Cách may mũi đột mau

Mũi thêu đột thưa là mũi thêu cơ bản đơn giản, dễ thêu và có không ít ứng dụng. 

Nguyên liệu Tiệm dùng cho mũi thêu đột thưa:

- Chỉ thêu: Ở đây Tiệm sử dụng chỉ thêu cotton, các bạn có thể tham khảo chỉ thêu tại các loại chỉ thêu

- Vải thô mộc thêu tay: Vải chưa qua xử lý hóa chất, mang màu sắc nguyên bản là màu ngả kem vàng, dày dặn, cứng cáp, phù hợp cho tập thêu và cũng có thể trở thành một bức tranh treo tường xinh xắn khi bạn hoàn thành. Tham khảo tại Vải thô mộc tập thêu

- Nếu muốn có một bộ dụng cụ thêu đầy đủ để việc thêu thùa trở nên dễ dàng, thuận tiện, bạn hãy tham khảo tại Bộ dụng cụ thêu đầy đủ nhé!

Hướng dẫn mũi thêu đột thưa:

Đâm mũi kim từ dưới lên và đâm xuống ở vị trí có độ dài thích hợp với hình cần thêu. Thường mũi có độ dài khoảng 3  - 5mm, các mũi lên xuống cách đều nhau.

Video hướng dẫn mũi thêu đột thưa:

Dưới đây là mẫu in, mọi người in ra giấy và dùng giấy can lụa để sang mẫu thêu nhé!

Học thêu hiện đại với các mũi thêu cơ bản không hề khó, Tiệm sẽ giới thiệu 1 số mũi phổ biến và dễ dùng cho người mới bắt đầu.

Với những bạn muốn thử sức cầm kim đừng ngại inbox cho Tiệm để được tư vấn lựa chọn bộ dụng cụ phù hợp và nhận tài liệu hướng dẫn nhé
Hoặc có thể xem đầy đủ tại Nguyên liệu thêu cho người mới bắt đầu

1. Học thêu hiện đại - Back stitch [Mũi thêu đột mau]:

Lên kim mũi thứ nhất cách mép vải khoảng 3-5mm, xuống kim lùi lại khoảng 3-5mm; lên kim về phía trước khoảng 3mm; xuống kim đúng lỗ mũi kim đầu tiên, lên kim về phía trước khoảng 3-5mm. Cứ thêu như vậy cho đến hết đường. Thêu đột mau dùng cho các chi tiết như thảm cỏ, lá tre, lá trúc hoặc từng mảng thêu lớn hơn.

2. Học thêu hiện đại với mũi thêu Split stitch:

Dùng để thêu viền, thêu kín bề mặt hoặc thêu thân, cành hoa. 

3. Chain stitch - Học thêu hiện đại với Mũi thêu móc xích:

Đâm kim từ dưới lên tại điểm cần thêu, sau đó vòng chỉ thành hình tròn, đâm kim xuống tại điểm vừa đâm lên. Xác định độ dài mũi chỉ rồi đâm kim lên, chú ý luôn để sợi chỉ vòng quanh kim để tạo thành hình móc xích.

4. Học thêu hiện đại qua mũi Feather stitch [Mũi thêu xương cá]:

Đâm chỉ từ dưới lên và và đâm xuống ở bên phải hoặc trái theo hướng hơi chéo so với mũi đâm lên. Sau đó, đâm lên ở khoảng giữa của hai mũi đầu tiên. Lặp lại với phần còn lại cho đến khi hết đường thêu.

5. Học thêu hiện đại - Bullion stitch [Mũi thêu xoắn bọ]:

Đâm chỉ từ dưới lên rồi đâm kim qua vị trí cách lỗ kim đầu tiên khoảng 2-7mm. Sau đó, cho đầu kim đâu vào vị trí lỗ kim đầu tiên nhưng không rút hết kim. Cuốn vào đầu kim khoảng 10 lần chỉ rồi dùng tay giữ phần chỉ đã cuốn và rút kim ra.

KHÂU ĐỘT MAU [2 tiết ] I/ Mục tiêu: -HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau. -Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu. -Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận. II/ Đồ dùng dạy- học: -Tranh quy trình khâu mũi đột mau. -Mẫu khâu đột mau được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu mũi khâu dài 2cm, một số sản phẩm có đường may bằng máy hoặc đường khâu đột mau và mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường của bài 4. -Vật liệu và dụng cụ cần thiết: +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm. +Len [hoặc sợi], khác màu vải. +Kim khâu len, thước kẻ, phấn vạch. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: Hát. 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới: a]Giới thiệu bài: Khâu đột mau. b]Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. -GV giới thiệu mẫu đường khâu đột mau, hướng dẫn HS quan sát các mũi chỉ trên mặt phải, mặt trái của mẫu và kết hợp với quan sát H.1a, 1b [SGK] để trả lời câu hỏi về mũi khâu đột mau. +Em hãy nhận xét đặc điểm các mũi khâu đột mau ở mặt trái và phải đường khâu ? -Có thể vẽ phóng to hình mũi khâu đột -Chuẩn bị đồ dùng học tập -HS quan sát và trả lời. mau để giúp HS hiểu rõ hơn đặc điểm của mũi khâu đột mau. -GV giới thiệu đường may bằng máy, hướng dẫn HS quan sát so sánh và đặt câu hỏi để HS nêu sự giống, khác nhau của đường khâu đột mau và đường khâu [may] bằng máy khâu. -GV kết luận về đặc điểm của đường khâu đột mau: ở mặt phải đường khâu các mũi khâu đột mau dài bằng nhau và nối tiếp nhau giống như các mũi may bằng máy khâu. Ở mặt trái, mũi khâu sau lấn lên 1/2 mũi khâu trước. -GV gợi ý cho HS rút ra khái niệm khâu đột mau từ đặc điểm đường khâu. -GV hướng dẫn HS quan sát so sánh về độ khít, độ chắc chắn của đường khâu ghép hai mép vải và bằng mũi khâu đột mau. Từ đó, GV có thể nêu ứng dụng của khâu đột mau là khâu được đường -HS quan sát. -HS trả lời sự giống và khác nhau. -HS lắng nghe. -HS rút ra khái niệm khâu đột mau theo SGK. khâu chắc, bền. *Hoạt động 2: -GV treo tranh quy trình khâu đột mau và tranh quy trình khâu đột thưa của bài trước, hướng dẫn để HS rút ra điểm giống, khác nhau trong quy trình và kỹ thuật khâu đột thưa, khâu đột mau. -Hướng dẫn HS quan sát các hình 2 [SGK] để trả lời câu hỏi và hướng dẫn thao tác kết thúc đường khâu đột mau. +Em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu. -Cho HS quan sát H.3a, b, c, d SGK và trả lời : +Em hãy nêu cách bắt đầu khâu đột mau. +So sánh cách bắt đầu khâu đột mau và khâu đột thưa. +Dựa vào H3b,c,d, em hãy nêu cách khâu mũi đột mau thứ ba và thứ tư… -HS nêu: +Giống nhau :khâu mũi một và lùi lại một mũi để xuống kim. +Khác nhau: về khoảng cách lên kim. -HS quan sát. -HS nêu. -HS quan sát và trả lời câu hỏi. +Từ cách khâu trên , em hãy nhận xét cách khâu mũi đột mau. -GV cho HS quan sát H.4 để trả lời câu hỏi: +Em hãy nêu cách kết thúc đường khâu đột mau. -Khi hướng dẫn, GV lưu ý HS một số điểm sau: +Khâu theo chiều từ phải sang trái. +Khâu đột mau theo quy tắc “lùi 1,tiến 2”. Mỗi mũi khâu được bắt đầu bằng cách lùi 1 mũi để xuống kim. Khi xuống kim, mũi kim đâm khít vào điểm đầu của mũi khâu trước. Sau đó lên kim cách vị trí vừa xuống kim một khoảng cách gấp 2 lần chiều dài một mũi khâu ở mặt phải và rút kim, kéo chỉ lên. +Khâu theo đúng đường vạch dấu. +Không rút chỉ chặt quá để được đường khâu thẳng, phẳng. -HS đọc ghi nhớ. -HS thực hành. -GV hướng dẫn nhanh lần 2 toàn bộ thao tác để HS biết thực hiện khâu theo quy định. -Gọi HS đọc ghi nhớ. -GV tổ chức cho HS tập khâu mũi đột mau trên giấy kẻ ô li với chiều dài mũi khâu là một ô li. 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. -Tuyên dương những HS làm nhanh và đẹp. -Chuẩn bị bài tiết sau. -HS cả lớp.

Mũi thêu đột khít[đột mau] được ứng dụng phổ biến để thêu viền, đi nét cho mẫu thêu.Mũi thêu đột khít giúp mẫu thêu trở nên sắc nét và tinh tế hơn rất nhiều

Mũi thêu Back Stitch trong tiếng Việt gọi là mũi thêu đột khít hay mũi thêu đột mau, nó được ứng dụng chủ yếu để thêu đường viền, lá, bông tuyết, các đường nét đối xứng,... Mũi thêu độ khít[đột mau] giúp các cạnh của mẫu thêu trở nên sắc nét hơn, thể hiện được sự tinh tế trong đường thêu. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách bạn cách đi mũi thêu đột khít[đột mau] cơ bản:

Tóm tắt:

1. Mũi thêu đột khít[đột mau] là gì? 2. Hướng dẫn thêu đột khít[đột mau]


Đường thêu đột khít[BackStitch]

1. Mũi thêu đột khít[đột mau] là gì?

Mũi thêu đột khít[đột mau] giống như đường may quần áo chúng ta thường gặp.

Cách thược hiện:

Mũi thêu đột khít[Back Stitch] được thực hiện bằng cách thêu giật lùi về phía sau so với hướng chuyển động tịnh tiến về phía trước, vì thể mà nó còn có tên gọi khác là "thêu giật lùi". Mũi thêu đột khít có thể đi được những đường cong bằng cách thu nhỏ khoản cách giữa các đường thêu. Đặc điểm nổi bật của đường thêu đột khít là không có khoản trống giữa các đường thêu, nó tạo thành một đường thêu liên tục.

Đường thêu đột khít có thể tạo ra những đường may chắc chắn, có thể sử dụng trong may vá khi cần. thêu đột khít[Back Stitch] có đường may chắc chắn hơi so với mũi thêu Running Stitch thông thường, mặc dù nó sự dụng nhiều sợi chỉ hơn. 

Độ dài đường thêu đột khít[Back Stitch] được thêu duy trì nhất quán về một độ dài nhất định. Tuy nhiên, độ dài đường thêu cũng phụ thuộc rất nhiều vào kích thước mẫu thêu. Mẫu thêu nhỏ thì yêu cầu đường thêu cũng nhỏ hơn mẫu thêu lớn.

2. Hướng dẫn thêu đột khít[đột mau]

Đưa chỉ qua A và luồn qua B. Thao tác này tạo ra một đường khâu.    

Đưa chỉ qua C và luồn qua B. Bằng cách này, chúng ta đang tạo một đường khâu bằng cách đưa chỉ về phía sau. Sau đó đưa chỉ qua D và luồn qua C. Tiếp tục mẫu này để hoàn thành thiết kế.    

Một đường thêu hoàn thiện của mũi thêu đột khít[đột mau] sẽ trông như thế này.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên đây đã có thể giúp các bạn học thêu đột khít[đột mau] một cách dễ dàng. Mời các bạn ghé thắm website: đồng phục Song Phú để tham khảo thêm nhiều hướng dẫn thêu tay nhé.

Video liên quan

Chủ Đề