Tư cách pháp nhân có lợi gì

Bạn thường được nghe về tổ chức có tư cách pháp nhân là gì, tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu rõ ràng về thuật ngữ pháp lý “mơ hồ” này. Luật NTV xin thông tin đến bạn những thông tin quan trọng về tư cách pháp nhân, sự ảnh hưởng của tư cách pháp nhân đến việc chọn loại hình, thành lập doanh nghiệp.

Tư cách pháp nhân là gì?

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức [nhóm người] có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Về bản chất, pháp nhân là “con người” trên phương diện pháp lý.

Tổ chức có tư cách pháp nhân

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;

– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định của pháp luật;

– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác. Ngoài ta tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp mới - trọn gói

Tư cách pháp nhân ảnh hưởng gì đến thành lập doanh nghiệp

Tư cách pháp nhân không chỉ là tư cách pháp lý của một tổ chức, doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến việc bạn chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập. Hay điều bạn cần quan tâm hơn chính là chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.

Chọn loại hình: theo Luật Doanh nghiệp 2020, thì các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn [TNHH];

– Công ty hợp danh [HD];

– Công ty cổ phần [CP].

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân.

Chế độ chịu trách nhiệm: Tư cách pháp nhân ảnh hưởng đến chế độ chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:

Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn. Trừ trường hợp thành viên hợp danh của công ty hợp danh, có thể phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty, nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải nợ.

Khi các khoản nợ vượt quá tổng giá trị tài sản của công ty thì công ty chỉ phải thanh toán hết số tài sản của công ty cho chủ nợ mà thành viên trong công ty không cần phải bỏ ra tài sản cá nhân của mình để hoàn trả số nợ còn thiếu.

 Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân:

Điển hình của loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân. DNTN chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản [bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp]. Chính điều này làm nên sự đặc biệt của DNTN.

Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn có thể có mức rủi ro cao. Nhưng lại có được sự tin tưởng cao hơn từ phía khách hàng.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, cơ cấu tổ chức của họ phức tạp hơn và được luật quy định nhiều hơn.

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ 04 điều kiện sau đây:

- Tổ chức phải được thành lập theo quy định của luật

Theo khoản 1 Điều 82 Bộ luật Dân sự 2015, pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Doanh nghiệp được thành lập theo quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

- Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức theo quy định

Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

- Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

- Tổ chức phải nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Nếu tổ chức không đáp ứng được bất kỳ 01 trong 04 tiêu chí như trên thì không được coi là tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân [Ảnh minh hoạ]
 

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm:

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty cổ phần;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân.

Đối với công ty TNHH 2 thành viên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần.

Các loại hình doanh nghiệp này đều đáp ứng cả 04 điều kiện tại Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015 nên đương nhiên có tư cách pháp nhân.

Đối với công ty hợp danh

Theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung [sau đây gọi là thành viên hợp danh]. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn, trong đó:

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Mặc dù thành viên hợp danh không có tài sản độc lập với cá nhân nhưng cong ty hợp danh lại tồn tại có thành viên góp vốn, đây là những thành viên có tài sản độc lập với công ty. Vì vậy, công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

Đối với doanh nghiệp tư nhân

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Việc quy định doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khiến cho tài sản của doanh nghiệp không còn độc lập với tài sản của cá nhân. Trường hợp doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho doanh nghiệp.

Trong các loại hình doanh nghiệp trên, chỉ có duy nhất doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp nhưng không có tư cách pháp nhân.


Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân không có tư cách pháp nhân

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh và văn phòng đại diện được định nghĩa như sau:

- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mọi hoạt động của chi nhánh đều phụ thuộc vào doanh nghiệp và thông qua việc uỷ quyền. Do đó, chi nhánh và văn phòng đại diện không tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập nên không được coi là có tư cách pháp nhân.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân và chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp khác là những tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Nếu có thắc mắc liên quan đến thành lập doanh nghiệp, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Phân biệt pháp nhân và thương nhân

Pháp nhân là một tổ chức [một chủ thể pháp luật] có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức [nhóm người] có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Không phải doanh nghiệp nào cũng được công nhận tư cách pháp nhân. Một tổ chức được công nhận tư cách pháp nhân khi và chỉ khi đáp ứng được điều kiện trong Điều 74 – Bộ Luật Dân Sự 2015.


1.1 Điều kiện để doanh nghiệp được công nhận có tư cách pháp nhân

Theo Điều 74 – Luật Dân Sự quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

  • Pháp nhân là người do pháp luật sinh ra, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
  • Giấy khai sinh hợp pháp của pháp nhân là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào được cấp Giấy CN ĐKDN cũng được coi là pháp nhân [chẳng hạn như doanh nghiệp tư nhân].
  • Tính hợp pháp của pháp nhân giúp cho pháp nhân đó tham gia vào các quan hệ xã hội, nằm dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Vì vậy, tổ chức không được thành lập hợp pháp không được coi là có tư cách pháp nhân.

b] Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân Sự.

  • Cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhằm biến một tập thể người thành một thể thống nhất có khả năng thực hiện hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ chức đó khi được thành lập.
  • Sự độc lập của tổ chức được coi là pháp nhân giới hạn trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động với chủ thể khác.
  • Pháp nhân không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức đó trong phạm vi điều lệ, quyết định thành lập và các định của pháp luật đối với tổ chức đó.

Trên thực tế, có rất nhiều tổ chức thống nhất về cơ cấu nhưng không độc lập nhau như các phòng, ban, khoa,… trong các trường học, bênh viện.

c] Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Để một tổ chức tham gia vào quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập thì tổ chức đó phải có tài sản riêng.

  • Tài sản riêng của pháp nhân là tài sản thuộc quyền sở hữu của pháp nhân hoặc có thể do Nhà nước giao cho quản lý.
  • Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản cá nhân – thành viên của pháp nhân, với cơ quan cấp trên và các tổ chức khác.
  • Tài sản đó được thể hiện dưới dạng vốn, các tư liệu sản xuất và các loại tài sản khác phù hợp với từng loại pháp nhân.

Trên cơ sở có tài sản riêng, pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân, và ngược lại, thành viên có tư cách pháp nhân không phải dùng tài sản riêng của mình để thực hiên nghĩa vụ thay pháp nhân.

Độc lập về tài sản và chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của pháp nhân là tiền đề vật chất để một tổ chức tham gia vào quan hệ dân sự như 1 chủ thể độc lập.

d] Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách riêng, được hưởng quyền và phải gánh chịu các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định và phù hợp với điều lệ của tư cách pháp nhân.

Khi pháp nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại cho cá nhân hoặc pháp nhân khác thì pháp nhân đó có thể là bị đơn trước tòa án.

Ngược lại, nếu cá nhân, pháp nhân khác không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho pháp nhân thì pháp nhân có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.

Như vậy, các điều kiện của pháp nhân là yếu tố bắt buộc để một tổ chức có tư cách pháp nhân. Một pháp nhân phải có các điều kiện trên và ngược lại một tổ chức phải có đầy đủ các điều kiện như trên được coi là một pháp nhân.

Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. Khi được công nhận là pháp nhân thì chủ thể có tư cách pháp nhân và được pháp luật bảo vệ trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

1.2 Lợi ích của doanh nghiệp được công nhận pháp nhân

Theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Các loại hình doanh nghiệp: Công ty hợp danh, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn [1 thành viên và 2 thành viên trở lên] đều được công nhận tư cách pháp nhân kể từ khi nhận giấy phép kinh doanh.

Điểm khác nhau cơ bản giữa một pháp nhân và một tổ chức không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ thương mại là ở quyền và trách nhiệm đối với tài sản.

Tổ chức có cư cách pháp nhân sẽ hoạt động độc lập và tách bạch về tài sản, đồng thời chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

Sau đây là những lợi ích vô cùng to lớn khi doanh nghiệp được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân:

Khi có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp được thừa nhận là chủ thể pháp lý độc lập, có khả năng tham gia vào các quan hệ kinh doanh độc lập và được pháp luật bảo vệ.

Giúp phân định tài sản giữa doanh nghiệp và thành viên doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể bảo vệ tài sản khỏi những khoản nợ của cá nhân các thành viên. Mỗi cá nhân có thể tự chịu trách nhiệm bằng số tài sản của mình góp vốn.

Tư cách pháp nhân sẽ góp phần phân biệt giữa nợ của doanh nghiệp và nợ của thành viên doanh nghiệp. Tạo sự uy tín với đối tác và khách hàng.

Giúp các nhà đầu tư có thể kiểm soát được rủi ro trong các khoản đầu tư của mình. Nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm về phần tài sản cá nhân không liên quan gì đến doanh nghiệp, cũng không cần phải quan tâm đến hành vi và khả năng thanh toán của các thành viên khác trong doanh nghiệp từ đó tạo sự uy tín và an tâm.

Tư cách pháp nhân hoạt động ổn định, không gặp phả những sự thay đổi bất ngờ như thể nhân.

1.3 Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?

Theo các quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 thì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, bởi lẽ:

  • Các tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp tư nhân.
  • Doanh nghiệp tư nhân không độc lập trong các quan hệ pháp luật. Trong quan hệ tố tụng tại Tòa án và Trọng tài. Doanh nghiệp tư nhân không được độc lập nhân danh mình để tham gia.
  • Các bạn xem thêm thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

1.4 Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ Điều 92.4 của Bộ luật dân sự quy: “Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.”

Vậy, văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân, mọi hoạt động của văn phòng đại diện phải thông qua ủy quyền của doanh nghiệp [công ty mẹ]

1.5 Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Công ty hợp danh là doanh nghiệp có tài sản độc lập với cá nhân và tự chịu trác nhiệm bằng tài sản của mình. Như vậy, công ty hợp danh là tổ chức có tư cách pháp nhân và được pháp luật công nhận kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh1 thành viên đều là do một chủ sở hữu thành lập nên có những điểm tương đồng giống nhau. Bên cạnh đó cũng có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt nhau.

Tại đây, Tân Thành Thịnh giúp bạn phân biệt được 2 loại hình doanh nghiệp này để có sự lựa chọn phù hợp nếu có nhu cầu thành lập công ty nhé.


2.1 Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên

Dù là 2 loại hình doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau nhưng doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên sở hữu những đặc điểm tương đồng giống nhau như sau:

  • Cùng là loại hình doanh nghiệp do một chủ sở hữu thành lập.
  • Đều không được quyền kêu gọi vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc chứng khoán.
  • Có thể thuê người điều hành quản lý doanh nghiệp.
  • Nếu muốn thực hiện chuyển nhượng một phần vốn hoặc tiếp nhận phần vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp. Nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu.

2.2 Điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên

 Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty tnhh 1 thành viên thì sau đây là những điểm khác biệt giúp bạn dễ dàng phân biệt và đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

a] Về chủ sở hữu doanh nghiệp

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: Là cá nhân, mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân, đồng thời không phải là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên của công ty hợp danh.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: Cá nhân hoặc tổ chức. Không hạn chế quyền góp vốn, mua cổ phần góp vốn với các doanh nghiệp khác.

b] Tư cách pháp lý

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: Không có tư cách pháp nhân.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: có tư cách pháp nhân, được pháp luật bảo vệ và công nhận ngay khi nhận giấy phép đăng ký kinh doanh.

c] Trách nhiệm tài sản

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của doanh nghiệp.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: Chủ sở và mỗi thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn vào doanh nghiệp.

d] Quy định về góp vốn

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: chủ sở hữu tự đăng ký, không cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: là tổng tài sản do chủ sở hữu góp vốn đồng thời chủ sở hữu phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.

e] Quy định thay đổi vốn điều lệ

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu trường hợp giảm vốn đầu tư thấp hơn vốn khi đăng ký kinh doanh thì phải thực hiện đăng ký với Cơ quan đăng ký của doanh nghiệp.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: chủ sở hữu muốn thực hiện tăng giảm vốn điều lệ cần phải thực hiện thủ tục đăng ký với các cơ quan đồng thời phải thực hiện thủ tục thay đổi trên giấy phép kinh doanh về thay đổi vốn điều lệ. Trường hợp thêm thành viên góp vốn phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.

f] Cơ cấu tổn chức

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: chủ sở hữu là người quản lý hoặc thuê người quản lý.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: Có 2 mô hình bạn có thể lựa chọn là Chủ tịch công ty - giám độc hoặc tổng giám đốc - kiểm soát viên và mô hình Hội đồng thành viên - giám đốc hoặc tổng giám đốc - kiểm soát viên.

Tân Thành Thịnh là công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp và các vấn đề liên quan về thuế, kế toán, hồ sơ, pháp lý…... Với hơn 19 năm thành lập và phát triển, Tân Thành Thịnh đã đồng hành và hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho doanh nghiệp.


Tân Thành Thịnh, giúp bạn sẽ được tháo gỡ mọi khó khăn về các thủ tục, hồ sơ kế toán - thuế, giúp hạn chế mọi rủi ro và hoàn toàn an tâm trong việc tập trung kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Tân Thành Thịnh, bạn sẽ được tiết kiệm được tối đa các khoản chi phí đầu tư, tiết kiệm được thời gian, công sức trong công việc thủ tục, chứng từ… nâng cao hiệu quả trong công việc.

Tùy vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu hiện tại, đội ngũ Tân Thành Thịnh sẽ tư vấn và đề xuất những giải pháp phù hợp, đồng thời đại diện các doanh nghiệp làm việc với các cơ quan ban ngành một cách chuyên nghiệp, hoàn tất mọi việc nhanh chóng giúp doanh nghiệp giải quyết tận gốc mọi việc.Là đơn vị trực tiếp hỗ trợ hàng trăm ngàn doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tân Thành Thịnh tự hào về năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân sự, luôn sẵn sàn hỗ trợ khách hàng, nắm rõ những chính sách, quy định về thuế, ngành nghề kinh doanh để gỡ rối những khó khăn khách hàng một cách chuyên nghiệp, đúng quy định.Vì thế, nếu bạn đang gặp vấn đề khó khăn về pháp lý, hồ sơ doanh nghiệp? Bạn cần tìm kiếm một đơn vị tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp uy tín tại tphcm thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thình để được hỗ trợ nhé.

Tân Thành Thịnh xin cam kết và mang đến những giá trị tối ưu, tốt nhất cho khách hàng, đặc biệt:

  • Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ tại chúng tôi.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, đúng quy định.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây là những thông tin bài viết về tư cách pháp nhân, hi vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích và giá trị cho bạn.

Nếu bạn còn thắc mắc gì những vấn đề trên hay đang tìm kiếm một đơn vị tư vấn thành lập doanh nghiệp tín vui lòng liên hệ trực tiếp Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Với kinh nghiệm hơn 19 năm trong lĩnh vực kế toán, thuế doanh nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

>> Các bạn xem thêm Kê khai thuế là gì

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 | Hotline: 0909 54 8888
  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề