Cách đọc kết quả xét nghiệm giang mai

BỆNH LÂY TRUYỀN QDTDKHOA XÉT NGHIỆMTin tức

Xét nghiệm giang mai bằng TPHA

21/05/2020
1. Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.Vi khuẩn giang maixâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ [đường âm đạo, hậu môn hay miệng], qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.

Xoắn khuẩn giang maicòn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn này xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.

Do cấu tạo của bộ phận sinh dục ở dạng mở mà người phụ nữ dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục hơn nam giới, kể cả bệnh giang mai.

  1. Xét nghiệm giang mai bằng phương pháp nào?
Cũng như xét nghiệm RPR, xét nghiệm giang mai bằng TPHA cũng là một loại xét nghiệm huyết thanh học nhằm phát hiện xoắn khuẩn giang mai. Đây là phương pháp xét nghiệm hiệu quả nhất hiện nay, áp dụng cho tất cả các giai đoạn của bệnh.

Dựa trên nguyên lý phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động, xét nghiệm giang mai TPHA giúp nhanh chóng tìm ra các kháng thể kháng vi khuẩn giang mai có trong huyết thanh [huyết tương] hoặc trong dịch não tủy của người bệnh. Có 2 phương pháp xét nghiệm TPHA là xét nghiệm TPHA định tính và xét nghiệm TPHA định lượng.

2.1.Xét nghiệm TPHA định tính

Xét nghiệm TPHA định tính là phương pháp tìm ra các kháng thể kháng xoắn khuẩn gây bệnh trong huyết thanh. Xét nghiệm này chỉ có thể xác định bệnh nhân có bị giang mai hay không, hoàn toàn không thể biết được mức độ, tình trạng phát triển của xoắn khuẩn.

2.2.Xét nghiệm TPHA định lượng

Xét nghiệm TPHA định lượng là xét nghiệm giang mai dựa trên nguyên lý ngưng kết hồng cầu gián tiếp. Ngoài phát hiện nhanh các xoắn khuẩn giang mai, xét nghiệm này còn định lượng được hiệu giá kháng thể giang mai trong máu. Từ đó, giúp bác sĩ nắm bắt được tình trạng của bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Nhìn chung, xét nghiệm TPHA mang lại kết quả chính xác cao hơn hẳn so với xét nghiệm trên kính hiển vi trường tối hay xét nghiệm phản ứng RPR. Tuy nhiên, giá thành của phương pháp xét nghiệm giang mai này có chi phí khá cao. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm.

Kết quả âm tính:

Có nghĩa là không tìm thấy xoắn khuẩn giang mai và có thể bạn không có bệnh. Tuy nhiên bạn có thể thực hiện thêm xét nghiệm sàng lọc khác nếu nghi ngờ rằng mình đã tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai.

Kết quả dương tính:

Điều này có nghĩa là có sự xuất hiện của các kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai. Đồng nghĩa với việc bạn có thể đang mắc bệnh giang mai.

Tuy nhiên cần lưu ý một số trường hợp có thể cho kết quả dương tính giả. Nguyên nhân có thể là do người bệnh đang mắc bệnh phong, bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, hoặc rối loạn mô liên kết. Lúc này bạn có thể thực hiện thêm những xét nghiệm khác như xét nghiệm FTA ABS để xác nhận.

Kết quả không xác định:

Có thể do thực hiện không hợp lệ hoặc có những sai sót trong quá trình thực hiện hoặc 1 vài lý do khác. Lúc này cần thực hiện những xét nghiệm như xét nghiệm thử nghiệm MHATP, xét nghiệm FTA ABS khác để xác nhận lại.

Xét nghiệm TPHA là một trong những xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh giang mai một cách chính xác nhất. Do đó khi nghi ngờ mình có khả năng mắc bệnh, bạn có thể đến những cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện xét nghiệm này. Lưu ý lựa chọn những địa chỉ uy tín để có được kết quả chính xác nhất. Qua đó phát hiện và điều trị bệnh được sớm hơn tránh những tác hại nguy hiểm do giang mai gây nên.

Video liên quan

Chủ Đề