Các thầy cô giáo và nhiều bậc phụ huynh của lớp ta đang rất lo buồn

2. Hướng dẫn soạn Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

Câu 1. Xây dựng hệ thống luận điểm

Một bạn dự định đưa vào bài viết của mình những luận điểm dưới đây;

a] Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt, làm vui lòng thầy cô, cha mẹ, xứng đáng là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

b] Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh của lớp ta đang rất lo buồn.

c] Thế mà một số bạn trong lớp còn tỏ ra chểnh mảng trong học tập.

d] Vậy thì ngay lúc này, các bạn ấy hãy chuyên cần học tập hơn.

e] Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.

Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác? Nếu có, thì theo em, bạn ấy cần phải điều chỉnh, sắp xếp lại như thế nào?

Gợi ý:

  • Những chỗ chưa chính xác trong hệ thống luận điểm trên:
    • Có những luận điểm không phục vụ cho nội dung chính cần bàn luận.
    • Thêm một số luận điểm: Vai trò của tri thức và con đường tích lũy tri thức, hiện tượng chưa chăm học và hiệu quả của nó, lợi ích của việc chăm chỉ, cố gắng học tập.
  • Hệ thống luận điểm đã được điều chỉnh, sắp xếp lại:
    • Thực trạng: Một số bạn trong lớp chểnh mảng việc học tập khiến thầy cô và các bậc phụ huynh buồn, lo lắng.
    • Nguyên nhân: Các bạn chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
    • Vai trò của tri thức và con đường tích lũy tri thức, lợi ích của việc chăm chỉ, cố gắng học tập.
    • Hậu quả nếu như không chăm chỉ học tập.
    • Đưa ra lời khuyên cho các bạn.

Câu 2. Trình bày luận điểm

Em phải giúp bạn trình bày luận điểm [e] thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết:

a] Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm [e]? Trong số đó, em thích câu nào nhất.

[1] Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.

[2] Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.

[3] Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.

Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác.

b] Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ?

[1] Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học - kĩ thuật và văn hóa - nghệ thuật ngày một nâng cao.

[2] Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng cần phải có tri thức.

[3] Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

[4] Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.

c] Bạn em muốn kết thúc đoặn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: "Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?". Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cảnh vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa?

d] Đoạn văn viết theo các trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?

Em có thể biến đổi đoạn văn ấy từ diễn dịch thành quy nạp [hoặc từ quy nạp thành diễn dịch] được không?

Gợi ý:

a] Câu dùng để giới thiệu

  • Các câu có thể dùng để giới thiệu luận điểm [e]: Câu 1 và 3
  • Câu em thích nhất: câu 3
  • Câu em nghĩ thêm: Có một điều các bạn cần hiểu rằng nếu bây giờ càng ham vui chơi không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống

b] Trình tự sắp xếp hợp lí:

  • Câu [1] nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học - kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.
  • Câu [2] xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.
  • Câu [3] muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.
  • Câu [4] là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục

c] Câu kết của bạn: Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?

  • Câu kết đoạn nên viết cho phù hợp với yêu cầu của bạn: Ngay từ bây giờ, các bạn hãy tích cực học tập, tự giác rèn luyện chăm chỉ vì tương lai của chính bản thân mình.

d] Kiểu trình bày của đoạn văn này là quy nạp. Bởi câu chủ đề ở cuối đoạn văn được đặt ở cuối. Có thể biến đổi kiểu trình bày của đoạn văn thành diễn dịch.

Câu 3. Hãy phát biểu [đọc] luận điểm mà em vừa chuẩn bị [viết] trước tổ [trước lớp]; sau đó, lắng nghe sự góp ý của các bạn và của thầy, cô giáo để rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân.

Gợi ý:

  • Các luận điểm sẽ trình bày:
    • Thực trạng một số bạn trong lớp chưa chăm chỉ học hành
    • Nguyên nhân các bạn lười học
    • Hậu quả của việc chưa chăm chỉ học hành
    • Đưa ra lời khuyên
  • Những ý kiến góp ý: Trình bày trôi chảy mạch lạc hơn, thoát li tài liệu, bổ sung thêm một số ý trong bài.
  • Những kinh nghiệm cần nhớ: Chuẩn bị bài đầy đủ, kĩ lưỡng, phát biểu trước lớp tự tin.
  • Dàn ý đã sửa:
    • Mở bài: Nêu vấn đề
    • Thân bài: Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp, lời khuyên
    • Kết bài: Đưa ra bài học cho bản thân

Câu 4. Theo trình tự luyện tập trên lớp, hãy viết ở nhà một đoạn văn để trình bày luận điểm "Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống".

Gợi ý:

  • Hệ thống luận điểm:
    • Vì sao sách có vai trò quan trọng như thế?
    • Sách đã đem đến cho ta những tri thức gì?
    • Bản thân đã thu nhận được những kiến thức gì từ sách?
  • Đoạn văn tham khảo:
    • Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đó là một phương tiện không gì thay thế được. Bởi vậy, đọc sách là công việc vô cùng bổ ích mà qua đó, con người có thể không ngừng làm giàu vốn tri thức của mình.

Để hiểu bài hơn, các em tham khảo bài giảng Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.

3. Hỏi đáp về bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Các câu trong đoạn không cùng hướng về một chủ đề. Câu thì đánh giá tốt tình hình học tập của lớp, câu thì đánh giá không tốt.

