Cách sử dụng ống hút sữa cho bé

Dụng cụ hút sữa giúp bà mẹ hút sữa từ bầu vú khi không thể trực tiếp cho bé bú. Nhiều bà mẹ chọn sử dụng dụng cụ hút sữa để có thể tiếp tục cung cấp sữa cho bé trong khi đi làm hay khi bé phải nằm viện. Một số bà mẹ chọn dụng cụ hút sữa vì gặp khó khăn trong việc cho con bú, trong khi vẫn muốn tiếp tục cho con bú mẹ

Lựa chọn dụng cụ hút sữa

Hiện có khá nhiều dụng cụ hút sữa với tính chất và chất lượng khác nhau, thay đổi theo giá cả, chất lượng, và hiệu suất, dụng cụ hút sữa tốt nhất tùy thuộc vào nhu cầu của bạn và dụng cụ có được sử dụng thường xuyên hay không. Không có dụng cụ nào là tốt nhất cho tất cả mọi bà mẹ. Trong hầu hết các trường hợp bạn nên chờ tới sau khi sinh mới mua dụng cụ hút sữa, thời điểm này sẽ giúp bạn quyết định được nhu cầu của bạn và của bé.

Lý do sử dụng dụng cụ hút sữa

  • Kích thích sản xuất sữa mẹ khi bạn không thể cho bé bú sau sinh nếu bé nằm viện.
  • Duy trì nguồn sữa khi mẹ ở xa bé [như sau khi đi làm lại].
  • Cung cấp sữa mẹ cho bé.

Cách sử dụng máy hút sữa: mỗi loại dụng cụ có hướng dẫn sử dụng riêng. Dưới đây là hướng dẫn chung về cách hút sữa:

  • Rửa sạch tay với xà bông và nước trước khi hút. Không cần thiết phải rửa bầu vú và núm vú.
  • Đảm bảo các bộ phận của máy hút và bình đựng sữa sạch sẽ bằng cách rửa với nước rữa bình sữa nóng, không cần thiết phải vô trùng hay đun sôi dụng cụ hút khi hút sữa cho bé khỏe mạnh. Không rửa ống hút sữa vì nó rất khó khô. Nếu có hơi ẩm hay sữa trong ống hút thì liên hệ với nhà sản xuất, có thể phải đổi ống mới.
  • Hút sữa khi ngồi: khi dùng máy hút sữa bằng điện, cài đặt mức hút phù hợp. Hút sữa không đau ngay cả khi núm vú bị loét hay đau. Ở vài mẫu máy hút, tốc độ xoay vòng được cài đặt theo người dùng, có thể bắt đầu với tốc độ nhanh sau đó chậm dần sau khi sữa bắt đầu chảy thành dòng đều đặn.
  • Đảm bảo vành hút [bộ phận hình nón đặt trên ngực và núm vú] có kích thước phù hợp. Khi hút sữa, núm vú không được cọ xát vào ống của vành hút. Cần phải đổi vành hút lớn hơn để hút sữa một cách thoải mái và kích thích tạo sữa.

Phản xạ tiết sữa: là thuật ngữ được sử dụng để mô tả những gì xảy ra khi sữa được phóng thích từ tuyến sữa vào ống sữa.

Vài phụ nữ gặp khó khăn với phản xạ tiết sữa khi hút sữa. Trong trường hợp này, chỉ thấy những giọt sữa hơn là dòng sữa chảy ra từ núm vú. Những điều quan trọng để kích thích phản xạ tiết sữa bao gồm:

  • Massage nhẹ nhàng bầu vú trước hút sữa.
  • Đặt một khăn ẩm ấm lên bầu vú trước khi hút.
  • Hút sữa trong phòng yên tĩnh và ánh sang dịu để tránh bị xao lãng.
  • Nhìn hình của bé hay ngửi khăn, mền của bé.

