Cách trồng dưa lưới tại nhà

Kỹ thuật trồng dưa lưới không khó nên ta có thể tự tay trồng tại nhà. Chỉ cần một không gian vừa đủ là ta có thể áp dụng kỹ thuật trồng dưa lưới này rồi.

Dưa lưới là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, ngon được đa số người dân ưa chuộng. Ngoài việc trồng dưa trong nhà màng, thùng xốp thì ta có thể trồng dưa lưới trong chậu bằng việc áp dụng kỹ thuật trồng dưa lưới trong chậu.

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong chậu không quá khó nên bạn hoàn toàn có thể tự tay trồng nó để tạo ra dàn dưa lưới thơm ngon.

Trồng dưa lưới trong chậu không khó, bạn có thể tự tay trồng tại nhà

Thời vụ gieo trồng

Vụ xuân: Trồng tháng 2 đến đầu tháng 3, thu hoạch tháng 4-5.

Vụ Thu Đông: Trồng từ 8- 9, thu tháng 11-12.

Tuy nhiên xen giữa 2 vụ này vẫn có thể trồng dưa lưới trong khoảng từ tháng 2 9.

Giai đoạn chuẩn bị trong kỹ thuật trồng dưa lưới trong chậu.

Hạt giống dưa lưới mua tại các cửa hàng bán hạt giống uy tín. Khi chọn hạt giống lựa chọn hạt giống chất lượng, tỉ lệ nảy mầm cao, không sâu bệnh.

Xem thêm:Cách Trồng Dưa Lưới Trong Túi Nilon Tại Nhà Một Cách Đơn Giản

- Đất trồng: Lựa chọn đất trồng nhiều dinh dưỡng như đất tribat. Bạn có thể mua đất tại các cửa hàng. Dưa lưới hoàn toàn có thể trồng trên chậu vuông 36x36 cm. Mỗi 1 chậu có thể trồng 1 cây dưa lưới. Giá thể nên trọn loại tơi xốp có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt. Thành phần giá thể có thể trộn 40% than bùn + 30% mùn hữu cơ + 30 trấu hun. Sau khi trộn giá thể được bón lót bằng phân Dynamic 3-4-3 với lượng bón lót là 50g/chậu [trộn đều với giá thể trước khi cho giá thể vào chậu].

Các loại dưa vàng, dưa lưới ưa sáng nên khoảng sân thượng ngập tràn nắng gió là điều kiện khá tốt để trồng dưa lưới.

Một phần trong kỹ thuật trồng dưa lưới trong chậu mà bạn không thể bỏ qua đó là phần gieo hạt.

Khi gieo chỉ cần cắm phần đầu hạt dưa xuống dưới, phủ lớp đất xốp mỏng lên trên. Phải thường xuyên tưới nước tạo độ ẩm thích hợp và để bầu ươm ở nơi ít nắng giúp cây nhanh nảy mầm và cứng cáp. Từ khi ươm hạt đến lúc trồng ra chậu khoảng 2 đến 3 tuần. Khi cây đủ lớn, bắt đầu trồng ra chậu nhựa đã chuẩn bị sẵn đất. Khi cây mới trồng, cây sẽ khá yếu nên cần tránh đặt chậu ở chỗ nắng gắt và mưa to. Khi cây bắt đầu lớn và xuất hiện dây leo cũng là lúc đặt ở nơi có nhiều nắng. Dưa ưa nắng nên để ở vị trí càng nắng càng tốt. Dưa hút khá nhiều nước nên chú ý cung cấp lượng nước đủ, thường xuyên giúp cây nhanh lớn. Nếu thiếu nước, lá sẽ vàng cây cũng bị héo rũ.

Tuy kỹ thuật trồng dưa lưới trong chậu không quá cầu kỳ, nhưng mỗi giai đoạn đều rất quan trọng bạn phải thật kỹ trong từng khâu tránh uổng phí công sức.

Chăm sóc thật kỹ để cho ra trái to, ngon, thơm mát.

Ở trong thành phố hay tỉnh bạn vẫn có thể áp dụng kỹ thuật trồng dưa lưới trong chậu, thành phố sẽ ít có ong bướm nên ta phải tự thụ phấn cho cây có thể sử dụng nhụy hoa đực để thụ phấn cho hoa cái. Ta nên cẩn thận buộc túi để đề phòng ong châm, làm hỏng quá trình thụ phấn. Tích cực thụ phấn cho hoa cái giúp tỉ lệ có quả nhiều hơn. Cuối cùng ngắt bỏ hết các noãn yếu và chỉ để lại nuôi một noãn khỏe nhất. Sau khi thụ phấn khoảng 7 - 20 ngày tùy giống dưa sẽ ra quả.

Khi cây mới trồng, cây sẽ khá yếu nên cần tránh đặt chậu ở chỗ nắng gắt và mưa to.

Ngắt ngọn:

Khi trồng cây khoảng 1 tuần tuổi thì tưới đạm cho cây 1 muỗng cà phê pha loãng với 4 lít nước, tuần tưới 2 lần. Khi cây ra chồi non từ nách lá thứ 10 trở xuống vặt bỏ để cây tập trung ra hoa, bói quả. Cây bắt đầu ra hoa thì bón thêm phân bò ủ hoai và tưới NPK tỉ lệ 1:3:1 xen kẽ với xịt KNO3 cho cây.

Xem thêm:Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Lưới Đem Lại Hiệu Quả Tối Đa

Khi cây dưa bắt đầu ra trái thì nên tỉa lá dưới gốc để thoáng khí cây không bị bệnh về nấm. Thường xuyên kiểm tra ngọn vì bọ trĩ rất dễ hút chích cây. Phát hiện sớm sẽ phục hồi được. Đồng thời kiểm tra dưới mặt lá để phát hiện nhện đỏ. Đến thời điểm cây ra trái, thường chỉ giữ 1 đến 2 trái khỏe nhất, còn lại sẽ cắt bỏ giúp trái được giữ lại nhanh lớn. Khi cây đã đậu quả thì bắt đầu ngắt hết những nhánh phụ của cây thông thường, một cây dưa chỉ để 25 lá để tập trung dinh dưỡng nuôi quả, dưỡng trái đến 10 ngày thì dừng tưới phân và giảm tưới nước để tăng độ ngọt cho dưa. Khi quả dưa to khoảng bằng nắm tay, dùng túi lưới bọc lại để tránh ruồi đục trái, nhện đỏ phá dưa.

Thường chỉ giữ 1 đến 2 trái khỏe nhất, còn lại sẽ cắt bỏ giúp trái được giữ lại nhanh lớn.

Thu hoạch

Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng. Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm, nếu quả còn mầu xanh thì là dưa đang còn non, và lúc này hái quả sẽ nhạt và có vị đắng. Hái dưa xong bạn để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.

Trên đây là một số kỹ thuật trồng dưa lưới trong chậu mà bạn cần tìm hiểu khi bắt đầu trồng.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề