Cách học hiệu quả nhất ở THPT

Các bạn thân mến!

Việc học là rất cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta, nhất là lứa tuổi học sinh. Để học tập tốt thì mỗi học sinh phải:

1. Xác định động cơ, tinh thần học tập đúng đắn

- Là học cho bản thân, học cho gia đình, học để lập thân, lập nghiệp và baotrùm lên là học để làm ngườicó ích cho xã hội, phụ vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. Như mục đích học tập mà UNESCO đềxướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tựkhẳng định mình. Người hiếu học bao giờcũng có khát vọng vươn tới sự sáng tạo, sự khẳng định mình.

- Phải thực sự tự tin trong học tập: Các bạn học được, thì mình cũng phải học được: Cần cù bù thông minh,muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải họcViệc học giỏi, thành tài phần lớn là do cần cù, chịukhó, khổ học mà thành như: Albert EinStein là nhà khoa học vĩ đại nhất của thếkỷ XX, một tri thức lỗi lạc nhất trong lịch sử đã từng nói: Tôi chẳng phải là thiên tài, tôi chỉ có một lòng ham hiểu biết ghê gớm. Thomas Edison nhà sáng chế vĩ đại nhất của thế kỷ XX đã nói: Vĩ nhân chỉ có 1% thiênphú, còn lại 99% là mồ hôi.

- Phải gạt bỏ ngay tâm lý tự ti [nếu có]. Phải hiểu học tập chủ yếu là tự học,bởi con đường giáo dục là tập tự sử dụng những khả năng của mình, tự sử dụng cái đầu của mình [Kant].

- Phải thật chủ động trong học tập, rèn óc hoài nghi khoa học, lật đi lật lại vấn đề để hiểu cho tường tận để biết cách vận dụng. Phải dành càng nhiều thời gian cho tự học càng tốt. Trung bình ít nhất cũng phải được 3 giờ đến 4 giờ tự học mỗi ngày

- Phải có ý chí trong học tập. Ý chí biểu hiện bằng nghị lực vượt mọi khó khăn chế ngự bản năng để tập trung học và tự học. Chẳng hạn trời mưa, rét vẫn đến lớp đúng giờ. Đọc một bài văn, toán... khó, phải nghiền ngẫm thật kỹ cho vỡ lẽ, không làm được thì đọc sách tham khảo, hỏi thầy, hỏi bạn.

- Phải biết từ chối [phim hay trên TV, đi chơi, sử dụng điện thoại nói chuyện, nhắn tin vô bổ...], thực hiện phương châm Chưa học xong bài chưa đi ngủ, chưa làm đủ bài chưa đi chơi là có tinh thần vượt khó, là có trách nhiệm với bản thân, giađình và xã hội...

- Phải dứt khoát từ bỏ lối học để đối phó với kiểm tra, thi cử. Dứt khoát từ bỏ lối học thụ động, lười biếng: đợi bạn làm xong, đợi thầy chữa bài xong rồi chép...

2.Nội dung học tập

Học tập toàn diện: Ngoài học đều các môn văn hóa, phải chú trọng bồi dưỡng lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành,vận dụng kiến thức vào thực tiễn; khả năng sáng tạo, tự học, học tập suốt đời. Ngoài ra, học sinh còn phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách. Các hoạt động của trường lớp, của xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, phát huy, trau dồi khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của tập thể. Vì vậy học sinh cần phải tích cực tham gia các hoạt động trường lớp để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin vào chính mình, rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác.

3. Xác định phương châmvà phương pháp học tập

3.1. Phương châm học tập:

- Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau, học ở cuộc sống, học suốt đời, phải đi đầu trong một xã hội học tập.

- Học đi đôi với với hành. Phải luôn luôn có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tế. Hiểu mối quan hệ biện chứng 4H: học - hỏi - hiểu - hành. Muốn học phải hỏi - hỏi cho kỹ để hiểu - hiểu để mà hành. Học mà không hành là vô dụng.Hành mà không học là làm mò. Học là phương tiện, hành là mục đích, học để mà hành. Đơn giản nhất là việc thầycho làm bài tập áp dụng, nhưng không tự giải ra nháp để hiểu cho kỹ, mà ngồi chơi đợi chép là lười biếng, là học thụ động,làhọc không đi đôi với hành...

3.2. Phương pháp học tập:

Kết hợp học và tự học. Trong đó tự học là nhân tố quyết định đến sự thành công của mỗi người.

* Rèn thói quen học và tự học hiệu quả:

- Rèn thói quen có đủ phương tiện học tập:

Phải có đủ SGK, sách bài tập, tài liệu [bộ đề, sách bổ trợ nângcao]:Đã học thì nhất thiết phải có sách, sách là người thầy thứ hai. Phải có đủ vở ghi, vở nháp, đồ dùng học tập: Vở ghi phải có đủ cho từng môn [vở ghi bài học, vở làm bài tập, vở soạn văn]. Vở nháp [dùng chung cho tấtcảcác môn]. Phải coi vở nháp như là một loại đồ dùng học tập không thể thiếu và luôn đồng hành cùng học sinh trên lớp cũng như tự học ở nhà, nhápcũng phải đóng thành quyển, dán nhãn để có ý thức giữ gìn...].

- Rèn thói quen học tập trên lớp hiệu quả:

+ Nghe giảng: Cần tập trung tư tưởng cao độ kết hợp mắt nhìn, tai lắng nghe,tay viết. Muốn vậy, phải rèn năng lực chú ý tránh bị phân tán tư tưởng vào những chuyện không đâu [nhìn bạn đến muộn, ngó ra cửa sổ, nghe tiếng rao ngoài đường, lơ đẵng, suy nghĩ miên man!]. Trong quá trình nghe giảng, nếu có chỗ nào, từ nào, vấn đề nào không hiểu, hoặc lỡ vì thiếu tập trung một phút mà không viết kịp, hãy đánh dấu lại và tạm cho qua [sẽ tìm hiểu và bổ sung sau], tập trung theo dõi tiếp phần thầy đang giảng. Nghe giảng không chỉ chú ý nội dung bài học mà còn học tập cách lập luận, cách diễn đạt, cách chọn thí dụ minh họa, cách trình bày hoặc cách sử dụng phần mềm power point [nếu có] của thầy để vận dụng cho bản thân.

+ Ghi chép: Phải ghi đủ ngày, tháng cho mỗi buổi học. Tên bài, tiêu đề, tiêu mục cần viết to hơn,rõ hơn, gạch chân [có thể bằng mực mầu khác] cho dễ nhìn,dễ nhớ. Chữ viết rõ ràng, đủ nét để không bị mất thời gian dịch chữ của chính mình...]. Phải ghi bài giảng của thầy theo sự hiểu biết của mình. Tuyệt đối không chờ thầy đọc cho chép. Lối học thầy đọc - trò chép không được phép tồn tại nữa. Có thể ghi sai? không sao cả! khi tự học ở nhà, sẽ đối chiếu vở ghi với SGK, tham khảo bạn khác hoặc hỏi lại thầy để sửa chữa, bổ sung...

+ Phát biểu xây dựng bài: Phải tập đặt mình trong tư thế luôn phải động não và chủ động chuẩn bị phát biểu về những vấn đề nảy sinh khi tự học ở nhà, khi nghe giảng trên lớp. Nếu thầy hỏi hoặc lớp, nhóm có tổ chức thảo luận thì sẵn sàng tham gia. Đừng sợ sai, đừng giấu dốt. Hãy mạnh dạn trao đổi. Những vấn đề đã được đào sâu sẽ hiểu kỹ, nhớ lâu và vận dụng tốt. Học sinh thường nói: vấn đề này bạn hiểu, nhưng không biết diễn đạt thế nào. Nếu thực sự hiểu, hãy tập cách truyền tải thông tin chuẩn xác, hấp dẫn điều mình hiểu cho người khác. Muốn vậy, chỉ có một cách là tập diễn đạt bằng ngôn ngữ nói [phát biểu], ngôn ngữ viết và ngôn ngữ diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ Về ngôn ngữ nói: Có thể tập nói một mình [nói thầm, nói thành tiếng, nói to],nóicho một vài bạn nghe, tiến tới phát biểu trước tập thể Tập miết sẽ có tài hùng biện.

+ Học theo nhóm: Học theo nhóm là một hình thức học phổ biến trên thế giới hiện nay. Muốn đạt được chất lượng thực trong học nhóm, từng cá nhân phải có sự chuẩn bị kỹ càng để giải quyết vấn đề do nhóm hoặc từng thành viên trong nhóm đề ra. Tuyệt đối không ỷ lại, dựa dẫm lẫn nhau. Thời gian truy bài đầu giờ, giờ ra chơi là cơ hội để các bạn thảo luận nhóm về những vấn đề khó, chứ không phải để chép bài của nhau cho đủ.

+ Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập, làm bài kiểm tra: Nếu đã rèn được năng lực chú ý nghe giảng thì sẽ dễ dàng vận dụng kiến thức để giải quyết mọi tình huống của bài tập áp dụng như: trả lời câu hỏi, giải bài tập, viết 1 bài văn Phải chủ động giải thử, viết thử vào vở nháp. Theo dõi thật sát quá trình thầy chữa bài, kết hợp đối chiếu thật nhanh với bài giải nháp của mình và ghi vở... [NHÁP cũng phải khoa học, rõ ràng để nếu cầncó thể tra cứu lại]. Những bài khó nên thảo luận nhóm hoặc hỏi thầy. Làm bài kiểm tra: Đọc kỹ đề bài để hiểu thấu đáo, câu dễ làm trước, khó làm sau, giải ra nháp trước khi viếtvào bài hoặc chọn phương án đúng. Chú ý căn thời gian để hoàn thành và kiểm tra bài làm. Giữ đề kiểm tra để làm lại và chuẩn bị ý kiến, điều chỉnh khi thầy chữa...

- Rèn thói quen tự học ở nhà hiệu quả:

+ Tự học bài cũ - hãy thực hiện 4 bước sau [bài của hôm nào, giải quyết ngay hôm đó]:

Bước 1: Tự đọc lại bài trong SGK, phối hợp với vở ghi, bổ sung, đính chính sai sót [nếu có];

Bước 2: Đọc lại và phân tích thật kỹ nội dung bài học trên lớp cho đến khi hiểu rõ và nắm chắc nội dung kiến thức. Nếu đã rèn năng lực chú ý sẽ hiểu bài ngay tại lớp, thì khâu tự học ở nhà sẽ đỡ mất nhiều thời gian.

Bước 3: Vận dụng kiến thức đã học giải bài tập hoặc làm đề cương ôn tập. Cần luôn đặt ra và tự trả lời các câu hỏi: nó là cái gì?, nó ở đâu ra?, có ý nghĩa gì, liên hệ gì với cái trước?, liên hệ như thế nào?, có thể làm cách khác không?, tại sao?, vận dụng thực tế như thế nào? [tương tự như trả lời 5 câu hỏi với WH và 1 với HOW trong từng tình huống cụ thể]. Các bạn cần phải trả lời và làm hết các câu hỏi và bài tập ở cuối mỗi bài học trong SGK. Và nếu có ý định thi đại học thì cần làm thêm bài trong sách bài tập, sách nâng cao;

Bước 4: Xbạn lại bài học, bài làm của các môn có TKB hôm sau, để một lần nữa củng cố và nắm chắc kiến thức. Trước khi đi ngủ, sắp đủ đồ dùng học tập, vở nháp, vở ngoại khoá, sách, vở, tài liệu cần thiết khác [của TKB hôm sau] và cho vào cặp sách.

Buổi tối: Bắt đầu tự học muộn nhất là 20 giờ, đi ngủ lúc 23 giờ, dậy lúc 05giờ30.

Ban ngày: Buổi nào không học ở trường, hãy tranh thủ tự học và giúp việc nhà...

+ Tự đọc trước bài mới - hãy thực hiện4 bước sau:

Bước 1: Tự đọc SGK, đọc nhanh một lượt toàn bài để hiểu được những vấn đề chung;

Bước 2: Đọc kỹ từng đoạn để nắm từng phần chính của bài;

Bước 3: Đọc lại toàn bài để có thể tóm tắt nội dung chính của bài;

Bước 4: Trả lời câu hỏi và làm bài tập ở cuốibài. Ghi ra nháp những điều đã hiểu, những điều chưa rõ [đến lớp nghe giảng sẽvỡ ra những điều chưa rõ, học như thế sẽ nhớ rất lâu].

* Ôn tập:

- Đọc lại từng chương để nhớ lại và nắm chắc kiến thức trọng tâm. Tìm mối quan hệ giữa các chương với nhau.

- Tự trả lời hệ thống câu hỏi và làm hệ thống bài tập của từng chương [do thầy hướng dẫn], để nắm chắc kiến thức trọng tâm. Làm đề cương ôn tập chương vào một cuốn tập riêng.Nhớ chừa khoảng trống để ghi những ý hay của các bạn và giải đáp của thầy

Mọi việc còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự thân vận động của các bạn. Yếu tố bên ngoài: thầy, bạn bè, gia đình và xã hội dù có tốt đến mấy cũng chỉ dừng ở mức tạo điều kiện cho các bạn học thôi.Yếu tố bên trong, chính các bạn mới là quan trọng.


Video liên quan

Chủ Đề