Cách chăm sóc và xử lý khi trẻ bị sốt

11/12/2018

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng trên mức bình thường [≥ 37.5°C]

1.Thế nào là sốt?

  • Nhiệt độ cơ thể bình thường: 36 oC – 37,4 o
  • Sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng trên mức bình thường [≥ 37.5°C].
  • Phân loại sốt:

+      Sốt nhẹ: 37,5oC – 38oC

+      Sốt vừa: > 38oC – 39oC

+      Sốt cao: > 39oC – 40 oC

+      Sốt rất cao: > 40 oC

2.Nguyên nhân gây sốt là gì?

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virut tại các cơ quan như hệ hô hấp, tiêu hóa, sinh dục – tiết niệu..
  • Nhiễm kí sinh trùng.
  • Các bệnh lý tự miễn
  • Các bệnh lý ác tính.

3.Cách xác định trẻ có bị sốt hay không?

  • Dụng cụ đo: Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế thủy ngân             Nhiệt kế điện tử đo ở trán                    Nhiệt kế điện tử đo ở tai

  • Đo nhiệt độ cho trẻ tại các vị trí: tai, trán, miệng, nách, hậu môn.
  • Mức chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí: Nhiệt độ đo được ở nách thấp hơn nhiệt độ ở miệng và hậu môn khoảng 0,3 à 0,5o Vì vậy, khi nhiệt độ ở nách > 37,2oC thì coi đó là sốt.

4.Xử trí khi trẻ sốt:

  • Để trẻ nằm phòng thoáng, tránh gió lùa, hạn chế số lượng người xung quanh
  • Nới bớt quần áo cho trẻ
  • Chườm ấm hạ sốt

          Dụng cụ:

  • 5 khăn nhỏ: có khả năng thấm nước tốt.
  • Nhiệt kế
  • Pha chậu nước ấm: Cho nước lạnh vào trong chậu, sau đó cho nước nóng vào với lượng khoảng ½ nước lạnh. Có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước cảm giác ấm giống như nước tắm em bé là được.

          Thực hiện:

  • Vệ sinh tay
  • Để trẻ nằm ngửa trên giường.
  • Cởi bỏ bớt/ nới rộng quần áo của trẻ.
  • Dùng khăn nhúng vào chậu nước, vắt ráo nước và lau toàn thân cho trẻ, chủ yếu tại các vị trí: trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân. Có thể đặt khăn trên trán, 2 bên hõm nách và 2 bên bẹn của trẻ.
  • Khi khăn bớt ấm, nhúng lại vào chậu nước, vắt ráo nước và lặp lại hành động như trên cho đến khi nhiệt độ giảm. Tuyệt đối không chườm cho trẻ bằng nước lạnh. Vì khi chườm lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, lỗ chân lông cũng co lại làm cho nhiệt không thoát ra ngoài được và trẻ sẽ càng sốt cao hơn.
  • Khi nước ở trong chậu hết ấm thì thay chậu nước khác hoặc cho thêm nước nóng, kiểm tra lại nhiệt độ của nước và lau người tiếp cho trẻ.
  • Đo lại thân nhiệt của trẻ sau mỗi 15 – 30 phút chườm để kiểm tra sự thay đổi của nhiệt độ. Dừng chườm cho trẻ khi nhiệt độ < 37,5°C
  • Lau khô người và mặc lại quần áo mỏng cho trẻ

Lưu ý: Khi chườm cho trẻ động tác phải nhẹ nhàng, tránh chà sát làm tổn thương da, gây đau rát, mẩn đỏ.

  • Sử dụng thuốc hạ sốt:
  • Sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ở nách ≥ 38°C, tốt nhất là dùng Paracetamol với liều từ 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần cách 4 – 6h theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước

5.Dự phòng sốt cao co giật:

  • Theo dõi tình trạng sốt, chườm ấm hạ sốt kịp thời và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật thì cần sử dụng các thuốc dự phòng co giật theo chỉ định của bác sĩ đã hướng dẫn.
  • Đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa Nhi khám để tìm nguyên nhân sốt và điều trị bệnh.

ThS. ĐD Nguyễn Thị Thu Hằng – Phòng Điều dưỡng

Bao gồm:

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên cơi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt. Một số phụ huynh mắc sai lầm khi thấy con mình vừa sốt vừa run, sợ con bị lạnh nên quấn nhiều quần áo, đắp nhiều chăn mền làm trẻ càng sốt cao và có thể làm trẻ bị co giật mà dân gian gọi là “làm kinh”.

Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường lầm trẻ mất nước, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt trên 38,5oC, thuốc được chọn lựa là Paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô,… vì đây là thuốc hạ sốt dễ sử dụng, hiểu quả hạ sốt nhanh, thường sẽ có tác dụng hạ sốt 30 phút sau khi sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ, uống đúng liều theo chỉ định là 10 mg – 15 mg/kg/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều đối đa không quá 60 mg/kg/24 giờ.

Cha mẹ cần chú ý trẻ em trong nhóm tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi khi sốt quá cao có thể bị co giật, phụ huynh cần hạ sốt tích cực cho trẻ.

Lau mát cho trẻ bằng nước ấm, hất là trẻ có tiền căn co giật do sốt cao.

Cởi hết quần áo trẻ, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, đặt 2 bên nách và 2 bên háng trẻ, chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người trẻ. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu làm trẻ mát. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường [37,0oC]. Thông thường nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút.

Nếu trẻ khóc và phản đối việc đắp khăn ấm, cha mẹ có thể đặt trẻ ngồi vào thau nước ấm cho trẻ cảm thấy thoải mái, rồi dùng khăn lau vùng bẹn, vừng nách và khắp người.

TRƯỜNG HỢP TRẺ SỐT CAO NÊN NHẬP VIỆN NGAY

Sốt là một phản xạ tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Trẻ bị sốt thường có thể chăm sóc tại nhà tuy nhiên trong trường hợp trẻ sốt cao từ trên 39 độ thì phải làm sao? Khi nào nên đưa bé…

CHĂM SÓC VÀ XỬ TRÍ ĐÚNG CÁCH TRẺ SỐT CAO GÂY CO GIẬT

  • Đặt trẻ nằm nghiêng sang phải để đờm nhớt dễ chảy ra ngoài, không gây tắc đường thở khi trẻ đang co giật.
  • Dùng vật mềm đặt giữa 2 hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi.
  • Cởi bó bớt quần áo trẻ khi trẻ đang sốt, dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên người trẻ vùng nách và bẹn nhiều lần để hạ nhiệt, đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn nếu có thể.
  • Khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Khi trẻ đang co giật tuyệt đối tránh việc ôm chặt trẻ để ngăn co giật, không được dùng vật cứng để ngang miệng trẻ vì sẽ làm tổn thương vùng miệng trẻ, không được vắt chanh, nặn xả hoặc bỏ bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì có thể làm trẻ tắt thở rất nguy hiểm. 

NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỐT

  • Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt.
  • Không nên dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho trẻ.
  • Không nên pha rượu, cồn hoặc giấm vào nước để lau mát cho trẻ.
  • Tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt vì có thể gây tổn thương cho não của trẻ [hội chứng Reye].
  • Tránh tâm lý “sốt ruột” cần cho trẻ hạ sốt nhanh nên vừa cho trẻ uống hạ sốt vừa đặt hậu môn cùng lúc vì sẽ gây tình trạng quá liều.
  • Trường hợp trẻ đã dùng thuốc hạ sốt, lau mát tích cực,… mà trẻ vẫn không hạ sốt, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ điều trị thích hợp hơn.

Chắc hẳn bậc làm cha làm mẹ không thể giấu được sự lo lắng khi thấy con em mình bị ốm, sốt. Thực tế, hiện tượng này thường xảy ra với các em bé nhỏ tuổi, vì vậy, bạn không cần quá lo lắng. Để giúp tình trạng sức khỏe của con mau chóng cải thiện, bạn có thể tham khảo 3 cách chăm sóc khi bé bị sốt dưới đây.

1. Hiện tượng bé bị sốt

Hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ nhỏ, bởi vì các em có hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện. Đây là cơ hội để các loại vi khuẩn, virus xâm nhập, gây tổn thương cho sức khỏe. Trong tình huống này, các em bé thường bị sốt, đó là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước sự tấn công của những tác nhân lạ. Như vậy, bạn đừng nhầm lẫn sốt là một bệnh lý, chúng chỉ là triệu chứng, dấu hiệu.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị ốm, sốt

Khi bé bị sốt nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn so với bình thường, nếu bạn đo nhiệt độ ở nách thì chúng từ 37,5 độ C trở lên. Tùy từng trường hợp, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, trong đó bạn nên theo dõi sát sao nếu thân nhiệt của con cao hơn 38,5 độ C.

Nhìn chung, hiện tượng sốt xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó một số bệnh lý gây tình trạng trên đó là: viêm màng não, viêm não, sốt phát ban, viêm đường hô hấp,... Hiện tượng sốt cũng có thể xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm virus, 1 số virus có thể hay gặp gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng,…

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi virus, vi khuẩn tấn công

Ngoài ra, các bé có triệu chứng sốt cao là do tác dụng phụ sau khi đi tiêm phòng vắc xin hoặc con bị sốt do mọc răng. Tuy nhiên, tình trạng trên thường kết thúc sau khoảng 1 - 2 ngày. Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề trên.

2. Triệu chứng khi bé bị sốt

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đã quá quen thuộc với những triệu chứng khi bé bị sốt. Tuy nhiên, những người lần đầu chăm sóc trẻ nhỏ có lẽ chưa thực sự nắm được hết các dấu hiệu thường gặp. Vì vậy, chúng ta không nên bỏ qua tìm hiểu vấn đề này.

Bên cạnh việc thân nhiệt tăng cao, em bé thường tỏ ra khá mệt mỏi, uể oải và không chơi đùa như bình thường. Thay vào đó, con quấy khóc nhiều hơn, biếng ăn, ăn uống kém ngon miệng. Thông thường sau khi bị ốm, cha mẹ sẽ thấy con trẻ gầy đi trông thấy.

Trong khoảng thời gian bị sốt, da dẻ của bé trông khá nhợt nhạt, thậm chí nhiều em bị khó thở, nôn mửa liên tục,… Cha mẹ hãy theo dõi thật cẩn thận và cho bé đi kiểm tra sớm, tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra.

Bé thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, quấy khóc liên tục

3. Tầm quan trọng của việc hạ sốt cho bé

Nhiều người quan niệm rằng sốt chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể, cho nên họ muốn để cơn sốt tự qua đi. Tốt nhất, ngay khi phát hiện bé bị sốt, cha mẹ nên tìm cách hạ sốt cho con.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể của chúng ta sẽ hoạt động tốt nhất trong giới hạn thân nhiệt cho phép. Cụ thể, nếu nhiệt độ cơ thể trong khoảng 37 độ C thì bạn đang có tình trạng sức khỏe đảm bảo nhất. Để em bé sinh hoạt bình thường, chúng ta không thể bỏ qua việc hạ sốt cho con.

Không những vậy, khi trẻ nhỏ bị sốt, các em có nguy cơ đối mặt với những biểu hiện khá nghiêm trọng, ví dụ như: co giật, tay chân run hoặc là mất ý thức. Đây là hiện tượng cực kỳ nghiêm trọng, nếu không được xử lý đúng lúc, bé còn phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Sau khi nắm được những điều này, bạn nên nghiêm túc nghiên cứu các phương pháp giúp hạ sốt cho trẻ để bảo đảm sức khỏe ổn định nhất.

Khi phát hiện bé bị sốt, cha mẹ nên tìm cách hạ sốt cho con nhanh chóng, tránh những rủi ro xấu với sức khỏe

4. Những cách chăm sóc khi bé bị sốt

Như đã phân tích ở trên, nếu hiện tượng bé bị sốt không được quan tâm điều trị đúng cách, bệnh tình sẽ trở nên tồi tệ hơn, gây suy giảm sức khỏe của bé. Thông thường, cha mẹ có thể tự chăm sóc bé tại nhà, hãy tham khảo 3 bí quyết giúp bé mau chóng bình phục dưới đây nhé!

4.1. Bổ sung nhiều nước

Khi bị sốt, cơ thể của bé mất rất nhiều nước, vì vậy bạn nên quan tâm bổ sung đầy đủ nước để con mau chóng hồi phục sức khỏe. Cụ thể, nước ép, trà thảo mộc hoặc sản phẩm chứa chất điện giải cực kỳ thích hợp để sử dụng khi con trẻ bị ốm, sốt.

Trong khoảng thời gian này, khả năng ăn uống của con khá kém, các bậc phụ huynh nên nghiên cứu làm các món ăn loãng để bé dễ nuốt hơn. Trong đó, các loại cháo loãng, súp vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa giúp bé ăn uống ngon miệng hơn.

4.2. Mặc quần áo thoải mái

Một trong những kiến thức cơ bản bạn cần nắm được khi chăm sóc bé bị sốt đó là cho con mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Điều này góp phần hạ nhiệt độ cơ thể, giúp bé mau chóng hạ sốt.

Bạn nên cho con mặc trang phục thoải mái, rộng rãi

Tốt nhất, chúng ta không nên để các bé mặc quá ấm, quá nhiều quần áo, đây thực sự là quan niệm sai lầm. Thực tế, việc này khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị sốt cao hơn.

4.3. Sử dụng thuốc đủ liều lượng

Việc sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ khá nhạy cảm, nếu không biết cách dùng, thuốc sẽ không phát huy tối đa tác dụng mà có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Trước khi cho con uống thuốc, các bậc phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ để dùng liều lượng thuốc phù hợp nhất, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

Ngoài những bí quyết trên, bạn cũng nên dành thời gian để con được nghỉ ngơi thư giãn, tình trạng sốt sẽ được cải thiện nhanh chóng.

5. Những điều bạn cần lưu ý khi chăm sóc bé bị sốt

Lựa chọn thuốc cho bé là điều cực kỳ quan trọng, cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là dùng thuốc aspirin. Dược phẩm này không thực sự tốt cho việc điều trị tình trạng bé bị sốt.

Nếu như tình trạng của con không có dấu hiệu thuyên giảm, sốt cao trên 39 độ, sốt kéo dài hơn 72h, bé rơi vào trạng thái li bì, mê man và có dấu hiệu co giật, bạn hãy nhanh chóng cho trẻ tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Như vậy, chúng ta nên có những hiểu biết cơ bản để chăm sóc trẻ thật tốt, mau chóng bình phục. Hy vọng rằng 3 bí quyết kể trên sẽ là trợ thủ đắc lực giúp cha mẹ xử lý hiện tượng bé bị sốt nhanh chóng. Đối với những trường hợp bệnh nặng, bạn cần đưa con tới bác sĩ để điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề