Cách thực thực hiện thủ tục hải quan điện tử

LCĐT - Những năm qua, Cục Hải quan tỉnh luôn tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện phương thức quản lý điện tử để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa; từng bước cải cách hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với quy chuẩn của hải quan hiện đại.

Cán bộ Cục Hải quan tỉnh Lào Cai thao tác nghiệp vụ trên nền tảng ứng dụng số.

Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai [Cục Hải quan tỉnh] đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. Công ty TNHH xuất - nhập khẩu nông sản Hùng Sư có địa chỉ tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn là doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai. Chị Nguyễn Thị Thu Thảo, đại diện công ty cho biết: Chỉ trong 10 phút, chúng tôi đã nhận được giấy tờ cần thiết theo quy định. Tôi thấy việc giải quyết thủ tục hành chính tại chi cục nhanh, hiệu quả và luôn an tâm về tính chính xác thông tin khi thực hiện giao dịch điện tử.

Cũng như chị Thảo, nhiều doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại chi cục rất hài lòng với thời gian giải quyết của cán bộ tại đây. Trong khoảng thời gian ngắn, bộ phận tiếp nhận phải qua nhiều khâu, từ kiểm tra, đối chiếu thông thường, hóa đơn khai báo, kiểm dịch, chứng từ... cho đến khi trả kết quả đều được thực hiện nhanh chóng nhờ triển khai bằng phương thức tự động thông qua hệ thống VNACCS/VCIS.

Ông Phạm Văn Phúc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai cho biết: Chi cục thường xuyên tuyên truyền cho các doanh nghiệp thông qua nhiều kênh như qua hệ thống bảng điện tử tuyên truyền tại cơ quan, tra cứu thủ tục trên hệ thống máy tính, thông qua các hiệp hội doanh nghiệp Lào Cai… để các đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu. Chi cục thường xuyên đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp, chủ động giải quyết và báo cáo cấp có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, bảo đảm thủ tục thông thoáng, đúng quy định, nhất là trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ngành hải quan Lào Cai trong những năm qua cũng vận hành hiệu quả phần mềm thông quan tự động của Tổng Cục Hải quan, đáp ứng tốt nhu cầu công việc, đặc biệt là giám sát, quản lý về hải quan. Trong công tác quản lý đã triển khai đồng bộ thủ tục hải quan điện tử thông qua hệ thống thông quan tự động, thực hiện thanh toán bằng phương thức điện tử, phần mềm quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu, công tác quản lý thuế, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN…

Theo ông Nguyễn Quyết Chiến, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thực hiện hải quan điện tử là bước đột phá trong cải cách hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho thông quan tự động tại Lào Cai. Tất cả chi cục tại cửa khẩu đã triển khai đầy đủ ứng dụng phần mềm quản lý nghiệp vụ hải quan, trên 99% doanh nghiệp thực hiện khai báo thủ tục hải quan điện tử. Vì vậy, thời gian thông quan được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi. Hệ thống thông quan hàng hóa tự động vận hành ổn định 24/7, an ninh, an toàn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Hiện nay, Cục Hải quan Lào Cai đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo lộ trình của Tổng cục Hải quan. Dịch vụ công trực tuyến đều được đăng tải trên trang thông tin điện tử Cục Hải quan tỉnh Lào Cai để phục vụ người dân, doanh nghiệp làm thủ tục khai hải quan, nộp thuế hoặc tra cứu, sử dụng dịch vụ khác. Các dịch vụ công đang triển khai mới được nghiên cứu ứng dụng nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp bao gồm: Thông tin tra cứu biểu thuế - phân loại - hồ sơ; tra cứu nợ thuế, nộp thuế của tờ khai hải quan; tra cứu thông tin tờ khai hải quan, tỷ giá; quyết định xóa nợ, giải tỏa cưỡng chế, thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Bên cạnh đó, ngành hải quan không ngừng tăng cường tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp nộp thuế điện tử. Hiện nay, trên 90% doanh nghiệp đã nộp thuế điện tử, tạo thuận lợi tối đa cho việc tiết kiệm chi phí, thanh khoản được kịp thời, chính xác.

Trong xu thế công nghệ thông tin bùng nổ, ngành hải quan tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả hải quan điện tử, hướng tới hải quan số, hải quan thông minh. Thực hiện kế hoạch, lộ trình xây dựng mô hình hải quan thông minh của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh đã phổ biến, quán triệt đến cán bộ, công chức trong ngành các chủ trương, định hướng về việc xây dựng hệ thống hải quan thông minh; tập trung nghiên cứu tổng thể yêu cầu bài toán nghiệp vụ hải quan, quy trình nghiệp vụ, tổ chức rà soát hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, phân công nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các nội dung có tính khả thi, phù hợp với thực tế để tham gia chuyển đổi số hải quan trong thời gian tới.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát thủ tục hải quan điện tử [HQĐT]
  • 2. Khái quát hợp đồng gia công:
  • 3. Hàng hóa XNK để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài
  • 4.Thủ tục đối với hàng hoá nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công:
  • 5.Thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công
  • 6.Sự cần thiết của thủ tục HQĐT trên thực tế

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật hải quan 2014

Luật sư tư vấn:

1. Khái quát thủ tục hải quan điện tử [HQĐT]

Theo khoản 23 điều 4 LHQ 2014, thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải. Còn Thủ tục HQĐT” được định nghĩa tại khoản 1 điều 3 NĐ số 08/2015/NĐ-CP là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.Trong thủ tục HQĐT, người làm thủ tục hải quan phải thực hiện một số các công việc như: Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế thông qua mạng internet.

>> Xem thêm: Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị xuất nhập khẩu sửa chữa, thay thế hoặc triển lãm, hội chợ ?

Quy định về thủ tục HQĐT được cụ thể hóa trong NĐ số 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành LHQ về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

2. Khái quát hợp đồng gia công:

Theo điều 178 Luật thương mại 2005,Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

Quan hệ gia công được phát sinh giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công. Trong đó, bên đặt gia công là người có nhu cầu về sản phẩm theo khuôn mẫu. Do đó, bên đặt gia công giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu, có thể là bán thành phẩm, có thể là dây chuyền máy móc cho bên nhận gia công Bên nhận gia công nguyên vật liệu hoặc mua nguyên vật liệu, tổ chức gia công nhằm tạo ra sản phẩm đúng mẫu mã, cách thức theo yêu cầu của bên đặt gia công. Bên nhận gia công phải là thương nhân kinh doanh ngành nghề phù hợp với sản phẩm gia công.

3. Hàng hóa XNK để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài

Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất. Bao gồm: “Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu; nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm; sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài; vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu; hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.” Hàng hóa xuất khẩu là những sản phẩm sau quá trình gia công.

4.Thủ tục đối với hàng hoá nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công:

a. Quy định về đăng ký, khai báo hải quan và tiếp nhận hồ sơ

Theo khoản 1, khoản 2 điều 61 TT 38/2015/TT-BTC, thủ tục nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài được thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Chương II Thông tư này. Giống như thủ tục hải quan chung cho hàng hoá xuất, nhập khẩu, quy trình này gồm các bước: [1] doanh nghiệp điền tờ khai điện tử và nộp hồ sơ cần thiết theo khoản 2 Điều 16 TT số 38/2015/TT-BTC → [2] Hệ thống tự động kiểm tra đánh giá để chấp nhận đăng ký tờ khai → [3] Hệ thống báo cho doanh nghiệp biết đã chấp nhận tờ khai và việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ được phía Hải quan thực hiện → [4] Thông quan. Nguyên tắc, thời hạn thực hiện thủ tục giống như hàng xuất khẩu nói chung.

Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu sẽ do tổ chức, cá nhân lựa chọn trong số các Chi cục Hải quan sau: Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất; Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.

>> Xem thêm: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất phục vụ có thời hạn hoặc để bảo hành, sửa chữa, thay thế ?

b. Các thủ tục khác cho hàng nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công

Theo Điều 60 LHQ 2014 về trách nhiệm của cơ quan hải quan và cá nhân, tổ chức gia công, ngoài quy trình thủ tục chung cho hàng hoá XNK, loại hình này còn đòi hỏi các thủ tục khác để phục vụ công tác tính thuế. Các thủ tục này được hướng dẫn cụ thể tại NĐ số 08/2015/NĐ-CP:

[i] Xây dựng định mức thực tế để gia công [Điều 55 TT 38/2015/TT-BTC]: Cá nhân, tổ chức gia công xác định định mức thực tế chính xác và đầy đủ theo quy định và phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của các thông số này trước pháp luật.

[ii] Thông báo cơ sở gia công; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu [ Điều 56 TT 38/2015/TT-BTC]: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo về địa điểm này theo đầy đủ các tiêu chí luật định; cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận thông báo và kiểm tra các tiêu chí đó. Nếu thông tin thiếu hoặc sai, cơ quan hải quan sẽ phản hồi lại để tổ chức, cá nhân bổ sung, sửa đổi thông tin đã nhập trên cổng điện tử.

[iii] Kiểm tra cơ sở gia công; năng lực gia công, sản xuất [Điều 57 TT 38/2015/TT-BTC]: Khi rơi vào các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 57 TT 38/2015/TT-BTC, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý theo quy định tại các khoản từ 2 đến 5 của Điều này.

5.Thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công

a. Xuất khẩu sản phẩm gia công

Khoản 3 Điều 61 TT 38/2015/TT-BTC quy định hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan để xuất khẩu sản phẩm gia công thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Chương II Thông tư này. Theo đó, thủ tục điện tử để xuất khẩu sản phẩm gia công gồm các bước: [1] doanh nghiệp điền tờ khai điện tử và nộp hồ sơ cần thiết theo khoản 1 Điều 16 TT số 38/2015/TT-BTC → [2] Hệ thống tự động kiểm tra đánh giá để chấp nhận đăng ký tờ khai → [3] Hệ thống báo cho doanh nghiệp biết đã chấp nhận tờ khai và việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ được phía Hải quan thực hiện → [4] Thông quan. Nguyên tắc, thời hạn thực hiện các thủ tục giống như đối với hàng xuất khẩu nói chung.

b. Xuất khẩu trả lại nguyên liệu, vật tư dư thừa

Việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa có liên hệ với công tác kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư/tồn kho nguyên liệu, vật tư tại trụ sở người khai hải quan của cơ quan hải quan. Khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực, nguyên liệu, vật tư dư thừa và máy móc, thiết bị cần phải được xử lý trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 64 TT 38/2015/TT-BTC. Điều 64 cũng quy định nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công có thể xử lý theo các cách bán ra thị trường, biếu, tặng, tiêu huỷ tại Việt Nam, chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác hoặc xuất trả lại nước ngoài; trong đó, thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tạm nhập gia công ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 50 NĐ số 08/2015/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Thời gian cung cấp thông tin, hồ sơ hải quan đối với tàu liên vận quốc tế xuất cảnh ?

Trình tự thực hiện: [1] Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan xuất trả nguyên liệu, vật tư, nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài khai báo thông tin trên cổng điện tử → [2] Hệ thống tự động kiểm tra đánh giá để chấp nhận đăng ký tờ khai → [3] Hệ thống báo cho doanh nghiệp biết đã chấp nhận tờ khai và việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ được phía Hải quan thực hiện → [4] Thông quan.

6.Sự cần thiết của thủ tục HQĐT trên thực tế

Trong những năm qua, khối lượng hàng hóa, dịch vụ XNK, phương tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh ra vào nước ta, số lượng thương nhân tham gia hoạt động XNK và số lượng tờ khai XNK đều tăng theo hàng năm. Theo dự báo của các ngành chức năng, trong những năm tới các chỉ tiêu này sẽ tiếp tục tăng. Cụ thể:

- Về tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng gia công, sản xuất, xuất khẩu, Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết , năm 2020 hoạt động gia công, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu phát sinh tại hầu hết các địa bàn cả nước với 10.416 doanh nghiệp [tăng 1,62% so với năm 2019], chiếm 10,97% trên tổng số 94.913 doanh nghiệp XNK [tăng 1,73% so với năm 2019].

- Về kim ngạch XNK, năm 2020, kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp gia công [và cả sản xuất xuất khẩu, chế xuất] đạt 141,52 tỷ USD, giảm từ 57,18% xuống 55,81% so với năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất đạt 215,20 tỷ USD/274,80 tỷ USD, đạt 78,31%, giữ tỷ lệ tương đương với mức 78,5% năm 2019.

- Về lượng tờ khai XNK của các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất: Tổng số tờ khai nhập khẩu đạt hơn 3,33 triệu tờ khai, chiếm 52,99% trên tổng lượng tờ khai nhập khẩu [6,30 triệu tờ khai], giảm nhẹ so với tỷ lệ 53,53% của năm 2019. Tổng số tờ khai xuất khẩu gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất đạt hơn 4,46 triệu tờ khai, chiếm 67,32% trên tổng lượng tờ khai xuất khẩu [6,62 triệu tờ khai], giảm so với tỷ lệ 69,18% của năm 2019

Có thể thấy, số lượng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu năm 2020 giảm so với năm 2019, điều này được đánh giá là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu. Tuy nhiên xét về bình diện chung gia công vẫn là loại hình chiếm tỉ lệ vượt trội cả về số lượng doanh nghiệp, kim ngạch XNK, lượng tờ khai làm thủ tục hải quan. Do đó, để góp phần nâng cao cạnh tranh trên trường thương mại quốc tế, thủ tục hải quan cần phải đơn giản hóa, hài hòa hóa, giảm thiểu tối đa chi phí trong quá trình làm thủ tục, và HQĐT trở thành giải pháp được nhiều quốc gia áp dụng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>> Xem thêm: Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường thủy xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường sông ?

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề