Cách làm một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí

Hướng dẫn làm bài văn mẫu Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9 hay nhất. Đây là một đề văn khá thú vị và với đề văn này các em có thể lựa chọn nghị luận về  nhiều vấn đề tư tưởng đạo lý khác nhau.

Tư tưởng chính là quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với đời sống xã hội. Trong khi đó, đạo lý lại là cái lẽ hợp với đạo đức. Vấn đề tư tưởng, đạo lí mà các em có thể đưa ra để bàn luận đó chính là tri thức là sức mạnh, thời gian là vàng, học đi đôi với hành, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây,… Để làm được bài viết này các em cần nêu vấn đề cần nghị luận, lập luận chứng minh vấn đề, khái quát mở rộng vấn đề. Dưới đây là bài văn mẫu Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9 hay nhất.

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9 – Bài làm 1 [Tri sức là sức mạnh]

Một trong những hành trang quan trọng nhất của con người trên con đường đời đó chính là tri thức. Nhờ có tri thức, con người làm nên biết bao nhiêu điều kì diệu phục vụ cho chính cuộc sống của mình. Cuộc sống phía trước chúng ta luôn ngập tràn những điều bất ngờ mà chúng ta không thể nào có thể lường trước được. Nhưng nếu như chúng ta có tri thức, chúng ta sẽ vượt qua được tất cả mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống và có thể đạt được những thành công cho riêng mình. Đó là lí do vì sao mà nhà khoa học người Anh đã nói rằng: “Tri thức là sức mạnh”.

Câu nói này đã khẳng định rõ vai trò và tầm quan trọng của tri thức trong đời sống con người. Theo nghĩa hẹp thì tri thức chính là những kiến thức mà con người tĩnh lũy được trong các lĩnh vực khác nhau. Có thể là do học tập, có thể là do rèn luyện, do tư duy. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tri thức là vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người,… của nhân loại. Nhờ có trí thức, con ngươi có khả năng thay đổi thế giới theo chiều hướng tích cực hơn. Việc thay đổi này đòi hỏi con người phải có hoạt động nghiên cứu, lao động và sản xuất. Nhờ có tri thức con người có thể sáng tạo ra cái mới, cái tiến bộ và tạo động lực cho sự phát triển của xã hội. Bằng cách tích lũy kiến thức cho bản thân mình, con người có thêm hiểu biết về thế giới khách quan. Bằng cách vận dụng tri thức con người dần dần làm chủ tự nhiên và làm chủ cuộc sống của mình.

Tri thức có sức mạnh làm thay đổi thế giới, đó là điều mà không ai có thể phủ nhận được. Chính nhờ có tri thức mà con người đã tách biệt mình với thế giới hoang dã, dần dần trở thành những con người có chữ viết, có văn hóa và sống trong một xã hội hiện đại. Cuộc sống của con người cũng phát triển theo từng giai đoạn và ở mỗi giai đoạn thì tri thức của con người lại có những sự tiến bộ. Vào năm 1860, Johann Philipp Reis đã có những ý tưởng đầu tiên về chiếc điện thoại và mấy năm sau đó thì cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lí của ông ngồi cách đó 4,5m vào ngày 10/3/1876. Đó chính là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc. Rồi Thomas Edison lần đầu tiên phát minh ra chiếc bóng đèn sợi tóc năm 1879 làm thay đổi diện mạo nhân loại. Nhờ có phát minh này mà con người tiếp cận được với ánh sáng và không phải phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời nữa. Và còn rất rất nhiều phát minh khác ra đời đã làm thay đổi diện mạo của thế giới.

Lý do gì mà con người có những phát minh như vậy? Đó chính là vì con người có tri thức. Tri thức chính là sức mạnh con người tạo ra của cải vật chất. Chính nhờ có tri thức mà xã hội loài người ngày càng văn minh hơn, tiến bộ hơn. Con người thì không bao giờ thỏa mãn với những gì mà mình đã có. Có được 1, con người lại muốn có 2. Nhưng vì lý do đó mà con người lại nỗ lực hơn, trau dồi thêm tri thức để có được những điều mình muốn. Con người càng học tập thì tri thức càng được nâng cao và xã hội càng được phát triển.

Những người không học tập, không có tri thức thì không có thành công. Như vậy tri thức chính là sức mạnh trước hết để tạo nên giá trị cho bản thân và mang đến giá trị cho xã hội.

Bài văn hay Nghị luận về một tư tưởng đạo lý lớp 9

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9 – Bài làm 2 [Tri sức là sức mạnh]

Để có thể vững bước trên con đường đời, hành trang thiết yếu nhất mà mỗi người chúng ta đều phải có đó là tri thức. Bởi cuộc sống là những điều kỳ diệu mà con người không bao giờ có thể biết hết được. Chỉ có những tri thức mới giúp chúng ta vượt qua được tất cả những điều trong cuộc sống mà bước tới thành công của chính mình. Chẳng thế mà một nhà khoa học người Anh đã phát biểu rằng: “Tri thức là sức mạnh”.

Câu nói ngắn gọn nhưng đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của tri thức. Tri thức, theo nghĩa hẹp, là kiến thức tích lũy được về các lĩnh vực khác nhau của mỗi người nhờ học tập, rèn luyện và suy nghĩ. Theo nghĩa rộng, tri thức có thể hiểu là vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người,… của nhân loại nói chung. Sức mạnh của tri thức là khả năng làm thay đổi thế giới của tri thức thông qua sự vận dụng tri thức của con người trong các hoạt động nghiên cứu, lao động và sản xuất. Sức mạnh của tri thức còn có thể được hiểu là khả năng sáng tạo ra cái mới, cái tiến bộ, tạo động lực cho sự phát triển của xã hội. Nhờ biết tích lũy tri thức mà con người có thể hiểu được bản chất của thế giới khách quan, vận dụng tri thức từng bước làm chủ tự nhiên và cuộc sống của mình.

Không ai có thể phủ nhận sức mạnh làm thay đổi thế giới của tri thức. Nhờ có tri thức mà con người có thể tách mình ra khỏi thế giới loài vật hoang dã trở thành loài người văn minh thông qua hệ thống chữ viết, văn hóa trong xã hội loài người. Nhờ có tri thức mà cuộc sống của con người không ngừng phát triển theo từng thời kỳ.  Năm 1860 ý tưởng đầu tiên về chiếc điện thoại được Johann Philipp Reis  nghĩ ra Vài năm sau đó, cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lí của ông ngồi cách đó 4,5 m vào ngày 10/3/1876 với mẩu hội thoại ngắn ngủi: “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!” là sự kiện lịch sử đánh dấu chính thức sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc .Năm 1879 lần đầu tiên Thomas Edison phát minh ra chiếc bóng đèn sợi đốt làm thay đổi diện mạo nhân loại, khi mà con người không phải sinh hoạt phụ thuộc vào nguồn ánh sáng tự nhiên của mặt trời nữa. Nhờ có đèn điện, năng suất lao động  của thời bấy giờ cũng tăng lên đáng kể nhờ làm thêm ca đêm. Năm 1897 J.J. Thompson chính là người đã phát hiện và chứng minh được sự tồn tại của electron mặc dù ông chưa thể nhìn thấy hay tách được chúng ra. Electron là hạt hạ nguyên tử đầu tiên được phát hiện và được xác nhận là loại hạt đầu tiên cấu tạo nên vật chất nhỏ hơn cả nguyên tử. Khám phá này đã cung cấp cho chúng ta bằng chứng về một đơn vị mang điện cơ bản và miêu tả về nó. Những thí nghiệm và phát hiện của J.J. Thompson đã mở ra một lĩnh vực khoa học mới – Vật lý hạt.

Tất cả những thành tựu đó đều nhờ vào sức mạnh vô hạn của tri thức mà có. Sức mạnh tri thức làm con người có thể đảo lộn các trật tự tưởng như nghìn năm bất dịch, làm được bao điều phi thường trong trong cuộc sống. Trải qua thời gian, bằng tri thức con người đã xây dựng một xã hội loài người văn minh, tiến bộ tột bậc. Dường như, tham vọng khuất phục hoàn toàn hoàn cảnh sống là tham vọng bất tận của con người.

Chính vì thế mà con người không bao giờ ngừng học hỏi, nghiên cứu và sáng tạo ra những tri thức mới. Mỗi người trong xã hội luôn phải tự trau dồi kiến thức của bản thân thông qua hoạt động học tập. Học tập phải diễn ra đều đặn, lâu dài và xuyên suốt cuộc đời người. Học tập ở mọi nơi, mọi lúc và mọi thứ cần thiết. Thực tế cũng chứng minh, những người đạt đến đỉnh cao của vinh quang đều có vốn sống, vốn hiểu biết phong phú và nhu cầu cầu thị lớn. Học tập kĩ lưỡng và thực hành tỉ mỉ là bí quyết thành công của các nhà khoa học. Mỗi lượng tri thức đều phải được kiểm chứng qua trải nghiệm thực tế mới có thể được khẳng định.

Tri thức giúp chúng ta hoàng thiện mình, dũng cảm và tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động xã hội. Không có tri thức thì không có thành công. Chính vì thế chính là sức mạnh giúp con người hoàn thiện bản thaan cũng như hoàn thiện xã hội. Đây là một khẳng định đúng đắn và cũng là chân ly vĩnh hằng được con người khẳng định qua thời gian.

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9 – Bài làm 3 [Tri sức là sức mạnh]

Để tự tin vững bước trên con đường vào cuộc sống, hành trang quí giá nhất của chúng ta chính là tri thức. Đã có một nhà khoa học người Anh ở thế kỉ XVI – XVII tên là Phơ-răng-xít Bê-cơn phát biểu rằng: “Tri thức là sức mạnh”. Câu nói nổi tiếng của ông đã thôi thúc tôi tìm hiểu sức mạnh trong tri thức là gì và bây giờ chúng ta hãy khám phá xem sức mạnh bí mật ấy nhé!

Tri thức là những kiến thức, hiểu biết mà chúng ta tiếp thu được ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thế nhưng tri thức không những tồn tại ở đó, nó còn bao gồm cả kinh nghiệm, bài học cuộc sống mà chúng ta tích lũy được khi trải qua một quá trình nào đó trong cuộc sống. Xét trên nhiều phương diện, trên mọi lĩnh vực của đời sống thì kiến thức là sức mạnh quan trọng nhất mà mỗi người cần trang bị cho mình như một vũ khí để chiến đấu trên mặt trận tri thức.

Xem thêm:  Top 6 bài văn mẫu Thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du lớp 9 chọn lọc

Để minh chứng cho việc xem tri thức là sức mạnh, chúng ta hãy lật lại những trang sử sách hào hùng của dân tộc Việt Nam. Từ một nước An Nam bé nhỏ trải qua một ngàn năm đô hộ dưới tay của giặc Tàu, gần một trăm năm bị áp bức, bóc lột bởi bọn thực dân Pháp, hai mươi mốt năm Mĩ thay chân cho Pháp. Nước ta đã đấu tranh giành lại độc lập bằng chính sức mạnh đoàn kết, bằng chính sức mạnh tri thức của toàn thể dân tộc Việt Nam. Và vị tướng chủ chốt nắm giữ toàn bộ sức mạnh tri thức không ai khác đó là vị tướng tài ba, sáng suốt của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ra đi với hai bàn tay trắng và trở về sau ba mươi năm bôn ba nước ngoài, Người đã trang bị cho mình một kho tàng kiến thức để đưa dân tộc ta thoát khỏi ách đô hộ của bọn thực dân tàn ác. Người dân Việt Nam vẫn còn nhớ như in ngày mà Người đã tuyên bố hùng hồn trước toàn thể quốc dân và thế giới: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Chính nhờ sự thông thái, hiểu biết sâu rộng của Người, đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi theo con đường ánh sáng của cách mạng và giành được độc lập, tự do. Đây là một minh chứng vàng cho câu nói: “Tri thức là sức mạnh”. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nói đến vấn đề thiếu hụt tri thức vẫn còn luôn tồn tại trong xã hội. Nếu một người thiếu tri thức, thiếu trang bị kĩ năng sống cho mình thì khi bước ra đời, họ sẽ bị thua thiệt về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Cho một ví dụ đơn giản như câu ngạn ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng”. Nếu như con ếch suốt ngày chỉ ngồi dưới đáy giếng thì làm sao nó có thể biết được trên đáy giếng còn có bao nhiêu điều thú vị và tốt đẹp.

Tri thức là vốn hiểu biết không bao giờ cạn kiệt. Nó giúp chúng ta tự tin hơn trong giao tiếp, am hiểu về cuộc sống… Bản thân tôi luôn cố gắng rút ra những kinh nghiệm, những bài học quí giá từ sách vở, từ cuộc sống xung quanh mình. Vì tận sâu trong tôi luôn ghi nhớ rằng, đó chính là hành trang quan trọng nhất để tôi vững bước vào đời. Và tôi mong rằng các bạn cũng như thế, đừng bao giờ trì hoãn việc học dù chỉ là một giây!

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9 – Bài làm 4 [Tri sức là sức mạnh]

Trong cuộc sống, mỗi sự việc, hiện tượng xảy ra, muốn giài thích được đều cần đến sự hiểu biết. Sự hiểu biết ở đây có thể hiểu rộng ra là tri thức. Một nhà khoa học người Anh đã có một câu nói rất nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vì sao câu phát biểu ấy lại nổi tiếng đến vậy.

Như trên đã có nói,xét theo nghĩa rộng thì “tri thức” là sự hiểu biết về các sự vật,hiện tượng diễn ra trong đời sống,trong tự nhiên và trong xã hội,là vốn hiểu biết về con người của nhân lọai. Ngòai ra, khi nói đến từng cá nhân thì “tri thức” chính là lượng kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập,rèn luyện và trau dồi những kỹ năng, kiến thức của cuộc sống. Cả câu nói “Tri thức là sức mạnh” ý muốn nói nhờ có tri thức mà trên mọi lĩnh vực họat động của đời sống con người,mọi phạm vi của xã hội, đều có thể đạt được thành công.

Đúng như vậy,chúng ta có thể thấy điển hình tri thức tạo ra sức mạnh trong hầu hết các lĩnh vực. Ở quân đội, nhờ có tri thức mà người ta có thể nghiên cứu được chiến thuật phòng thủ, tiến công, chế tạo được nhiều vũ khí tối tân, thăm dò được tình hình chiến sự. Nhờ đó mà bảo về được đất nước. Một khi không có kiến thức, tri thức về vấn đề đặt ra sẽ khiến cho việc bảo về đất nước trở nên khó khăn, sự an toàn của đất nước bị đe dọa.Thật nguy hiểm! Trên lĩnh vực kinh tế, tri thức giúp người kinh doanh biết tính toán, suy nghĩ chín chắn, biết đưa ra những quyết định đúng đắn, mang đến thành công trong sự nghiệp. Nếu không có tri thức,tức là không có vốn hiểu biết thì sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, những thất bại gây tổn thất nặng nề. Ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà. Đối với từng cá nhân, có tri thức cũng là một điều vô cùng quan trọng, tri thức giúp cho người đó thuận lợi trong công việc, đạt được thành công nhất định và được người khác tôn trọng. Một người khi có vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều vấn đề trong cuộc sống sẽ tự tin trước mọi tình huống.Ngược lại, khi người đó không hề hiểu biết một chút gì ,họ sẽ có cảm giác tự ti, lúng túng khi được hỏi. Như vậy, tri thức đã khẳng định vai trò của nó một lần nữa, đó chính là nguồn gốc của sức mạnh, của sự tự tin cho mỗi con người.

Do đó, nếu thiếu hụt tri thức, con người sẽ dễ dàng lâm vào những quyết định sai lầm, dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Thêm vào đó sự thiếu hụt tri thức khiến cho xã hội không thể phát triển, đất nước không thể vươn lên tầm cao mới để sánh vai cùng các cường quốc khác trong và ngòai khu vực. Điều đó là một tổn thất vô cùng to lớn.

Riêng bản thân em,được tiếp cận với tri thức là một may mắn lớn. Nhờ có tri thức mà em giải quyết được nhiều vấn đề trong học tập,vui chơi,giải trí, sinh họat. Khi có tri thức em cảm thấy bản thân mình tự tin hơn khi đứng trước người khác. Tri thức là sức mạnh cho em phấn đấu đến những điều mói mẻ,những hiểu biết sâu rộng. Điển hình như khi có tri thức về một vấn đề nào đó em cảm thấy thật tự tin trong khi giao tiếp với người khác,em có thể đàm thọai về vấn đề đó một cách thỏai mái,tự nhiên mà không cần phải tỏ vẻ mình hiểu biết trong khi không hiểu gì. Tri thức cũng là cánh cửa kỳ diệu đưa em vào những sự đổi mới, những điều hay và giúp em bắt kịp nhữg điều diễn ra trong cuộc sống một cách nhanh chóng. Để vốn tri thức được sâu rộng hơn nữa, bản thân em luôn tìm kiếm những cái mới, cái hay trong cuộc sống để học hỏi, tìm tòi. Có như vậy thì hành trang bước vào cuộc sống mới trở nên vững vàng và phong phú

Nói tóm lại, tri thức mang đến nhiều điều bổ ích giúp cho bản thân em nói riêng và mọi người trong xã hội nói chung. Nhờ có tri thức mà mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn. Tri thức chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Qua hàng thế kỷ,tri thức vẫn luôn là yếu tố thiết yếu để con người phát triển đến những tầm cao mới, vươn đến những thành công mới. Chính vì vậy nên mỗi người trong chúng ta hãy cùng nhau tích cực họi hỏi nhiều hơn nữa để nâng cao vốn tri thức của mình. Riêng em,sẽ cố gắng thực hiện mục tiêu đã đề ra để chuẩn bị hành trang vào đời.

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9 – Bài làm 5 [Tri sức là sức mạnh]

Con người mạnh mẽ hơn các loài vật khác là bởi con người có trí tuệ. trí tuệ của con người được bồi dưỡng bởi tri thức. không có tri thức, trí tuệ con người không còn sức mạnh gì nữa. Bởi thế, bàn về vai trò của tri thức, Lê-nin đã tùng nói: “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”.

Tri thức là một cái chúng ta học qua sách vở, lý thuyết đến thực hành, từ thầy cô, cha mẹ và tất cả những cái gì liên quan đến thực tế. Tri thức thì luôn có 2 dạng là ẩn và hiện. Tất cả hoặc hầu như con người chúng ta đều có dạng tri thức là hiện – ẩn. Sức mạnh là cái tác động đến chúng ta, và nó luôn ẩn chứa trong mình ở mức cao nhất.

Câu nói “Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh” ý nói đây là dành cho những người hiểu biết, có nhiều kiến thức, trải nghiệm trong cuộc sống. Bản thân bạn phải tự trang bị tri thức cho bản thân, nếu có nó thì bạn có được sức mạnh. Có tri thức thì bạn có thể tự tin trong công việc, trong giao tiếp và rất nhiều lĩnh vực. Có nó thì bạn cũng có thể tự giải quyết mọi việc cho thật đúng đắn, không sai cái gì. Điều đó khiến bạn càng được mọi người tôn trọng hơn. Nếu không có tri thức thì là một mối hiểm hoạ khôn lường.

Mỗi người ai cũng có một cái điểm mạnh riêng, cho nên không thể lấy tri thức ra mà so sánh với nhau. Bạn cần hiểu giữa 2 mặt này của tri thức. Đừng lấy nó mà đem chê bai người khác trên mặt yếu. Chính bản thân bạn cũng cần phải học hỏi và tự cho mình một kiến thức nhất định. Siêng năng đọc sách, tự giác cao trong học tập, vận dụng nó một cách hiệu quả sẽ làm cho bạn có được tri thức ở mức cao nhất.

Tri thức là một cái chúng ta học qua sách vở, lý thuyết đến thực hành, từ thầy cô, cha mẹ và tất cả những cái gì liên quan đến thực tế. Tri thức thì luôn có 2 dạng là ẩn và hiện. Tất cả hoặc hầu như con người chúng ta đều có dạng tri thức là hiện – ẩn. Sức mạnh là cái tác động đến chúng ta, và nó luôn ẩn chứa trong mình ở mức cao nhất.

Câu nói “Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh” ý nói đây là dành cho những người hiểu biết, có nhiều kiến thức, trải nghiệm trong cuộc sống. Bản thân bạn phải tự trang bị tri thức cho bản thân, nếu có nó thì bạn có được sức mạnh. Có tri thức thì bạn có thể tự tin trong công việc, trong giao tiếp và rất nhiều lĩnh vực. Có nó thì bạn cũng có thể tự giải quyết mọi việc cho thật đúng đắn, không sai cái gì. Điều đó khiến bạn càng được mọi người tôn trọng hơn. Nếu không có tri thức thì là một mối hiểm hoạ khôn lường.

Mỗi người ai cũng có một cái điểm mạnh riêng, cho nên không thể lấy tri thức ra mà so sánh với nhau. Bạn cần hiểu giữa 2 mặt này của tri thức. Đừng lấy nó mà đem chê bai người khác trên mặt yếu. Chính bản thân bạn cũng cần phải học hỏi và tự cho mình một kiến thức nhất định. Siêng năng đọc sách, tự giác cao trong học tập, vận dụng nó một cách hiệu quả sẽ làm cho bạn có được tri thức ở mức cao nhất.

Xem thêm:  Top 5 bài văn mẫu Nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu Được sinh ra trên đời đã là một niềm hạnh phúc lớp 9 chọn lọc

Không phải tri thức và đạo đức tự nhiên mà có. Đây là hai khía cạnh được thể hiện ở tính cách cùng với con người của bạn, nó tồn tại song song với nhau và không thể thiếu một cái trong hai thứ ấy. Cho nên, bạn phải siêng năng học tập, dành thời gian cống hiến bản thân cho lao động thay vì hình thức. Nhờ như thế thì bạn mới có được hạnh phúc.

Những bài văn mẫu Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9 – Bài làm 6 [Thời gian là vàng]

Sống trong quỹ đạo vô hạn của thời gian đôi khi chúng ta quên đi giá trị của nó đối với cuộc đời mỗi người. Thời gian như một dòng chảy, cứ trôi đi mãi và chẳng bao giờ quay trở lại. Chính vì thế mà thời gian đối với mỗi người là vô cùng quý giá, nó đúng với câu ngạn ngữ rằng “thời gian là vàng là bạc”.

Thật vậy, thời gian còn quý hơn vàng bạc, bởi thời gian thì vô hạn mà cuộc sống chúng ta là hữu hạn. Con người của chúng ta được sinh ra, rồi chẳng mấy chốc lớn lên, già đi bệnh tật rồi chết. Nhưng thời gian thì sẽ còn lại mãi, nó cứ chảy trôi qua hết đời người này rồi tới kiếp người khác. Không nhanh, không chậm, cứ nhẹ nhàng in dấu lên mỗi cuộc đời mỗi người. Để rồi tới khi, trong một khắc giây nào đó của cuộc sống ta nhìn lại sẽ phải tự thốt lên một câu: “Thời gian trôi qua nhanh thật”.

Thời gian là gì? Ta chỉ biết thời gian được tính bằng giây, bằng phút, bằng giờ, bằng tháng, bằng năm. Trong không gian rộng lớn và trong thế giới với nhiều thứ siêu hình có ai đã định nghĩa được thời gian một cách đầy đủ và toàn diện. Thời gian rõ ràng là một khái niệm trừu tượng nhưng dấu ấn của nó để lại trong cuộc sống của con người mỗi khi nó đi qua thật là rõ nét. Đó là những nếp nhăn trên khuôn mặt khi tuổi trẻ đi qua, đó là những thay đổi của cuộc sống, là sự phát triển không ngừng của xã hội qua hang ngàn năm. Có đôi khi ngoảnh lại ta giật mình nhận ra thời gian đã đem đi nhiều thứ quá. Chính vì thế mà dù không thể dịnh nghĩa chính xác về thời gian nhưng chúng ta vẫn luôn biết được một điều chắc chắn: thời gian vô cùng quý giá, nó mang rất nhiều ý nghĩa đối với mỗi con người.

Có thời gian chúng ta có thể làm được nhiều công việc trong cuộc sống. Có thể nói thời gian là điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ chúng ta. Đối với từng người, thời gian là sự sống, là tiền, là tri thức. Khi chúng ta đang ở thời tuổi trẻ thì chúng ta phải biết quý thời gian còn hơn vàng bạc để hành động, biến những ước mơ, khát vọng của mình thành sự thật, tạo nên những đóa hoa đẹp dâng cho đời… Thời gian gắn liền với tuổi đời và cả cuộc đời con người. Mỗi một chặng thời gian, con người sông có ích, con người sẽ tích lũy được vốn kiến thức, hiểu biết; con người sẽ đem lại cho cộng đồng của mình, cho chính mình những sự nghiệp tốt đẹp.

Thời gian vô giá như vậy. Thế mà lại có những con người không biết quý thời gian, mặc kệ thời gian trôi đi mà làm những điều vô ích. Thực sự thời gian vô cùng quý báu, quý hơn vàng. Nhưng điều quan trọng là ta phải biết làm gì thật đúng đắn và có ích cho mọi người, xã hội với khoảng thời gian mà mình có.  Không biết quý thời gian, phung phí thời gian vào những việc vô bổ, không có mục đích không hướng đến tương lai như mại dâm, ma túy, thâu đêm suốt sáng với rượu mạnh, chất kích thích, ở  các trường, nhà hàng, khách sạn… là chúng ta tự hủy hoại cuộc đời mình, chúng ta sẽ tự làm cho chúng ta thân tàn, ma dại và để trở thành những kẻ tội phạm gây bao đau thương, tang tóc cho bao kẻ khác, và là một gánh nặng của xã hội.

Thời gian có thể cho chúng ta tất cả, tuổi trẻ, tình yêu, đam mê và hạnh phúc. Nhưng chính nó cũng có thể lấy đi của chúng ta tất cả. Vậy nên, khi chúng ta còn đang có thời gian thì hãy biết cách tận dụng nó. Thời gian giống như một thước đo để mỗi người có thể điều chỉnh mình, sống ra sao, sống như thế nào để thời gian trôi đi không lãng phí, để mỗi khi nhìn lại ta không hối tiếc về quãng thời gian đã qua.

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9 – Bài làm 7 [Thời gian là vàng]

Thời gian luôn trôi chảy, không bao giờ dừng lại. Mọi sự vật đều phai mờ dưới lớp bụi thời gian. Thế mà trong cuộc sống này không ít những con người phung phí thời gian, không biết quý thời gian. Vì vậy mà Demosthènes đã có một câu nói đầy ý nghĩa, có giá trị giáo dục lớn: “Thời gian là vàng bạc, để thời gian đi tức là hủy hoại mình”.

Thật vậy, thời gian còn quý hơn vàng bạc, bởi thời gian thì vô hạn mà cuộc sống chúng ta là hữu hạn. Con người của chúng ta được sinh ra, rồi chẳng mấy chốc lớn lên, già đi, bệnh tật rồi chết. Thời gian sẽ nghiến lên trên những tâm hồn lạc lõng mà đi, nó chẳng bao giờ thương tiếc chúng ta đâu nếu chúng ta mềm yếu, thiếu sức sống, mất hết cả niềm tin và nghị lực, thiếu ý thức đấu tranh mà cứ đứng lại than vãn, oán trách thì đâu có ích lợi gì, và rồi bị thời gian đào thải.

Cuộc đời của mỗi con người chúng ta chỉ có một thời tuổi trẻ và khi tuổi trẻ đã qua rồi thì một đi không bao giờ trở lại. Chính vì vậy mà nhà thơ Xuân Diệu khi nhận ra đưực cái giới hạn của một đời người trước cái vô hạn của thời gian, thiên nhiên, đất trời thì nhà thơ cảm thấy vô cùng đau đớn xót xa:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

 Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

 Không cho dài thời trẻ của nhân gian

 Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Mà tuổi trẻ chằng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng  khuâng tôi tiếc cả đất trời…

Cũng chính vì vậy mà nhân vật Pa-ven Coóc-sa-ghin trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của Ôxtơ Rốp-xki đã sống một cuộc sống rất tích cực và năng động để cống hiến cuộc đời mình cho cách mạng, cho con người để sau này khỏi phải “ân hận bởi những năm tháng sống hoài, sống phí”.

Đời người chỉ có một thời tuổi trẻ, mà tuổi trẻ là tuổi tràn đầy sinh lực, ước mơ và khát vọng, muốn vươn tới những chân trời mới lạ để khám phá và hiểu biết những điều tốt đẹp của cuộc đời. Vậy khi chúng ta đang ở thời tuổi trẻ thì chúng ta phải biết quý thời gian còn hơn vàng bạc để hành động, biến những ước mơ, khát vọng của mình thành sự thật, tạo nên những đóa hoa đẹp dâng cho đời. Không biết quý thời gian, phung phí thời gian vào những việc vô bổ, không có mục đích không hướng đến tương lai như mại dâm, ma túy, thâu đêm suốt sáng với rượu mạnh, chất kích thích, ở vũ trường, nhà hàng, khách sạn… là chúng ta lự hủy hoại cuộc đời mình, chúng ta sẽ tự làm cho chúng ta thân tàn, ma dại và để trở thành những kẻ tội phạm gây bao đau thương, tang tóc cho bao kẻ khác, và là mội gánh nặng của xã hội.

Ngược lại, nếu ta quý từng giây, từng phút của thời gian mà nỗ lực học tập, tìm tòi nghiên cứu khoa học hay tích cực hăng say lao động để làm ra của cải vật chất cho xã hội thì tương lai của cuộc đời ta sẽ tươi sáng hơn, sung sướng hơn, hạnh phúc hơn, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Nếu mọi người đều biết quý trọng thời gian, biết tận dụng thời gian để làm nên những việc có ích cho đời thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao.

Tóm lại, câu nói của Demosthènes là một chân lí, là một lời khuyên rất bổ ích cho chúng ta, nó giúp chúng ta xác định được cách sống, cách làm việc để trở thành một con người thật sự có ích cho xã hội, để cuối đời khi nhìn lại con đường đã đi qua trong cuộc đời mình cảm thấy mãn nguyện, tự hào mà không hề cảm thấy hổ thẹn.

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9 – Bài làm 8 [Học đi đôi với hành]

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành-một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”.

Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì? Mà lại có sự tương quan, liền kề với nhau như thế?

Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng…

Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài văn…Đó là hành.

Bác Hồ cũng đã từng khẳnng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí [Không học thì không biết đâu là phải, là đúng]. Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chằng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.

Xem thêm:  Top 10 bài văn mẫu Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước lớp 9 chọn lọc

Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiến thức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nói chung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, người ta quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lí thuyết, một khi không đạt chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại mà thôi. Như một học sinh học tập rất tốt, Điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ khinh thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì có thể bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận được. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì có thể tạm sử dụng hoặc xây lại, còn con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã thành cơm, dủ cho có chỉnh sửa thế nào thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có thể đầu thai chuyển kiếp khác thì mới có thể sống tốt được thôi. Những ví dụ đó đã phần nào cho ta thấy những tác hại của việc học mà không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.

Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Lí thuyết mà gắn với thực hành thì sẽ thúc đẩy công việc, sản xuất một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.

Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở,… phải được áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.

Là học sinh trong thời gian học ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu nền khoa học và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao nhận thức về chính trị xã hội. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn…

Tóm lại, câu phương châm “Học đi đôi với hành” đã nêu rõ tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ…

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9 – Bài làm 9 [Uống nước nhớ nguồn]

Uống nước nhớ nguồn là truyền thống có từ lâu đời của cha ông ta truyền lại cho thế hệ trẻ mai sau. Đây là truyền thống được gìn giữ, bảo tồn và phát huy từ đời này sang đời khác. Nó hình thành nên nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Từ xưa đến nay, trong tâm linh của người Việt Nam thì lòng biết ơn, hướng về cội nguồn là điều mà mỗi người cần phải ghi nhớ. Hiểu một cách nôm na thì uống nước nhớ nguồn chính là sống luôn hướng về tổ tiên, về quê hương, đất nước, về những người đã có công ơn nuôi dưỡng và sinh thành chúng ta.

Biểu hiện của lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn trong cuộc sống rất rõ nét. Nó thể hiện qua lời ăn tiếng nói, qua hành động của mỗi người khi nhớ về quá khứ của mình. Dân tộc ta đã phải trải qua bao nhiêu thăng trầm của chiến tranh. Sự mất mát, hi sinh của những người đồng chí, đồng đội để đổi lấy sự yên bình của đất nước như vây giờ. Cha ông ta, những người con đã nằm lại với đất mẹ. Những người đã đánh đổi cả tuổi trẻ của mình vì độc lập tự do dân tộc. Họ không còn nữa nhưng vong linh của họ còn mãi nằm lại trong tâm trí của những người ở lại. Hằng năm cứ đến ngày 27/7, các cơ quan đoàn thể đều tổ chức Ngày thương binh liệt sỹ để tưởng nhớ công ơn của những người đã ngã xuống, cũng như những người còn sống nhưng dấu vết chiến tranh còn in hằn trên người họ.

Đó là một trong những biểu hiện của lòng biết ơn, lối sống uống nước nhớ nguồn đối với những người có công với cách mạng.

Chúng ta không phải kể đến những việc xa xôi, uống nước nhớ nguồn còn là thái độ, lòng biết ơn đối với bố mẹ, ông bà. Họ là những người có công lao sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta từ khi còn bé đến lúc trưởng thành. Người xưa vẫn có câu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Công lao trời biển ấy dù con cái có báo đáp cũng không thể báo đáp được, nhưng tấm lòng của con cái dành cho cha mẹ mới là điều quan trọng nhất. Dù mai này lớn lên, dù có đi đâu, làm gì thì ba mẹ vẫn luôn là nơi để chúng ta trở về. Họ mãi là người sẵn sàng chấp nhận và tha thứ cho những lỗi lầm bạn gây ra.

Truyền thống uống nước nhớ nguồn đã tạo nên một nét đẹp truyền thống đối với dân tộc Việt Nam. Truyền thống này giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Nó sẽ hình thành nên hệ tư tưởng tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác.

Bên cạnh những người có tinh thần biết ơn, uống nước nhớ nguồn thì còn có những kẻ đi ngược lại với đạo lý ấy. Đó là những người phản bội đất nước, bán nước, ích kỷ, không chịu cống hiến. Trong những năm qua tình trạng con cái bỏ rơi cha mẹ khi về già đang diễn ra ngày càng căng thẳng. Họ đang chà đạp lên những người đã có công ơn nuôi dưỡng, sinh thành. Thật đáng buồn cho những người như vậy.

Uống nước nhớ nguồn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta. Mỗi người cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này để có thể xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và văn minh hơn.

Bài văn mẫu Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9 – Bài làm 10 [Uống nước nhớ nguồn]

Dân tộc Việt Nam ta, từ ngàn đời xưa đến nay, các thế hệ đi trước, cha ông ta đã đúc kết rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, để lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, những lời răn dạy quý báu. Có những câu ca dao, tục ngữ, đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam ta, từ ngày còn thơ bé, chắc hẳn ai cũng được nghe những câu như “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ uống nước nhớ nguồn”…  Những câu tục ngữ đó ai cũng được nghe, được dạy, nhưng không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của nó. Trong vô vàn những câu tục ngữ được truyền đạt lại từ thế hệ đi trước, em thích nhất là câu “ Uống nước nhớ nguồn”.

Vậy Uống nước nhớ nguồn là gì? Chúng ta hiểu như thế nào về Uống nước nhớ nguồn? Có thể hiểu nôm na, ngắn gọn, “ uống nước nhớ nguồn” tức là khi chúng ta được hưởng thành quả của những người khác đã làm, để cho mình có đc một cuộc sống, hoặc một điều gì đó tốt đẹp hơn, thì chúng ta cần phải nhớ đến công lao của những người đã hy sinh, để ta được hưởng những thành quả đó.

Đối với chúng ta, công ơn lớn nhất có lẽ là ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Chúng ta được cha mẹ sinh ra, rồi nuôi dạy đến khi khôn lớn, chúng ta cần phải nhớ đến công ơn của cha mẹ ta.

Chúng ta được sống trong thời đại hòa bình, đất nước độc lập, chúng ta cũng cần phải nhớ đến công ơn của những thế hệ anh hùng đi trước, những người đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh thân mình để đời sau có được cuộc sống hòa bình, ấm no.

Với người dân Việt Nam ta, hàng năm thường tổ chức lễ vu lan báo hiếu vào ngày 7/7, đó là để tưởng nhớ đến công ơn của bậc sinh thành, cũng như những thế hệ đã ngã xuống bảo vệ cho nền độc lập của nước nhà. Đó thật sự là một nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.

Uống nước nhớ nguồn, nhớ nguồn không chỉ là nhớ đến những công lao đó. Mà chúng ta còn cần phải tiếp tục phát huy những giá trị của những điều đó. Ví như nhớ công ơn cha mẹ, thầy cô. Chúng ta cần phải cố gắng chăm chỉ học tập, trở thành những người có ích cho đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những người biết nhớ đến công ơn của người đi trước, cũng có những “ con sâu làm rầu nồi canh”. Họ ngược đãi chính cha mẹ mình, những người đã sinh thành và nuôi nấng họ. Không chỉ thế, họ không biết nhớ đến công ơn của những thế hệ đi trước, hoặc những người đã giúp đỡ mình,họ sẵn sàng phủ nhận những điều người khác đã giúp đỡ mình. Thật sự đau lòng cho những con người như thế.

Thật vậy, mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đã và đang sinh sống trên mảnh đất hình chữ S tươi đẹp này, cần phải tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cùng nhau xây dựng một đất nước đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn, để các thế hệ sau có thể cùng nhau “Uống nước nhớ nguồn”.

Trên đây là những bài văn mẫu Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 9 hay nhất. Qua đây, hi vọng các em đã hiểu về vấn đề tư tưởng đạo lí và có thể làm tốt đề văn này.

Thu Thủy

Video liên quan

Chủ Đề