Cách để điện thoại nghỉ ngơi

Là người sử dụng smartphone, bất cứ ai cũng đều mong muốn chiếc dế yêu của mình sẽ có tuổi thọ lâu dài và tránh được những trục trặc phiền toái trong quá trình trải nghiệm. Chính vì vậy, nhiều người có thói quen tắt nguồn điện thoại khi không sử dụng. Bởi họ cho rằng điều này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của pin. Đồng thời hạn chế được những sự cố không mong muốn xuất hiện. Với một người khác, họ tắt nguồn khi không dùng đến chỉ vì không muốn bị người khác làm phiền.

Có thể bạn quan tâm: Sạc pin điện thoại có nên tắt nguồn không

Dù mục đích cuối cùng là gì, việc có nên tắt nguồn điện thoại thường xuyên không vẫn khiến nhiều người dùng smartphone cảm thấy băn khoăn. Để không “lấn cấn” không biết có nên tắt nguồn điện thoại khi không sử dụng. Bạn hãy cùng Key thủ thuật tìm hiểu những thông tin sau đây nhé.

Dù chỉ là một thao tác đơn giản, cơ bản và vô cùng bình thường. Nhưng tắt nguồn cũng có thể mang đến cho người dùng máy nhiều lợi ích. Song song đó, việc tắt nguồn smartphone thường xuyên cũng dẫn đến một vài hạn chế nhất định.

Do vậy, để biết có nên tắt nguồn cho điện thoại mỗi đêm hay không. Bạn cần nắm rõ ưu và nhược của thao tác này.

Khi tắt nguồn, chiếc smartphone của bạn sẽ được:

Nghỉ ngơi theo đúng nghĩa đen. Mọi hoạt động trên máy đều dừng lại. Mọi bộ phận đều không phải “làm việc”. Chính vì vậy, theo một khía cạnh nào đó, tắt nguồn sẽ giúp hầu hết các bộ phận trên máy được tăng thêm tuổi thọ.

Ngoài ra, tắt nguồn cũng giúp smartphone kéo dài thời gian sử dụng pin trên máy. Đây rõ ràng cũng là mong muốn của mọi tín đồ smartphone khi trải nghiệm chiếc dế yêu của mình.

Nhưng nếu tắt nguồn thường xuyên, dế yêu sẽ bị:

Bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cuộc gọi, tin nhắn và thông báo trên smartphone. Từ đó, việc liên lạc sẽ bị gián đoạn. Công việc lẫn nhiều khía cạnh trong cuộc sống cũng bị ảnh hưởng theo.

Nếu ngày nào bạn cũng tắt nguồn, chẳng hạn nhiều người có thói quen tắt nguồn trước khi đi ngủ và bật nguồn khi thức dậy, nút nguồn sẽ có khả năng cao bị hư hỏng. Đây là phím vật lý quan trọng trên thiết bị Nếu hư hỏng, chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với nhiều bất tiện.

Kết luận: Có nên tắt nguồn cho điện thoại nghỉ ngơi?

Dựa trên những phân tích ở trên, chúng ta có thể rút ra được những kết luận sau đây:

Bạn nên tắt nguồn điện thoại, nếu máy có dấu hiệu bị quá tải hoặc quá nóng. Đồng thời, trong trường hợp bạn không sử dụng máy trong thời gian dài, bạn cũng nên tắt nguồn cho máy.

Tắt nguồn điện thoại thường xuyên có bị gì không? Câu trả lời dành cho bạn là Có. Đó chính là những tác động đến phím Nguồn trên thiết bị. Dù tác động này không quá rõ ràng. Nhưng vẫn có thể làm tăng nguy cơ hư hỏng của nút Nguồn trên máy.

=> Trong trường hợp bạn chỉ muốn điện thoại được nghỉ ngơi trong thời gian ngắn, bạn không cần phải tắt nguồn thiết bị. Thay vào đó, bạn có thể kích hoạt chế độ máy bay. Bởi đây là chế độ sẽ ngắt mọi kết nối trên dế yêu, vừa giúp tiết kiệm pin, vừa giúp bạn không bị người khác làm phiền.

Như vậy, đáp án cho thắc mắc có nên tắt nguồn điện thoại khi không sử dụng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu bạn không sử dụng máy trong thời gian dài, bạn nên tắt nguồn máy. Ngược lại, nếu bạn chỉ không cần đến máy trong thời gian ngắn, bạn không nên thực hiện thao tác này.

Xem thêm: Điện thoại không tìm thấy tai nghe Bluetooth

Hy vọng những thông tin từ Key thủ thuật sẽ hữu ích với bạn!

Bạn thường hay sử dụng những ứng dụng dọn dẹp như CCleaner và phần mềm diệt Virus, hay có thói quen tắt các ứng dụng khi không dùng trên smartphone Android. Nhưng điều này lại không giúp thiết bị chạy nhanh hơn như chúng ta vẫn hay lầm tưởng. Hãy tìm hiểu nguyên nhân cùng chúng tôi nhé!

Những thói quen vô tình đã khiến điện thoại Android của bạn chạy chậm và đơ

Bạn thường tắt những ứng dụng khi không dùng

Rất nhiều người có thói quen đóng các ứng dụng bằng tay khi không sử dụng [mở đa nhiệm và gạt tắt các ứng dụng đã mở]. Thao tác này sẽ gây nên hậu quả là những ứng dụng đang chạy hoặc đã rơi vào ngủ đông bị bạn tắt đi sẽ “âm thầm” khởi động lại và tiêu tốn tài nguyên. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên bỏ thói quen gạt tắt hết ứng dụng thường xuyên đi, thay vào đó chúng ta chỉ đóng một ứng dụng khi nó bị đơ và không phản hồi.

Chúng ta thường có thói quen tắt các ứng dụng đang mở

Sử dụng những ứng dụng dọn dẹp trên smartphone Android

Những ứng dụng “dọn dẹp”, làm trống bộ nhớ RAM, đóng các ứng dụng chạy ngầm như CCleaner được rất nhiều người dùng điện thoại Android tin tưởng. Tuy nhiên thực tế thì theo cơ chế hoạt động của Android, sau khi bạn tắt đi các ứng dụng chạy ngầm thì rất nhiều ứng dụng sẽ tự khởi động lại. Việc khởi động lại làm tốn tài nguyên hệ thống, dẫn đến máy chạy chậm hơn so với việc bạn cứ để chạy ngầm như vậy

Những ứng dụng này không hề khiến smartphone Android của bạn chạy nhanh hơn

Hơn nữa, các bản Android mới đều tự đưa những ứng dụng vào trạng thái “ngủ đông” để sẵn sàng chạy lại bất cứ lúc nào. Do đó việc dùng Ccleaner quét toàn bộ ứng dụng chạy ngầm để cho RAM trống là một điều hoàn toàn không cần thiết.

Không bao giờ khởi động lại thiết bị Android của mình

Chắc hẳn trong chúng ta có rất nhiều người không bao giờ khởi động lại điện thoại trong thời gian sử dụng đúng không nào ? Những chính vì thế mà cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đơ, chậm. Bạn cũng nên tạo cho mình thói quen thỉnh thoảng khởi động lại máy để giải phóng các ứng dụng thừa và làm mới lại máy. Bên cạnh đó, nếu có thể bạn cho máy “nghỉ ngơi” giúp máy chạy ổn định và tuổi thọ dài hơn nhé.

Hãy khởi động lại smartphone Android để chúng được nghỉ ngơi

Sạc pin không đúng cách

Có lẽ đây là thói quen và cũng chính là sai lầm mà nhiều người dùng rơi vào, sự thực thì việc dùng cạn pin rồi sạc đầy đến 100% không mang lại lợi ích gì cho viên pin mà còn gây hại khi máy bạn bị tắt nguồn đột ngột nữa. Hầu hết những sản phẩm Smartphone hiện nay đều được trang bị pin Li-ion hiện đại với ưu điểm là không bị ảnh hưởng bởi thời điểm sạc.

Sạc pin không đúng cách sẽ gây hại cho smartphone Android của bạn

Cài phần mềm diệt Virus

Với một chiếc máy tính thì bạn nên cài phần mềm diệt virus, nhưng điện thoại Android thì không. Bởi vì máy Android rất hiếm khi nhiễm virus, các ứng dụng diệt virus không những không hiệu quả mà nó còn luôn chạy ngầm, chiếm một phần lớn RAM và làm máy chậm đi.

Những phần mềm diệt virus không cần thiết

Ngay cả khi bạn đang lướt web và gặp những dòng cảnh báo “Điện thoại Android của bạn đã bị nhiễm virus” thì bạn cũng đừng lo, vì đó chỉ là quảng cáo để bạn tải một ứng dụng rác nào đó thôi. Tóm lại bạn không cần phải cài ứng dụng diệt virus trên điện thoại làm gì, đơn giản là không nên cài ứng dụng không rõ nguồn gốc và không vào các trang web độc hại là ổn.

Video liên quan

Chủ Đề