Đáp án cần chọn là: C

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

1. Cho đề bài: “Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp phải học tập chăm chỉ hơn”.

2. Lập dàn bài các luận điểm, luận cứ và dự kiến cách trình bày.

DÀN BÀI

a] Tổ quốc Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, hòa nhập vào nền kinh tế thị trường trên thế giới nên rất cần có những nhân tài.

b] Nhận thức được điều ấy, ở tất cả các trường trên đất nước ta có bao nhiêu là học sinh đang nỗ lực học tập, phân đấu vươn tới các đỉnh cao của khoa học kĩ thuật.

c] Muốn đạt được yêu cầu học giỏi, học cao thì điều đầu tiên là phải chăm chỉ, cần cù như “kiến tha lâu đầy tổ”.

d] Tuy thế, có một số bạn lại lơ là học tập và chỉ ham mê các trò chơi như bi-da, trò chơi điện tử... khiến kết quả học tập ngày càng sút giảm, làm nhà trường và gia đình rất lo ngại.

đ] Các bạn nên suy nghĩ kĩ về nhiệm vụ và tương lai của mình mà lo học hành siêng năng hơn. Đó cũng là cách các bạn đền ơn cha mẹ và các thầy giáo, cô giáo. Nếu chăm chỉ học hành, nhất định các bạn sẽ tiến bộ hơn và lúc đó các bạn sẽ có một niềm vui chân chính.

II. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

1. Xây dựng hệ thống luận điểm

- Một bạn đưa vào bài viết của mình năm luận điểm.

- Nhận xét: Hệ thống luận điểm này chưa chính xác vì chúng chưa được sắp xếp theo một trình tự hợp lí nên rời rạc, không gắn kết với nhau.

Cần sửa lại như sau:

a] Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt làm vui lòng thầy cô, cha mẹ, xứng đáng là tấm gương tốt để mọi người noi theo.

b] Thế mà một số bạn khác lại tỏ ra chểnh mảng học hành.

c] Các thầy giáo và nhiều bậc phụ huynh rất lo buồn.

d] Các bạn ấy chưa thấy rằng, người nào bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống.

e] Vậy thì ngay từ bây giờ, các bạn hãy chuyên cần học tập hơn.

2. Trình bày luận điểm

Em phải giúp bạn trình bày luận điểm [e] thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết:

a] Trong các câu đó, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm [e]?

Trả lời:

- Cả ba câu đều có thể dùng để giới thiệu luận điểm nhưng cần bỏ đi các từ “Tuy nhiên, Do đó, Nhưng” ở đầu mỗi câu đó đi vì ở đây chúng không thích hợp với yêu cầu chuyển đoạn, không giúp cho luận điểm này [e] gắn kết với các luận điểm trên.

- Có thể nghĩ thêm vài câu giới thiệu luận điểm [e] theo cách khác:

Nếu các bạn chịu khó suy nghĩ về tương lai, cấc bạn sẽ thấy ngay là nếu bây giờ chỉ ham vui chơi thì sau này sẽ vô cùng hối tiếc và không thể có niềm vui trong cuộc sống.

Đời người, ai cũng chỉ có một lần có những năm tháng tuổi trẻ được đi học, được ngồi trên ghế nhà trường. Nếu các bạn chỉ ham chơi, để lãng phí những năm tháng ấy, không chịu học hành thì sau này sẽ vô cùng hối tiếc và không thể có niềm vui trong cuộc sống.

b] Nên sắp xếp các luận cứ dưới đây theo trình tự nào để trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ?

Trả lời:

Các luận cứ [1], [2], [3] và [4] được trình bày như trên là đã rành mạch, chặt chẽ, hợp lí vì luận cứ sau gắn kết với luận cứ trước và dẫn tới việc triển khai luận điểm sau.

c] Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng 1 câu hỏi như câu kết trong Hịch tướng sĩ. Theo em, nên viết sao cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài ra, còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa?

Trả lời:

Ta có thể viết theo cách kết thúc bằng một câu hỏi như sau:

Sau này, khi đã gắng công học tập và thành đạt trong cuộc đời, chẳng lẽ bạn còn lo không có được một niềm vui chân chính hay sao?

Có thể kết thúc đoạn văn ấy theo một cách khác:

Bạn ơi! Chúng ta chỉ có một con đường duy nhất để đi: bây giờ phải chăm chỉ học tập thì mai sau mới có thể đạt được ước mơ và có được niềm vui trong cuộc sống.

d] Đoạn văn viết theo cách trên đây là diễn dịch hay quy nạp?

Trả lời:

Đoạn văn trên được viết theo cách diễn dịch.

Em có thể biến đổi thành quy nạp được không?

Trả lời: Ta có thể biến đổi cách viết đoạn văn từ diễn dịch thành quy nạp bằng cách đặt câu chủ đề xuống cuối đoạn văn đồng thời phải sắp xếp các luận cứ sao cho hợp lí và luôn có sự gắn kết chặt chẽ.

3. Học sinh phát biểu luận điểm dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.

4. Viết một đoạn văn để trình bày luận điểm “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống”.

- Có thể viết đoạn văn như sau:

Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống.

Đúng vậy, việc đọc sách giúp ta hiểu về cuộc sống của nhiều lớp người trong xã hội, từ những người cực kì nghèo khổ cho đến những kẻ đầy quyền lực, giàu sang. Từ đó ta hiểu thế nào là sự bất công trong xã hội.

Đọc sách giúp ta hiểu về cuộc sống của con người trong quá khứ cũng như có thể đoán định được cuộc sống của con người trong tương lai.

Đọc sách giúp ta mở rộng được tầm nhìn, hiểu biết về nhiều dân tộc, về nhiều quốc gia khác nhau trên trái đất.

Đọc sách giúp ta hiểu biết về tầm lí người đời, về thế thái nhân tình, về cách đối nhân xử thế, về đạo lí ở đời.

Đọc sách còn giúp ta có thêm nhiều kinh nghiệm sống quý báu, biết tránh điều xấu, học điều hay, trở thành con người có ích cho xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề