Cách phòng viêm phổi cho trẻ sơ sinh

Bệnh viêm phổi ở trẻ là một trong những bệnh hô hấp thường gặp nhất ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Theo thống kê gần đây nhất của WHO và UNICEF thì trên thế giới có đến gần 2 triệu trẻ em tử vong mỗi năm do viêm phổi. Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ em nhập viện vì bệnh viêm phổi chiếm đến 25% trong tổng số ca bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm phổi ở trẻ để có hướng phòng bệnh hiệu quả nhất.

1. Viêm phổi là gì? Nguyên nhân gây viêm phổi?

Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn ở phổi do các nguyên nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm. Từ đó tác động trực tiếp đến chức năng trao đổi khí và các biến chứng khác có thể xuất hiện.

Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ: viêm phổi có nhiều nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm, đôi khi có thể do hít phải khí độc hoặc sặc phải các hoá chất. Các nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Trẻ dưới 5 tuổi thường mắc viêm phổi do: phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, HiB có thể mắc từ môi trường hoặc có thể từ mẹ truyền qua trong quá trình mang thai.

Phế cầu khuẩn gây viêm phổi ở trẻ

  • Trẻ trên 5 tuổi thường mắc viêm phổi do: Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Influenza virus, Adenovirus.

  • Sức đề kháng yếu: trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên các yếu tố bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

  • Điều kiện môi trường kém vệ sinh, bẩn thỉu, không khí bị ô nhiễm tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể trẻ em.

2. Các triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em

Các triệu chứng bệnh viêm phổi ở trẻ càng nhỏ thì bệnh tiến triển càng nhanh nên cần chú ý theo dõi, để mắt tới trẻ với những dấu hiệu đầu tiên như ho, chảy nước mũi.

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ:

  • Có thể ho nhiều hoặc ít, tiếng ho trầm nặng, ho có thể xuất hiện giữa hoặc cuối kỳ bệnh.

  • Nhịp thở thay đổi nhanh hơn so với lúc bình thường.

  • Sốt cao khoảng 38.5o C, đối với trẻ nhỏ và trẻ có hệ miễn dịch yếu thì có thể không sốt hoặc thậm chí giảm thân nhiệt.

  • Thở khó khăn, thở phập phồng cánh mũi, cơ liên sườn và hõm ức lõm vào khi hít thở.

  • Môi mắt và các đầu chân tay tím tái vì thiếu oxy trong tình trạng nặng.

  • Đau ngực, ôm ngực mỗi khi ho.

  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, có thể nôn mửa, không chơi đùa, quấy phá.

  • Có thể xuất hiện các cơn co giật và có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ bị ho trong bệnh viêm phổi

Thường xác định các nghi ngờ ban đầu về bệnh viêm phổi ở trẻ em thông qua việc đếm nhịp thở: nhịp thở của các giai đoạn trẻ phát triển sẽ có sự khác nhau, sử dụng đồng hồ hiển thị giây để đo nhịp thở của trẻ trong vòng 1 phút để so sánh với nhịp thở trẻ lúc bình thường [không vận động]:

Trẻ được xem là thở nhanh khi:

  • Thở trên 60 lần/phút [đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi].

  • Thở trên 50 lần/phút [đối với trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi].

  • Thở trên 40 lần/phút [từ 1 - 5 tuổi, 6 tuổi tần số thở khác].

Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ, cần đưa trẻ đến khám sớm nhất có thể.

3. Điều trị viêm phổi ở trẻ

Khi nhận thấy thấy các dấu hiệu của bệnh viêm phổi, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế sớm nhất để có thể để kịp thời điều trị và hạn chế bệnh nặng thêm. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thuốc hoặc các phương pháp chữa bệnh nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp chưa thể đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế, bệnh viện thì các bạn có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ tích cực cho trẻ như: giữ ấm cơ thể, tránh để trẻ vận động nhiều, ăn uống đủ chất, đặc biệt là hỗ trợ trẻ khi bị ho.

Ho là một phản ứng của cơ thể trong bệnh viêm phổi nhằm tống các chất cặn, các dịch viêm cùng với ổ kháng nguyên [vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,…] ra khỏi đường hô hấp. Vì vậy cần có phương pháp hỗ trợ trẻ ho đúng cách:

  • Cho trẻ đứng hoặc ngồi thẳng lưng, đầu hơi ngả về trước.

  • Mát xa và vỗ nhẹ liên tục lên vùng phổi sau lưng bằng cách khum bàn tay lại, vỗ đều khu vực phổi trái 3 phút sau đó đổi bên.

  • Khi trẻ bắt đầu có phản xạ ho thì ngưng vỗ và đợi trẻ ho xong sau đó tiếp tục vỗ.

  • Hướng dẫn trẻ ho mạnh và sâu bằng cách hóp bụng hết cỡ khi ho.

  • Lặp lại 3 - 5 lần cho đến khi tống được 1 lượng đờm tương đối, không làm quá lâu khiến trẻ mất sức.

Vỗ lưng long đờm hỗ trợ trợ trẻ ho

Đối với trẻ nhỏ và sơ sinh thì cần can thiệp bằng hút đờm.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với các biện pháp nâng cao sức đề kháng cho trẻ, khi trẻ có dấu hiệu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt.

4. Cách phòng bệnh viêm phổi ở trẻ

Chăm sóc và nâng cao sức đề kháng cho trẻ được xem là thiết yếu trong phòng bệnh viêm phổi ở trẻ. Cần tuân thủ các chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đảm bảo môi trường sinh hoạt vui chơi của trẻ được an toàn sạch sẽ. Đồng thời thường xuyên lau chùi đồ chơi của trẻ, không hút thuốc lá và các công việc tạo khói trong phòng có trẻ, vệ sinh miệng và mũi cho trẻ.

Các nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ liên quan nhiều đến các nhóm vi sinh vật như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, đặc biệt trong đó là phế cầu khuẩn [Streptococcus Pneumoniae]. Vì thế nên việc tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm phòng là rất cần thiết để ngừa bệnh viêm phổi do nhóm nguyên nhân này.

Ngoài ra, trẻ em sơ sinh cần được bú sữa mẹ ngay để đảm bảo phát triển toàn diện hệ miễn dịch. Các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức để phát hiện và có hướng xử lý kịp thời khi phát hiện trẻ có dấu hiệu ho, khó thở, viêm phổi.

Phương pháp vệ sinh mũi cho trẻ

Bệnh viêm phổi ở trẻ tuy chiếm một tỷ lệ tử vong cao trong các bệnh về hô hấp ở trẻ em. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi dễ dàng và không để lại biến chứng nặng nề khi bạn chú ý đến tình trạng sức khoẻ của con em mình và điều trị một cách tích cực nhất. Do tính hiếu động của trẻ nhỏ nên việc trẻ tiếp xúc nhiều với các yếu tố môi trường xung quanh là không thể tránh khỏi, vì thế bạn cần chú ý đến các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là tiêm phòng theo lịch đầy đủ để đảm bảo cho trẻ một sức khỏe toàn diện nhất.

Với những thông tin bổ ích trên, hy vọng bạn cùng gia đình sẽ luôn chăm sóc tốt cho con của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ qua Hotline của MEDLATEC: 1900 56 56 56 để được chúng tôi tư vấn nhé.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC], khoảng 1 triệu công dân Mỹ đến bệnh viện chăm sóc vì viêm phổi mỗi năm, 50.000 người trong số đó đã không qua khỏi. Viêm phổi ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, và trẻ sơ sinh là nhóm có nguy cơ cao nhất. Biết sớm được cách phòng ngừa viêm phổi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ở đối tượng này!

7 biện pháp phòng viêm phổi cho trẻ sơ sinh lúc giao mùa

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm có thể tấn công một hoặc cả hai phổi. Mặc dù bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm và ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng bệnh viêm phổi thường xảy ra vào mùa cúm và trở nên nghiêm trọng nhất ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và những người mắc các bệnh về hô hấp, chẳng hạn như Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD] và hen suyễn.

Căn bệnh này thường bắt đầu khi trẻ đang bị một loại nhiễm trùng đường hô hấp trên khác, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Các triệu chứng có thể bao gồm: sốt, ớn lạnh; đau cơ, mệt mỏi, nổi hạch ở cổ, tức ngực, viêm họng, ho khan, khó thở và thở nhanh. Một số trẻ cũng có thể bị buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều và rối loạn tâm thần.

Những thông tin cần biết về bệnh viêm phổi

Viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em có thể nhẹ hơn với các biểu hiện khó thở và thở nhanh, sốt, ho, thở khò khè, da và môi hơi xanh. Trẻ sơ sinh có thể quấy khóc hoặc khó bú.

Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở trẻ em trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê trong năm 2017, viêm phổi đã giết chết hơn 800.000 trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm 15% tổng số trẻ tử vong.

Trẻ em có thể được bảo vệ bởi bệnh viêm phổi bằng các biện pháp phòng ngừa. Từ đó gia tăng cơ hội thành công và giảm chi phí điều trị.

Các biện pháp phòng viêm phổi cho trẻ sơ sinh

Cách phòng thủ tốt nhất là phòng ngừa. Dưới đây là những điều bạn cần làm để bảo vệ sức khỏe của trẻ trước nguy cơ viêm phổi:

Rửa tay thường xuyên cho bé

Giữ bàn tay của trẻ luôn sạch sẽ là cách số một để phòng viêm phổi cho trẻ sơ sinh, cũng như ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh; sau khi hắt hơi, xì mũi, hoặc ho; trước khi ăn; khi đi thăm người ốm; hoặc bất cứ khi nào tay bạn bị bẩn.

Nâng cao đầu cho bé khi ngủ

Biện pháp phòng ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh này giúp giảm khả năng hít phải dịch tiết hoặc những vật thể lạ “đi nhầm vào đường ống thở”. Mẹ nên đặt một tấm khăn mềm dưới gối của bé để nâng cao đầu. Tư thế này không những có lợi cho hệ hô hấp mà còn giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Nâng cao đầu cho bé khi ngủ

Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Uy ban Tư vấn Quốc gia về Tiêm chủng [NACI] khuyến cáo rằng trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi nên được tiêm phòng ngừa phế cầu khuẩn. Bệnh phế cầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Phế cầu có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tai và viêm màng não. Thuốc chủng ngừa phế cầu khuẩn được khuyến cáo cho tất cả người lớn từ 65 tuổi trở lên và cho bất kỳ ai từ 2 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao , bao gồm cả những người hút thuốc, những người mắc bệnh mãn tính hoặc các tình trạng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, Các loại vắc xin khác có thể giúp ngăn ngừa các bệnh gây viêm phổi là Haemophilus influenzae vắc xin loại b [Hib], ho gà, thủy đậu, sởi và cúm.

Tiêm phòng cúm hàng năm

CDC cho biết đây là cách tốt nhất để bảo vệ chống lại bệnh cúm và đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh, những người có nguy cơ mắc các biến chứng cúm, bao gồm cả viêm phổi.

Tiêm vắc xin phòng cúm là cách ngăn ngừa bệnh viêm phổi hiệu quả

Giữ răng miệng sạch sẽ

Chăm sóc răng miệng tốt là điều quan trọng để giúp phòng viêm phổi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, bé chưa thể tự súc miệng mà phải cần đến sự trợ giúp của mẹ. Bạn có thể làm sạch khoang miệng của trẻ bằng cách quấn gạc quanh ngón tró. Đầu tiên bạn cần nhúm miếng gạc với dung dịch nước muối pha loãng, sau đó đeo lên ngón tay rồi nhẹ nhàng lau vòm miệng, massage nướu của bé. Lưu ý, không được đưa tay vào quá sâu trong hầu họng, bởi điều này có thể gây kích ứng khiến trẻ bị nôn, trớ.

Giữ cho hệ thống miễn dịch của trẻ khỏe mạnh

Theo các chuyên gia, để củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể của trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé ngủ đủ giấc, bú đúng giờ và vận động mỗi ngày. Ngoài ra, với những bé trên 6 tháng tuổi, mẹ cần cung cấp cho bé những bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng. Đồng thời cho bé uống đủ nước để giúp hệ cơ quan hoạt động suôn sẻ hơn.

Nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh

Ngừng hút thuốc

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và các tình trạng sức khỏe khác. Việc trẻ hút thuốc thụ động – tức hít phải khói thuốc cũng có thể gây ảnh hưởng đến phổi của trẻ. Do đó, người thân tuyệt đối không được hút thuốc trong nhà để đảm bảo mang lại cho bé một bầu không khí sạch, thoáng mát nhất.

Trên đây là các biện pháp phòng viêm phổi cho trẻ sơ sinh. Mặc dù bệnh viêm phổi có thể đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của trẻ. Nhưng bệnh cũng có thể được điều trị và ngăn ngừa. Điều quan trọng là phụ huynh nên duy trì một lối sống khỏe mạnh cho chính mình cũng như hạn chế những nguy cơ lây nhiễm gây ra cho trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề