Cách chữa vặn đẹn cho trẻ sơ sinh

Đua nhau tẩy lông đẹn cho trẻ

Trẻ sơ sinh thường có triệu chứng vặn mình và đỏ mặt sau khi chào đời  khiến rất nhiều bà mẹ lo lắng. Nhiều mẹ đã áp dụng những phương pháp dân gian như ném dây thừng buộc trâu vào gầm giường, đốt dây thừng trong nồi than đang cháy, mua ốc gai biển tắm cho con hay truy lùng nhiều loại lá nấu nước để tắm cho bé hết “ngứa”… với hi vọng con có thể ngủ yên và không vặn mình nữa.

Thời gian gần đây trên mạng xã hội facebook lan truyền và chia sẻ rất nhiều thông tin liên quan tới trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, rướn và quấy khóc do có lông tơ [lông đẹn] dài chùm hết lên thân thể khiến bé khó chịu. Những chia sẻ trên đã nhanh chóng được các mẹ truyền tai nhau phương pháp cạo lông tơ cho trẻ giúp bé ngủ ngoan như dùng lá trầu không sát lên người hay dùng lòng trắng trứng gà với nước cốt chanh, thoa khắp người để đánh lông đẹn cho bé sơ sinh. 

 “Các mẹ lấy lòng trắng trứng hòa với nước cốt chanh sau đó thoa khắp người bé. Sau đó dùng bột mì xoa tiếp để đánh tẩy lông đẹn cho bé sơ sinh giúp bé không bị vặn trở mình nữa”. Mặc dù không được kiểm chứng, không có căn cứ khoa học nhưng thông tin này ngay lập tức được các mẹ bỉm sữa đua nhau chia sẻ cách làm này tràn ngập facebook và trong các nhóm, hội nuôi con.

Thậm chí có người coi nó như cứu cánh trong việc nuôi con của mình. “Trời ạ giá như biết cách chữa vặn mình này cho con lúc trong cữ có phải tốt không. Lông đẹn của trẻ sơ sinh ẩn sâu dưới da nên con ngứa ngáy khó chịu, bé thì sao biết gãi nên chỉ biết vặn như sâu đo ấy. Con vặn nhiều nó trớ, nó ngủ không ngon. Tiếc là mình biết bí quyết này muộn quá, share cho các mẹ và lưu lại để áp dụng cho đứa sau vậy” - một bà mẹ trẻ viết.

Tuy nhiên, bên cạnh những lượt chia sẻ và coi đó như là một bí quyết bỏ túi cho mình, thì cũng có rất nhiều mẹ cảm thấy e ngại và nghi ngờ về độ xác thực cũng như căn cứ khoa học của phương pháp này. “Lòng trắng trứng và cả bột mỳ khác gì kiểu trộn xi măng rồi chà lên da trẻ, như vậy da trẻ sẽ bị lột hết lên chứ chẳng phải lông đẹn nữa. Hơn nữa, da trẻ mỏng manh như vậy mà dùng chanh để chà lên thì con chịu làm sao được”, một bà mẹ chia sẻ. 

Nghiêm trọng hơn, một bà mẹ khác thì cảnh báo: “Các mẹ đừng trị lông đẹn theo cách mọi người chia sẻ nữa. Em không tìm hiểu kỹ đã làm luôn cho con. Mọi khi đặt lưng con xuống giường thì lông ngứa nên con giãy, em làm xong đặt con xuống không thấy con giãy nữa nên nghĩ là tốt nhưng đến giờ lưng con đau rát, con còn khóc nữa, các mẹ đừng làm nữa nhé!”.

Chỉ là cách làm phản khoa học

Bàn về tác dụng của phương pháp chữa vặn mình mà không ít người coi là “thần thánh” này, Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Thị Thu Hà - Phó Trưởng khoa hồi sức cấp cứu sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định: “Việc dùng lòng trắng trứng và nước chanh như vậy có thể sẽ gây tổn thương đến trẻ. Bởi da của trẻ nhỏ khá nhạy cảm, khi tác động như vậy nó có thể  gây các vết bầm tím, nhiễm trùng trên da cho trẻ”.

Hơn nữa, theo bác sĩ, “lông đẹn” là lớp lông nhỏ, mỏng, mọc trên da của trẻ, được hình thành ngay từ trong thai kỳ. Lớp lông này thực chất không gây ngứa, trừ trường hợp lỗ chân lông bị viêm. Cho nên không thể nói nhờ được tẩy hết lớp lông đẹn mà trẻ hết vặt mình.

Vặn mình là một biểu hiện không phải bất thường ở trẻ, vặn mình đối với những trẻ từ 1-2 tháng, hoặc dưới 2 tháng tuổi thì đó là một giai đoạn phát triển bình thường, thời gian có thể kéo dài từ 1- 2 tuần hoặc 2-3 tuần. Vặn mình có thể xuất hiện ở một số trẻ nhỏ, có trẻ có, có trẻ không và việc đó cũng không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. 

“Các bà mẹ nên yên tâm, nếu trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, vẫn tăng cân theo chu trình bình thường và trẻ vẫn tiêu hóa được thì không có vấn đề gì cả và trẻ sẽ tự hết. Trừ khi trẻ bị vặn mình nhiều dẫn đến tình trạng nôn trớ, hoặc trẻ khó ngủ, quấy khóc, hoặc kèm theo những triệu chứng khác như khó ngủ, vã mồ hôi, ngủ ít hơn, ăn ít hơn và trớ thì lúc đó mới nhận thấy những biểu hiện ở trẻ còi xương sớm, nên đưa trẻ đi khám.

Do đó, việc tẩy lông cho trẻ sơ sinh là điều không cần thiết, bên cạnh đó thói quen tắm cho trẻ hoặc đắp rốn bằng những loại lá cây, thuốc nam, thuốc đông y,… không rõ nguồn gốc có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của các bé” - bác sĩ Hà nhấn mạnh.

Mạng xã hội ngày càng phát triển, đây cũng là diễn đàn để các mẹ chia sẻ kinh nghiệm nuôi con tiện lợi nhất và dễ dàng cập nhật những thông tin liên quan đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải chia sẻ nào các mẹ cũng có thể làm theo được bởi vậy mỗi người hãy là một bà mẹ thông thái và biết lựa chọn thông tin bổ ích, khoa học để áp dụng cho con em mình.

Hoa Nguyễn

Hói:

Con tôi sinh được 20 ngày, gần đây bé hay vặn mình trong lúc ngủ, hay lúc không ngủ bé cũng vặn mình [mỗi khi vặn mình mặt bé đỏ cả người] và bé không chịu ngủ trong khoảng thời gian từ 2 giờ  đến 4 giờ sáng.  Những biểu hiện như thế của con tôi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không ? Biểu hiện trên thuộc bệnh lý gì ? Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên và chỉ dẫn cho tôi hướng khắc phục hay đi khám ở phòng mạch nào. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ để bé có giấc ngủ ngon và không vặn mình trong lúc ngủ. [Lê Tấn Tài]

Trả lời: 

Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 2 tháng tuổi. Biểu hiện  vặn người, đỏ mặt của trẻ thường kéo dài trong vòng vài phút và tự hết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vặn mình sinh lý như: Chỗ ngủ của trẻ quá sáng hoặc xung quanh có nhiều tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ; do trẻ được cho bú quá no hoặc trẻ đang đói; trẻ đi tiểu hoặc đại tiện trẻ sơ sinh nên vặn mình để rặn chất thải ra ngoài cơ thể; tã trẻ bị ướt hoặc mẹ quấn khăn quá chặt khiến trẻ khó chịu.

Ngoài ra, trẻ vặn mình đỏ mặt nhưng vẫn bú tốt, không nôn trớ,  không khóc khó chịu, lên cân tốt thì cha mẹ không cần lo lắng.

Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình kèm theo các biểu hiện như: ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc đêm… luôn có mối quan hệ mật thiết với việc trẻ bị thiếu canxi, thường gặp hơn ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Trẻ có biểu hiện dễ kích thích với tiếng động, hiếm hơn  có khò khè, hoặc nôn ói. Trẻ còi, chậm lên cân.

Nếu vặn mình đỏ mặt do trào ngược  dạ dày thực quản, trẻ sẽ có triệu chứng hay nôn trớ, khó chịu và quấy nhiều ban đêm, có thể có khò khè hoặc viêm phổi tái đi tái lại.

Nói tóm lại, nếu con bạn vẫn khỏe, vẫn lên cân tốt, thì triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là sinh lý bình thường, sẽ tự hết khi bé được 2 – 3 tháng tuổi.

Còn tình trạng con bạn không ngủ vào lúc 2 -4 giờ sáng là do bé chưa phận biệt được ngày đêm,  do đó cha mẹ nên điều chỉnh giấc ngủ cho bé. Bất kể bé đã buồn ngủ hay chưa, đến một giờ cố định ban đêm, sau cho bé bú no, bạn đặt bé vào chỗ ngủ quen thuộc. Việc lặp đi lặp lại hành động chuẩn bị trước khi đi ngủ quen thuộc này sẽ giúp bé dần hình thành thói quen ngủ đúng giờ giấc. Thêm vào đó, bạn cũng cần giúp bé phân biệt ngày đêm: Vào ban ngày, hãy giữ cho con tỉnh táo bằng cách mở rèm cửa, chơi đùa cùng bé, những âm thanh quá lớn. Trẻ sơ sinh vẫn cần ngủ các giấc ngắn trong ngày, mẹ đừng giữ cho bé thức sẽ làm bé căng thẳng và phát cáu. Trong khi đó, ban đêm mẹ cho bé bú no, thay tã, tắt bớt đèn và giữ yên lặng để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có giấc ngủ ngắn, thường 3 đến 4 tiếng sau cữ bú, do vậy ba mẹ có thể điều chỉnh lại giờ đi ngủ cho bé để việc chăm con không còn vất vả nữa.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Sự việc bắt đầu từ những dòng chia sẻ trên facebook với nội dung: “Lông đẹn ẩn sâu dưới da nên con ngứa ngày khó chịu, bé thì làm sao biết gãi chỉ viết vặn mình như sâu đo ấy. Các mẹ lấy lòng trắng trứng gà với nước cốt chanh thoa khắp người để đánh lông đẹn cho bé. Đánh đến đâu lông đẹn trồi lên cứng ngắc luôn. Xong lấy bột mỳ xoa để lấy đi lông đẹn nha. Đánh bằng lòng bàn tay để con không bị rát…”.

Facebooker này còn tư vấn thêm: “Bảo sao con ngủ không yên, 5 phút vặn mình một lần, đang ngủ ngon mà vặn là trẻ dậy, mà mới ti no xong vặn mình là trớ. Tiếc là mình biết bí quyết này muộn quá, áp dụng cho đứa sau vậy. Chúc các mẹ thành công…”.

Tẩy lông đẹn cho trẻ đang lan truyền khắp mạng xã hội. Ảnh: Internet.

Ngay lập tức, các mẹ bỉm sữa đua nhau chia sẻ cách làm này tràn ngập facebook và trong các nhóm, hội nuôi con. Nhiều mẹ tỏ ra hào hứng cho biết đang và sẽ tiến hành tẩy lông đẹn cho con. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi, một số bà mẹ tỏ ra hối hận vì đã mù quáng tin theo và lo sợ tình trạng của con ngày càng tồi tệ.

Nickname O.V chia sẻ: “Mình đã từng làm và thấy rất hối hận vì đã áp dụng phương pháp này. Khi cho bột mỳ vào lông đẹn sẽ vón lại thành từng cục nhỏ và các mẹ sẽ phải vặt như… vặt lông gà mới bật được đám lông đó ra. Khi nhổ bé bị đau, mình biết vì con khóc mỗi khi mình nhổ, mà da con bị đỏ lên nữa. Mình cũng thử trực tiếp lên tay mình và thấy khá đau. Các bạn cũng biết trẻ sơ sinh thì không thể ở trần lâu được, phải mất ba bốn hôm mới nhổ hết được lông đẹn cho con. Bạn thử tưởng tượng để bé ngủ với đám lông rặm rặm như thế đi, còn khó chịu hơn gấp trăm nghìn lần những cái lông đẹn bình thường. Con mình quấy khóc mất một tuần, sau khi mình nhổ được hết chỗ lông đẹn đó. Chia sẻ từ kinh nghiệm của bản thân, một bà mẹ đã phải khóc vì trót dại nghe theo lời khuyên của người khác…”.

Ảnh: Internet

Một mẹ khác thì cảnh báo: “Các mẹ đừng trị lông đẹn theo cách mọi người chia sẻ nữa. Em không tìm hiểu kỹ đã làm luôn cho con. Mọi khi đặt lưng con xuống giường thì lông ngứa nên con giãy, em làm xong đặt con xuống không thấy con giãy nữa nên nghĩ là tốt nhưng đến giờ lưng con đau rát, con còn khóc nữa. Các mẹ đừng làm nữa nhé!”.

Trẻ nhỏ vặn mình là chuyện bình thường!

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe&Đời sống, Nhà giáo nhân dân.GS.TS Phạm Nhật An, Giảng viên cao cấp Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Hà Nội, Nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Nguyên Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết: “Tẩy lông đẹn cho trẻ là cách làm theo kiểu truyền miệng, không có cơ sở thực tiễn về mặt khoa học. Trong giới chuyên môn nhi khoa không có bệnh nào là bệnh “lông đẹn””.

“Việc tẩy lông đẹn như mọi người nói bằng lòng trắng trứng gà trộn với nước cốt chanh sẽ không tốt cho trẻ. Trứng gà sống dùng cho trẻ sơ sinh không đảm bảo an toàn, thậm chí rất có thể trứng gà sống có thể mang mầm bệnh của cúm gia cầm. Đó là chưa kể đến nước chanh dễ gây hại cho da em bé vì trong nước cốt chanh chứa nhiều axit không tốt cho làn da non nớt của trẻ”- GS. An nhấn mạnh.

GS.TS Phạm Nhật An

Sau khi xem những hình ảnh của các mẹ chia sẻ trên mạng xã hội về lông đẹn ở trẻ sơ sinh, GS. An cho rằng: “Đó có thể là hiện tượng sẩn ngứa da ở trẻ, có thể do dị ứng hoặc trẻ bị một chứng viêm da nào đó như viêm chân lông chẳng hạn. Do vậy, nhất thiết cần đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị, không nên làm theo mách bảo, truyền miệng vô căn cứ”.

Giải thích việc có mối liên quan nào không giữa hiện tượng rướn mình, vặn mình ở trẻ sơ sinh đến “lông đẹn” như các mẹ mô tả, GS. An cho biết: “Rướn mình, vặn mình ở trẻ sơ sinh là chuyện hết sức bình thường, chỉ khi nào trẻ có kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: ăn kém, ngủ không được, sút cân, tiêu chảy, rụng tóc… thì cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám điều trị kịp thời”.

“Cũng giống như người lớn đôi khi cần vươn vai, thì với trẻ nhỏ vặn mình, rướn mình không có gì đáng lo ngại”- GS. An khuyến cáo.


Video liên quan

Chủ Đề