Hút sữa cho trẻ non tháng hay trẻ bệnh

Những người mẹ có con phải nằm viện do non tháng hay bị bệnh sau sinh phải sử dụng máy hút sữa để kích thích tạo sữa. Tuần đầu tiên sau sinh, hút sữa có vai trò quan trọng trong việc tạo lập nguồn sữa. Nhiều thay đổi quan trọng về nội tiết và cấu trúc diễn ra trong vú trong suốt thời gian này. Số lượng những kích thích tạo sữa trong thời gian này quan trọng tới cả quá trình. Mẹ nên hút sữa sớm [trong vòng 6 tiếng đầu sau sinh] và thường xuyên [ít nhất 8 lần mỗi ngày], khoảng 15 phút mỗi lần cho tới khi tiết được khoảng 15ml mỗi bầu vú.

“ Dùng tay khi hút sữa”: là một cách kích thích và tăng lượng sữa cho những người mẹ hút sữa để cung cấp cho bé nằm viện. Nên hút sữa ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Massage hai bầu vú trước khi hút. Sau đó kết hợp việc hút sữa và massage, ép bầu vú càng nhiều càng tốt. Ngay khi sữa giảm và chảy nhỏ giọt, mẹ nên ngưng hút sữa và tiếp tục massage bầu vú.

Sau giai đoạn tiết sữa non, lượng sữa thay đổi khi hút sữa, thể tích sữa thường tăng từ khoảng 320 ml vào cuối tuần đầu tiên và có thể đạt mức từ 450 đến 1200 ml mỗi ngày.

Cất giữ sữa

Nhiệt độ cất giữ sữa tùy thuộc vào thời gian cất giữ. Sữa có thể an toàn khi được giữ nhiệt độ phòng  [25 – 27 0C] tới 4 giờ, trong tủ lạnh [3 ngày] hay tủ đông liên tục [đến 9 tháng],. Sữa được rã đông có thể được giữ an toàn trong tủ lạnh được 24 giờ. Sữa được đông lạnh sau đó rã đông có thể tái đông lại.

Dụng cụ đựng sữa

Sữa nên được đựng trong ly, bình thủy tinh hay nhựa cứng kín và sạch. Mặc dù túi đựng sữa bằng nhựa không được khuyến cáo đựng sữa dùng cho những bé đang nằm viện vì khả năng mất vài dưỡng chất nhưng chúng có thể an toàn để đựng sữa cho bé khỏe mạnh.

Sữa nên được đựng thành những lượng nhỏ và được dán nhãn bằng mực không trôi hay nhãn không thấm nước. Nhãn nên ghi ngày hút sữa. Sữa từ nhiều lần hút có thể được đựng chung, sữa nên được đông lạnh trước khi đựng chung. Sữa ấm hay sữa được làm lạnh không nên đổ chung với sữa đông lạnh. Nên dùng sữa cũ trước.

Chuẩn bị sữa trước khi cho ăn

Rã đông và làm ấm sữa: Sữa được làm ấm trong một túi nước ấm khoảng 370C. Sau khi làm ấm sữa, nên kiểm tra ngay nhiệt độ sữa trước khi cho bé bú, sữa chỉ nên hơi ấm hay bằng nhiệt độ phòng, không bao giờ được nóng. Sữa nên được lắc đều trước khi sử dụng.

Làm nóng nhanh hay dùng lò vi sóng có hại đến thành phần miễn dịch và dinh dưỡng của sữa. Lò vi sóng làm nóng sữa thất thường nên có thể làm bỏng miệng bé.

Nên hút bao nhiêu sữa?

Nhiều bà mẹ hút sữa tự hỏi bé cần bao nhiêu sữa cho mỗi cữ bú. Lượng sữa bé cần tăng theo tuổi, bé cần khoảng 700 -750 ml/ngày trong tháng đầu và 800 – 900 ml/ngày vào 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng, hầu hết các bé bắt đầu ăn những thức ăn khác và giảm nhu cầu sữa.

Một cách để ước chừng lượng sữa bé cần là nhân cân nặng của bé với 125, đó là lượng sữa trong 24 giờ, sau đó bạn chia cho số cữ bú một ngày. Đây chỉ là hướng dẫn chung vì vài bé có thể cần nhiều hay ít sữa hơn, do đó lượng sữa mỗi cữ thay đổi rất nhiều.

Bú bình

Bé bú bình khác với bú vú mẹ. Sữa chảy từ bình nhanh và thường thì bé bú rất nhanh, thỉnh thoảng bị nghẹn. Nhiều bà mẹ cảm giác như con của họ uống nhiều sữa khi bú bình hơn bú vú mẹ. Việc bạn lo lắng rằng sẽ không hút đủ sữa cũng là lo lắng chung.

Bé khi bú bình sẽ ít kiểm soát được dòng sữa trong khi bú mẹ thì chúng kiểm soát được hoàn toàn. Để hạn chế vấn đề này, nên có những khoảng nghỉ khi bú bình, có loại núm vú chảy sữa chậm và loại này sẽ hạn chế được sự khác biệt về dòng sữa giữa bú bình và bú mẹ. Một cữ bú nên kéo dài từ 10-15 phút trở lên, giống như một cữ bú mẹ. Trẻ sinh non, yếu thường thời gian bú chậm hơn.

Trẻ bú bình có nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa và các vấn đề răng miệng, cần lưu ý vấn đề vệ sinh bình sữa và khi lấy sữa và lưu trữ.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm:

Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc
18 Đại Lộ Bình Dương, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Quốc tế Hạnh Phúc – Q.1
97 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Phòng khám Quốc tế Hạnh Phúc – Q.2
Lầu 5 – Estella Place, 88 Song Hành, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM
Hotline: 1900 6765
Fanpage: www.facebook.com/HANHPHUCHospital/

Trẻ còn nhỏ chưa biết cách điều khiển ly nước nên dễ dàng làm đổ nước vào người mình. Lúc này, bạn có thể tập cho con sử dụng ống hút. Điều này sẽ giúp con uống nước hay uống sữa một cách nhanh chóng.

Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển các kỹ năng vận động trong đó có cả cơ miệng. Một số bé có khả năng làm quen nhanh khi bố mẹ cho con sử dụng ống hút, nhưng có một số bé không thích dùng ống hút mà thích uống bằng ly hoặc bú bình.

Khi nào có thể cho con sử dụng ống hút?

Sau 9 tháng tuổi, bạn có thể hướng dẫn bé cách sử dụng ống hút. Khi được 2 tuổi, bé thường sẽ tự tìm ra cách để dùng ống hút. Ngoài ra, bạn nên cẩn thận khi cho con sử dụng ống hút vì bé ở độ tuổi tập đi hoặc nhỏ hơn có xu hướng nuốt nước xuống khá nhanh, nhất là khi đói, nên dễ bị sặc hoặc ho.

Khác với việc dùng bình sữa là chỉ cần hút thật mạnh, cho con sử dụng ống hút sẽ giúp các cơ quanh miệng bé tập luyện cách sử dụng lực để không hút quá nhiều hoặc quá ít.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo tìm mua những loại ly tập uống nước bằng ống hút vì chúng có màu sắc đẹp, chất liệu thân thiện với sức khỏe của con và có thể sử dụng được nhiều lần.

Dạy con sử dụng ống hút

  1. Lấy 1 chiếc ống hút và để vào ly nước. Đặt ngón tay lên miệng ống để tạo ra lực hút đẩy nước lên.
  2. Cho con ngồi yên trên một chiếc ghế, đưa chiếc ống hút chứa thức uống con ưa thích như nước trái cây hoặc sữa đến gần miệng bé rồi thả ngón tay từ từ để bé không bị sặc do uống quá nhiều.
  3. Nếu con tỏ ra chú ý và thích thú, hãy lặp lại hành động này vài lần.
  4. Khi con chủ động đưa miệng gần ống hút, giữ ngón tay của bạn trên đầu ống hút để bé phải hút để có thể uống được nước.
  5. Đặt ống hút trực tiếp thẳng vào ly. Một số bé sẽ tự động hút nước mà không cần trợ giúp. Một số khác lại tỏ ra bối rối. Thay vì hút nước lên, bé lại thổi ngược hơi vào ống hút và tạo ra bong bóng. Lâu dần hành động này sẽ thành thói quen khiến bạn gặp khó khăn khi cho con sử dụng ống hút.
  6. Nếu gặp trường hợp này, bạn đừng tỏ ra khó chịu mà hãy kiên nhẫn lặp lại các bước trên.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề