Cách làm Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 82

1. Chuyển các câu kể dưới đây thành câu cảm :

Câu kể

Câu cảm

a] Con mèo này bắt chuột giỏi.

b] Trời rét.

c] Bạn Ngân chăm chỉ.

d] Bạn Giang học giỏi.

M : A ! Con mèo này bắt chuột giỏi quá !

2. Đặt câu cảm cho các tình huống sau :

a] Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.

b] Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em.

Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.

3. Mỗi câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì ?

Câu cảm

Bộc lộ cảm xúc

a] Ôi, bạn Nam đến kìa !

b] Ồ, bạn Nam thông minh quá !

c] Trời, thật là kinh khủng !

TRẢ LỜI:

1. Chuyển các câu kể dưới đây thành câu cảm :

                Câu kể

                           Câu cảm

a] Con mèo này bắt chuột giỏi.

b] Trời rét.

c] Bạn Ngân chăm chỉ.

d] Bạn Giang học giỏi.

M : A ! Con mèo này bắt chuột giỏi quá !

Ôi, trời rét quá! Chà, trời rét thật !

Bạn Ngân chăm chỉ quá !

Chà, bạn Giang học giỏi ghê !

2. Đặt câu cảm cho các tình huống sau :

a] Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.

- Ôi! Cậu giỏi quá!

- Thật là tuyệt!

- Bạn siêu thật!

b] Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.

Ôi, thật bất ngờ, bạn cũng nhớ ngày sinh nhật của mình cảm động quá !

- Trời, mình xúc động đến chết mất !

3. Mỗi câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì ?

Câu cảm

Bộc lộ cảm xúc

a] Ôi, bạn Nam đến kìa !

b] Ồ, bạn Nam thông minh quá !

c] Trời, thật là kinh khủng !

Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ

Bộc lộ cảm xúc thán phục

Bộc lộ cảm xúc ghê sợ

Giaibaitap.me

Page 2

1. Em cùng mẹ đến chơi nhà họ hàng ở tỉnh khác và ở lại đó vài ngày. Mẹ em bảo : “Con hãy giúp mẹ điền vào phiếu khai báo tạm trú”. Em hãy làm giúp mẹ theo mẫu dưới đây :

    Địa chỉ

Họ và tên chủ hộ

 ...............                                                                                                        .........................

Điểm khai báo tam trú, tạm vắng số.........

...... phường, xã.................

quận, huyện..................... Thành phố, tỉnh....................................

PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG

1. Ho và tên :................................

2. Sinh ngày:..............................

3. Nghề nghiêp và nơi làm viêc :

4. CMND số : ..................

5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày.............

........ đến ngày..........

6. Ở đâu đến hoặc đi đâu :............

7. Lí do : ...............................

8. Quan hệ với chủ hộ : .................

9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo :...........

10. Ngày......... tháng........ năm.......

     Cán bộ đăng kí

           Chủ hộ

    [Kí, ghi rõ họ, tên] 

[Hoặc người trình báo]

2. Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi : “Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không ?” Em trả lời mẹ thế nào ?

TRẢ LỜI:

Địa chỉ                                                                                          Họ tên chủ hộ

128 Thiên Phước

Phường 9, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh                                              Trần Ngọc Khanh

Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng số 10 phường, xã 8 quận, huyện 5 Thành phố, tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh

PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG

1. Họ và tên : Đỗ Ngọc Phương Trinh

2. Sinh ngày : 12- 08- 1978

3. Nghề nghiệp và nơi làm việc : Giáo viên Trường Trung học Phổ thông Trần Khai Nguyên - 275 Nguyễn Trí Phương - TP. Hồ Chỉ Minh.

4. CMND số : 028504912

5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày 19/01/2013 đến ngày 19/6/2013

6. Ở đâu đến hoặc đi đâu : Ag/20 Nguyễn Cửu Phú xã Tân Kiên - huyện Bình Chánh

7. Lí do : Thăm người thân

8. Quan hệ với chủ hộ : Chị gái

9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo : Nguyễn Trần Khánh [6 tuổi]

10. Ngày 19 tháng 01 năm 2013

        Cán bộ đăng kí                                                                                       Chủ hộ

       [Kí, ghi rõ họ, tên]                                                                       [Hoặc người trình báo]

                                                                                                                     Khanh

                                                                                                             Trần Ngọc Khanh

2. Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi : “Con có biết tại sao phải khai háo tạm trú, tạm vắng không ?" Em trả lời mẹ thế nào ?

Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở hoặc những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.

Giaibaitap.me

Page 3

1. a] Viết vào chỗ trống những tiếng :

- Chỉ viết với l không viết với n.

M : làm [không có nàm],

- Chỉ viết với n không viết với l.

M : này [không có lày],

b] Viết ba từ láy :

- Bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi. M : nghỉ ngơi......

- Bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã. M : nghĩ ngợi,

[2] Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn rồi điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau :

a] .........  băng trôi .......... nhất trôi khỏi ......... Cực vào............1956. Nó chiếm một vùng rộng 31 000 ki-lô-mét vuông. Núi băng............... lớn bằng nước Bỉ.

[Lúi/Núi, nớn/lớn, Lam/Nam, lăm/năm, này/lày]

b] ............ nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này .................... màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có............... giác biến thành màu đen và ...................... thế giới đều màu đen.

[Ở/ỡ, củng/cũng, cảm/cãm, cả/cã]

TRẢ LỜI:

1.  Tìm và viết vào chỗ trống 3 trường hợp :

- Chỉ viết với l không viết với n

M : làm [không có nàm], lặp, loài, lươn, là, lãi, lim, luôn, loạt,  lợi, lí, lẽ, lẫn, lựu, loạn.

- Chỉ viết với n không viết với l

M : này [không có lày], này, nằm, nẫng, nĩa. 

b] Tìm 3 lừ láy :

Bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi.

M : nghỉ ngơi, lảng bảng, bảnh bao, bổi hổi, gửi gắm, lảnh lót, lẩm nhẩm, rủ rê, tủm tỉm

- Bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã.

M : nghĩ ngợi, ỡm ờ, bẽ bàng, bẽn lẽn, bỡ ngỡ, cãi cọ, chễm chệ

[2] Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau :

a] Núi băng trôi lớn nhất trôi khỏi Nam Cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31 000 ki-lô-mét vuông. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ.

b]  nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này cũng màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có cảm giác biến thành màu đen và cả thế giới đều màu đen

Giaibaitap.me

Page 4

I - Nhận xét

1. So sánh cặp câu sau và cho biết tác dụng của phần in đậm :

a] l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

b] Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. Cho biết mỗi bộ phận in đậm bổ sung cho câu ý nghĩa gì.

Phần in đậm

Câu hỏi

Bổ sung ý nghĩa gì ?

Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

II - Luyện tập

1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau :

a] Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

b] Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.

c] Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dạy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.

2. Viết một đoạn văn ngắn [từ ba đến năm câu] kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ. Gạch dưới các bộ phận trạng ngữ.

TRẢ LỜI:

I- Nhận xét

1. So sánh cặp câu sau và cho biết tác dụng của phần in đậm :

a] l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

b] Nhờ tinh thần ham học, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. 

Nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra cho sự việc được nói tới ở chủ ngữ và vị ngữ.

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. Cho biết mỗi bộ phận in đậm bổ sung cho câu ý nghĩa gì.

Phần in đậm

                Câu hỏi

Bổ sung ý nghĩa gì ?

Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Nhờ đâu l-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng ?

Bổ sung cho câu nguyên nhân.

Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Khi nào I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng

Bổ sung cho câu ý nghĩa thời gian.

II - Luyện tập

1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau :

a] Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

b] Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.

c] Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sớm sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.

2. Viết một đoạn văn ngắn [từ ba đến năm câu] kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ có trong các câu văn.

Mùa hè vừa qua, em được ba đưa đi thăm biển Mũi Né. Hôm đó, cả nhà em đều dậy sớm để chuẩn bị lên đường. Đồ đạc mẹ đã gói ghém, cẩn thận từ trước. Ai cũng nô nức trước chuyến đi này. Đúng sáu giờ, cả nhà em khởi hành.

Giaibaitap.me

Page 5

1. Gạch dưới những từ ngữ miêu tả các bộ phận của con ngựa.

Con ngựa

Hai tai to dựng đứng trên cái đầu rất đẹp. Hai lỗ mũi ươn ướt đông đậy hoài. Mỗi khi nó nhếch môi lên lại để lộ hai hàm răng trắng muốt. Bờm nó được cắt rất phẳng. Ngực nở. Bốn chân nó khi đứng cũng cứ giậm lộp cộp trên đất. Cái đuôi dài ve vẩy hết sang phải lại sang trái.

2. Viết lại những đặc điểm chính của mỗi bộ phận được miêu tả vào bảng dưới đây :

Các bộ phận

Những đặc điểm chính [từ ngữ miêu tả]

3. Quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó

Con vật em chọn để quan sát, miêu tả :........................

Các bộ phận

Những đặc điểm chính [từ ngữ miêu tả]

TRẢ LỜI:

1. Gạch dưới những từ ngữ miêu tả các bộ phận của con ngựa.

Con ngựa

Hai tai to dựng đứng trên cái đầu rất đẹp. Hai lỗ mũi ươn ướt đông đậy hoài. Mỗi khi nó nhếch môi lên lại để lộ hai hàm răng trắng muốt. Bờm nó được cắt rất phẳng. Ngực nở. Bốn chân nó khi đứng cũng cứ giậm lộp cộp trên đất. Cái đuôi dài ve vẩy hết sang phải lại sang trái.

2. Viết lại những đặc điểm chính của mỗi bộ phận được miêu tả vào bảng dưới đây :

Các bộ phận

Những đặc điểm chính [từ ngữ miêu tả]

- Hai tai

- Hai lỗ mũi

- Hai hàm răng

- Bờm

- Ngực

- Bốn chân

- Cái đuôi

to, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp

ươn ướt, động đậy hoài

trắng muốt

được cắt rất phẳng

nở

khi đứng cũng cứ giậm lộp cộp trên đất

dài, ve vẩy, ve vẩy hết sang phải lại sang trái

3. Quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó.

Con vật em chọn để quan sát, miêu tả : con mèo.

Các bộ phận

Những đặc điểm chính [từ ngữ miêu tả]

- thân hình

- màu lông

- đuôi

- mõm

- ria mép

- hai tai

- mắt

- chân

- lớn hơn con chuột một chút

- màu xám nâu sầm

- to sù nhu bông, uốn cong cong duyên dáng

- tròn, xinh xắn

- dài

- nhỏ xíu như tai chuột

- đen, tròn như mắt thỏ

- hai chân trước bé hơn hai chân sau, nhỏ xíu, xinh xắn

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề