tăng hiệu quả của quá trình học. Khi báo cáo tiến trình của mình cho một người nào đó, đặc biệt là người mà bạn tôn trọng, điều đó sẽ tạo thêm động lực giúp bạn thành công.

Phấn đấu đạt được những mục tiêu lớn không phải là dễ dàng. Hầu hết mọi người sẽ từ bỏ ước mơ trước khi có một con đường rõ ràng đến các mục tiêu nhỏ hơn.

Tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào cách bạn sắp đặt. Khi thiết lập được các điều kiện một cách hiệu quả, bạn sẽ thấy các mục tiêu mà mình muốn đạt được là hoàn toàn khả thi.

Nếu bạn muốn tiến nhanh đến các mục tiêu lớn của mình, bạn sẽ cần phải thành thạo để có được sự rõ ràng cho một vài bước tiếp theo của hành trình. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là thông qua việc học dựa trên ngữ cảnh và học theo phong cách "đẫm" mình.

Có vẻ như không ít người trong chúng ta thắc mắc rằng mất bao lâu cho việc thay đổi bản thân để đón một khởi đầu mới? Có một truyền thuyết rằng 21 ngày chính là khung thời gian “lột xác” để hình thành một thói quen.

“Truyền thuyết 21 ngày” là một nghiên cứu của bác sĩ Maxwell Maltz. Khi thực hiện một ca phẫu thuật chỉnh hình, ông nhận ra chỉ mất tối thiểu 21 ngày để bệnh nhân quen với việc nhìn thấy khuôn mặt mới. Ông cũng tiết lộ rằng bản thân mất 3 tuần để tạo dựng một thói quen.

Nhiều người lấy con số 21 ngày làm cột mốc để thiết lập thói quen, nhưng mặc cho sự lan truyền rộng rãi trên mạng internet và văn hóa đại chúng, ý tưởng này không mấy người áp dụng được. Một nghiên cứu vào năm 2010 của UCL đã cho thấy sự khác nhau trong khoảng thời gian của từng người để hình thành một thói quen mới, khác với những gì mọi người thường nghĩ, trung bình quá trình này cần mất 66 ngày.

Thành công trong việc hình thành thói quen mới bắt đầu bằng việc đặt nền tảng hợp lí. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nói chỉ mất 3 ngày để xây dựng một thói quen?

Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường

Không như việc học một kỹ năng, thói quen hình thành từ sự quyết tâm. Rèn luyện kỹ năng phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm. Nếu chúng ta có một khung thời gian học tập hợp lí, ta sẽ nắm bắt những kỹ năng này một cách nhanh chóng. Ngược lại, việc này tốn rất nhiều nhiều thời gian.

Chúng ta cùng lấy ví dụ từ việc mỗi người học ngoại ngữ với tốc độ khác nhau. Một đứa trẻ 5 tuổi đang trong giai đoạn phát triển não bộ sẽ tiếp thu một ngôn ngữ mới nhanh hơn một cụ già 85 tuổi. Và một người sử dụng ngữ hệ Latin sẽ mất ít thời gian học tiếng Tây Ban Nha hơn người dùng hệ thống chữ viết khác.

Hình thành một thói quen không hề ảnh hưởng đến việc trau dồi những kĩ năng mới. Biến việc gì thành thói quen thành công tùy thuộc vào quyết tâm của bạn lớn đến đâu. Mọi người đều có thể đoán trước thành quả cuối cùng ngay từ lúc xây dựng khuôn phép và thói quen mới. Những gì bạn cần là tạo mọi điều kiện để xúc tiến bản thân và cam kết bắt tay thực hiện.

Không cần tìm cách bỏ thuốc lá. Để làm được điều đó, hãy cam kết với chính mình. Và sau đó, hãy thay đổi môi trường sống của bạn. Vứt hết những tàn thuốc nằm rải rác trong nhà, trên sàn xe, đừng để bị phân tâm bởi những cám dỗ trước mắt.

Đến phòng gym cũng như thế. Bất cứ ai đều có thể rèn luyện thể hình. Không nhất thiết phải giỏi một bộ môn nào, nhưng điều đầu tiên là phải đến phòng tập thường xuyên. Hãy ưu tiên việc tập gym hơn bao giờ hết.

Đừng làm nhiều việc cùng một lúc

Có thể bạn đang nhìn lại và tự nhắc bản thân, “Mình cần đến phòng tập 5 ngày 1 tuần, cai thuốc, cai thức ăn nhanh, bỏ lối sống vô tổ chức đi.” Hoàn thiện bản thân là điều tốt, nhưng nếu cố gắng quá sức, bạn sẽ cầm chắc thất bại.

Xây dựng thói quen đòi hỏi sự kiên định và cương quyết lớn. Để thay thế được một thói quen xấu bằng một thói quen tốt, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. Thay vì ôm đồm quá nhiều cùng một lúc để rồi cảm thấy kiệt sức, bạn nên bắt đầu những bước nhỏ nhưng hiệu quả. Đừng làm việc chăm chỉ, hãy làm việc thông minh.

Một vài thói quen tốt ban đầu sẽ là nền tảng cho lối sống tích cực. Điều này còn khiến bạn tạo sự thay đổi tức thì trong thời gian ngắn hơn 66 ngày. Hãy bắt tay thực hiện những thói quen cơ bản sau để sẵn sàng để dấn thân vào những việc mang tính thử thách cao.

Bắt đầu với 7 điều sau để hình thành những thói quen tốt một cách dễ dàng

  1. Tạo những ngày “nói không với mạng xã hội”

Không thể phủ nhận vai trò của mạng xã hội trong thời đại hiện nay, nhưng việc dành hàng giờ cho mạng xã hội đang giết chết thời gian của bạn. Thống kê cho thấy trung bình một người dành 2 tiếng cho mạng xã hội mỗi ngày mà không biết rằng đã lãng phí quá nhiều thời gian. Hãy nghĩ xem bạn có thể làm thêm biết bao nhiêu thứ mỗi tháng nếu biết sử dụng 60 giờ đó một cách hiệu quả.

Không chỉ lãng phí thời gian vô bổ, điều này còn dẫn đến tình trạng nghiện mạng xã hội. Kiểm tra thông báo, tin nhắn quá nhiều có thể gây thoái hóa dopamine. Đó cũng là lí do tại sao nhiều người mắc chứng rồi loạn tâm thần và không thể bước ra thế giới ảo.

Hội chứng sợ bị lãng quên [FOMO] có thể gây ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống hằng ngày. Đó là khi bạn cảm thấy mình không còn được người khác chú ý, hay nói một cách khác là cảm giác bị bỏ rơi. Điều đó hoàn toàn không đúng.

Nếu bạn nhận ra bản thân đã mất quá nhiều thời gian và bị quấy rầy bởi hội chứng xấu xa kia, hãy thử tắt tắt điện thoại, gấp máy tính ít nhất 1 ngày trong tuần. Việc này sẽ giúp bạn tĩnh tâm và xác định điều gì quan trọng với mình.

  1. Tập thói quen đọc nhanh

Đọc nhanh là kỹ năng cần thiết để tiếp thu lượng thông tin lớn trong khoảng thời gian ngắn hơn, từ đó giúp bạn trau dồi kiến thức một cách hiệu quả. Đọc nhanh còn giúp bạn nắm hiểu sâu và nhớ lâu hơn người đọc với tốc độ thông thường.

Những người đọc nhanh thành thạo có thể đọc khoảng 1500 từ/phút, trong khi cùng khoảng thời gian đó, một người trưởng thành đọc với tốc độ trung bình chỉ đọc được 300 từ.

Đọc nhanh giúp bạn hình dung mạch ý, sắp xếp và khai thác ý tưởng một cách nhanh chóng. Trên hết, kỹ năng này giúp bạn lượt bỏ thông tin không cần thiết đồng thời tăng độ tập trung khi đọc sách.

  1. Ghi lại 10 suy nghĩ mỗi ngày

Bạn có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn bạn tưởng, nhưng nếu bạn không ghi lạị, bạn sẽ nhanh chóng quên ngay.

Ghi lại ít nhất 10 suy nghĩ mỗi ngày. Hành động này giúp bạn có thêm không gian để cảm nhận, thời gian để ôn lại những ý tưởng sau này. Có thể những ý tưởng xuất hiện bất chợt lúc đang tắm, đang học, hay đang làm việc không hề liên kết với nhau, nhưng cứ viết nó xuống, biết đâu bạn sẽ sưu tập thêm cho mình nhiều góc nhìn mới hay ho và sáng tạo.

Hãy kết nối và xây dựng những ý tưởng đơn giản và bình thường đó. Đôi khi những thứ nhỏ nhặt lại làm nên điều không tưởng đấy!

  1. Nghe một album mới ít nhất 1 lần/tuần

Thật đơn giản để liên tục nghe đi nghe lại một playlist. Không thành vấn đề nếu bạn chỉ thích thưởng thức một playlist, nhưng tốt hơn cả, bạn nên nghe thử nhiều thể loại khác nhau. Bằng cách đa dạng list nhạc của mình, bạn sẽ phát hiện những sở thích mới và rèn luyện khả năng thích ứng của não.

Cũng giống như việc chuyển kênh radio, thói quen này không quá khó thực hiện như một số khác. Nếu bạn cảm thấy không thích, chỉ cần chuyển sang bài hát tiếp theo!

  1. Đi bộ 30 phút mỗi ngày

Không dễ dàng để tránh khỏi lối sống lười vận động. Sau một ngày dài làm việc, bạn khó lòng rời mắt khỏi TV để dành thời gian tập thể dục.

Đi bộ cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị, đồng thời cải thiện hệ tuần hoàn. Đi bộ dưới ánh sáng mặt trời 10-30 phút mỗi ngày còn giúp bạn hấp thu lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Không cần phải đến phòng gym hay tập luyện với cường độ cao, đi dạo thôi đã giúp bạn cải thiện sức khỏe một cách đáng kể. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải ngồi hàng giờ, hãy bổ sung các hoạt động thể chất vào thời gian biểu hằng ngày để tạo những thay đổi tích cực cho cơ thể.

  1. Dậy sớm trước một tiếng và duỗi thẳng cơ thể

Với một vài người, dậy sớm trước một tiếng là một điều kinh khủng, nhưng điều này chỉ đúng với những ai có thói quen dậy muộn. Thức dậy sớm giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và cải thiện năng suất làm việc. Thay vì thức dậy trễ và phải vội vã mỗi buổi sáng, bạn sẽ có thời gian cho một bữa sáng tươm tất, duy trì được trạng thái thư giãn và thoải mái suốt cả ngày.

Buổi sáng còn là thời gian lý tưởng để tránh bị xao nhãng. Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama hay Tim Cook, CEO của Apple là minh chứng của những người nổi tiếng thế giới có thói quen dậy sớm. Những người thành công dậy sớm tận dụng buổi sáng để đọc báo, tập thể dục và dành thời gian cho những thành viên trong gia đình.

Duỗi cơ vào mỗi sáng giúp ích cho việc giảm đau nhức cơ. Hành động này cũng cải thiện tư thế và hệ tuần hoàn, tạo cho bạn cảm giác tỉnh táo và tiếp thêm năng lượng cho cơ thể cho một ngày làm việc bận rộn.

Nếu cảm thấy chưa thích nghi với thói quen này, hãy chia nó thói quen thành nhiều bước. Thay vì cố gắng dậy trước 1 tiếng ngay từ đầu, hãy bắt đầu bằng cách dậy trước 15 phút mỗi ngày.

  1. Ngồi thiền 10 phút mỗi ngày

Mỗi người đều phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau từ cuộc sống bộn bề. Thật khó để trở thành một nhân viên, người bạn đời, người cha, người mẹ, người bạn hoàn hảo trong xã hội hiện tại.

Đôi khi, chúng ta cần vài phút tìm chút bình yên cho tâm hồn. 5-10 phút ngồi, tĩnh tâm, thư giản có thể tạo nên sự thay đổi tích cực trong lối sống hằng ngày. Thiền định giúp ta tập trung tư tưởng và ghi nhớ những điều quan trọng.

Thiền định là đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Thiền có khả năng làm giảm căng thẳng và nguy cơ mắc những bệnh lý khác. Nếu bạn dành thời gian mỗi ngày thực hành thiền định, thói quen này sẽ cải thiện sức khỏe của bạn một cách đáng kể.

Thay đổi nhỏ tạo nên khác biệt lớn

Rèn luyện thói quen tốt luôn giúp bạn có một cuộc sống chất lượng và hạnh phúc hơn. Đừng ngại bắt đầu với một thói quen nhỏ. Hãy luôn tiến về phía trước và không ngừng cố gắng để trở thành phiên bản hoàn hảo của chính mình.

Chủ Đề