Các nước phát triển về công nghệ

Trí tuệ nhân tạo - Những quốc gia hàng đầu và xu hướng nổi bật trên thế giới

20/05/2019 - 03:13 PM

Cỡ chữ

Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế [IDC] dự báo thị trýờng trí tuệ nhân tạo toàn cầu sđt giá trgần 58 tUSD sau 3 m nữa, tc đtăng trưởng hàng năm sẽ đạt hơn 50%.

Những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Năm 2018 được coi là năm bùng nổ của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Trong đó, các công nghệ thuật toán đã hiện diện trong nhiều lĩnh vực và bối cảnh khác nhau. Giám đốc điều hành của Microsoft tại Anh, Dave Coplin đã gọi trí tuệ nhân tạo là “công nghệ quan trọng nhất mà hiện nay, bất cứ ai trên hành tinh này đều đang sử dụng”. vậy, một số cường quốc lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức… đang cạnh tranh sít sao để trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này.


Mỹ được xếp hạng là quốc gia hàng đầu với nhiều công ty nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo nhất thế giới. Với hơn 1.000 công ty và 10 tỷ USD vốn đầu tư, Mỹ có khả năng trở thành siêu cường về trí tuệ nhân tạo. Các công ty như IBM, Microsoft, Google, Facebook và Amazon không chỉ xuất bản một số lượng lớn những nghiên cứu mà còn đầu tư mạnh vào phát triển trí tuệ nhân tạo.

Việc kết hợp giữa kiến thức khoa học vô biên và sức mạnh về kinh tế là yếu tố để đưa Mỹ lên đỉnh cao của trí tuệ nhân tạo. Trong những năm gần đây, những hãng công nghệ lớn như Apple, Facebook và Tesla đã đầu tư hàng tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo. Microsoft vẫn là công ty hàng đầu về nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm công nghệ có giá trị cao, Google và IBM cũng luôn khẳng định được tên tuổi của mình trong lĩnh vực này.

Xét về số lượng báo cáo nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đã công bố, Mỹ đứng thứ hai thế giới, xếp sau Trung Quốc. Trong giai đoạn năm 2011-2015, Mỹ đã xuất bản gần 25,5 nghìn bài báo về lĩnh vực này.

Tại châu Á, Trung Quốc là quốc gia thể hiện tham vọng cao về phát triển trí tuệ nhân tạo. Chính phủ Trung Quốc có nhiều biện pháp để thúc đẩy lĩnh vực này. Năm 2017, Quốc vụ Viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã công bố một kế hoạch, trong đó vạch ra mục tiêu trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, với tổng trị giá 150 tỷ USD vào năm 2030. Theo đánh giá của trường Đại học Công nghệ MIT- Mỹ, Trung Quốc đã xuất bản hầu hết các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này trong những năm gần đây. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2011-2015, Trung Quốc đã xuất bản hơn 41.000 bài báo nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, con số này gấp đôi Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc luôn chú trọng đầu tư phát triển công nghệ với ý định trở thành “trung tâm thế giới về trí tuệ nhân tạo”. Hiện, Trung Quốc đang sở hữu những công ty hàng đầu về trí tuệ nhân tạo như: Tencent, Alibaba, Baidu. Từ thương mại điện tử đến chế tạo xe tự lái hay công cụ tìm kiếm, trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò cơ bản trong thành công của quốc gia này. Trên thực tế, với lợi thế từ nguồn cung dữ liệu khổng lồ được tạo ra từ khoảng 750 triệu người dân sử dụng internet, việc Trung Quốc sẽ thống trị thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trong một tương lai gần là rất có khả năng.

Nhật Bản được xếp ở vị trí thứ 3 về các bài báo được công bố, với khoảng 11,7 nghìn bài. Trí tuệ nhân tạo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản. Khi mà nước này đang phải trải qua giai đoạn dân số già, lực lượng lao động giảm nên rất chú trọng đến phát triển trí tuệ nhân tạo nhằm phục vụ lao động cho con người. Hiện nay, khoảng 55% công việc ở Nhật Bản có thể được tự động hóa và trong vài năm tới, tỷ lệ này có thể lên đến 71% trong vài năm tới.

Với số lượng lớn nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, lực lượng lao động giảm và tiềm năng tự động hóa cao, Nhật Bản có khả năng tiếp tục duy trì ở top những quốc gia hàng đầu trong phát triển trí tuệ nhân tạo. Nhật Bản cũng đang có kế hoạch phát triển lâu dài khi đầu tư vào công nghệ này.

Tại châu Âu, Đức nổi tiếng với những bí quyết trong lĩnh vực công nghiệp và hiệu quả lao động cao. Theo báo cáo về Công nghệ châu Âu, Berlin hiện là trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu của khu vực châu Âu và Đức có nhiều khả năng trở thành quốc gia dẫn đầu về phát triển xe tự lái, robot và điện toán lượng tử. Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, Đức đã xuất bản gần 8 nghìn bài báo nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.

Thung lũng Cyber Valley của Đức đang thu hút nhiều sự quan tâm của quốc tế. Khu vực này được thành lập vào năm 2016 thông qua sự hợp tác giữa cộng đồng Max Planck, một trường đại học và các công ty lớn như: Porsche, Daimler, Bosch và cả Facebook. Bên cạnh đó, thung lũng Cyber còn nhận được sự hỗ trợ từ Amazon do công ty này có kế hoạch mở một phòng thí nghiệm tại đây. Thung lũng Cyber được xây dựng để trở thành trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Đức với hy vọng tạo ra những cơ hội hợp tác mới giữa các học giả và các doanh nghiệp chú trọng về trí tuệ nhân tạo.

Giống như Nhật Bản, Đức đang trải qua giai đoạn suy giảm dân số trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, Đức có tiềm năng về tự động hóa cao, chiếm 47,9%. Vì vậy, khả năng phát triển công nghiệp mạnh mẽ, sự kết hợp có giá trị cao giữa các công ty cùng hệ thống giáo dục tốt là những yếu tố giúp Đức trở thành một mảnh đất màu mỡ cho trí tuệ nhân tạo phát triển.

Một quốc gia khác ở châu Âu là Anh cũng nằm trong top đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo. Năm 2018 đánh dấu giai đoạn trí tuệ nhân tạo được áp dụng rộng rãi ở Anh với khoảng 30% số công việc ở quốc gia này có thể được thay thế bằng công nghệ.

Hãng công nghệ DeepMind của Anh được thành lập năm 2010, hiện nay hãng này đã trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo. DeepMind có 250 nhà nghiên cứu từ các nhà toán học đến các nhà thần kinh học đang làm việc tại đây.

Những xu hướng nổi bật

Sự bùng nổ các trợ lý “ảo”

Các hãng công nghệ trong năm 2018 vừa qua đã chứng kiến sự đua nhau về phát triển công cụ trợ lý “ảo”. Các thiết bị tích hợp trợ lý “ảo” và được điều hành thông qua giọng nói đã có một vị trí lớn trong xu hướng trí tuệ nhân tạo năm 2018.

Những thương hiệu đình đám như Apple, Samsung, Google, Microsoft hay thậm chí là Amazon - “ông hoàng” của ngành bán lẻ toàn cầu cũng gia nhập cuộc đua về công nghệ này. Amazon đang đẩy mạnh khả năng phát video trên các thiết bị của họ, trong khi Google và Apple đang cạnh tranh về chất lượng âm thanh và các tính năng khác tập trung vào người tiêu dùng. Các hãng này đều tập trung đầu tư nhiều về mặt ngoại hình, mỗi thương hiệu đều đưa ra những phiên bản có nhiều màu sắc, kích cỡ, tính năng và khả năng khác nhau.

Xu hướng phát triển của trí tuệ nhân tạo cho thấy, các hãng đang giúp cho trải nghiệm người dùng được nâng lên đáng kể. Google đã cho mọi thứ trở nên thú vị hơn với Google Duplex - là nền tảng cho phép Google Assistant thể gọi điện, trò chuyện với người thật hoàn hảo tới mức không thể hình dung là họ đang nói chuyện với máy. Hay những cải tiến của Siri cho thấy, Apple luôn chăm chút cho “công cụ” này khiến luôn được người dùng bất kỳ iDevice nào cũng cảm thấy ích. Hoặc những bản cập nhất mới nhất về Cortana, công cụ trợ lý ảo của Microsoft, một bước đột phá mới của hãng khi phát triển công cụ của mình phổ biến đến người dùng. Đây được xem là bước đột phá khi các hãng công nghệ phát triển các tính năng của mình dựa trên trí tuệ nhân tạo, đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Chiến lược trí tuệ nhân tạo cấp quốc gia

Năm 2018 cũng được coi là năm của chiến lược trí tuệ nhân tạo cấp quốc gia. Khoảng một năm trước, Trung Quốc đã công bố chi tiết về lộ trình ba bước thể hiện mục tiêu muốn trở thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vào năm 2030. Năm 2018, Bắc Kinh đã đưa ra một loạt những chương trình định hướng cho phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, trong đó bao gồm các sáng kiến và mục tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển [R&D], công nghiệp hóa, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động giáo dục và nâng cao kỹ năng, thiết lập và quy định các tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức và an ninh.

Không nằm ngoài cuộc đua với Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã thúc đẩy mạnh mẽ kế hoạch chiến lược về trí tuệ nhân tạo với Lầu Năm Góc, bên cạnh việc tuyên bố kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào các sáng kiến liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Ngoài Mỹ, các quốc gia châu Âu cũng đang đặt cược rất lớn vào các sáng kiến trí tuệ nhân tạo của họ. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra một chiến lược quốc gia cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trong năm 2018, với kế hoạch đầu tư hơn 1,5 tỷ euro [khoảng 1,7 tỷ USD] vào hoạt động nghiên cứu liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong 5 năm tới. Ngay cả Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất [UAE] và Hàn Quốc cũng đã công bố các sáng kiến lớn về trí tuệ nhân tạo.

thể thấy, chiến lược trí tuệ nhân tạo cấp quốc gia đang là một xu hướng nổi bật trong năm 2018trong tương lai nó vẫn sẽ được tập trung phát triểngia tăng.

Làn sóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại các doanh nghiệp

Theo giới quan sát, xu hướng lớn nhất trong năm 2018 là trí tuệ nhân tạo, Machine Learning [học máy] và công nghệ điện toán nhận thức tiếp tục tạo được sức hút mạnh mẽ đối với giới doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động và ngành công nghiệp khác nhau. Năm 2018 là năm mà chatbot trở nên phổ biến tại lĩnh vực dịch vụ chăm sóc khách hàng, trong khi những công nghệ tự quản lý thông tin tích hợp trí tuệ nhân tạo đã dần hoàn thiện hơn. Thêm vào đó, thị trường cũng chứng kiến ngày càng nhiều công ty phân tích dự đoán áp dụng Machine Learning và phụ thuộc nhiều hơn vào những nhận định do trí tuệ nhân tạo cung cấp. Nhiều công ty cũng đang nỗ lực đưa ra những bước tiến mới trong quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên, giúp doanh nghiệp có thể tìm hiểu rõ hơn các luồng dữ liệu phi cấu trúc của họ.

Hoạt động marketing có sử dụng hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo cũng là một trong những xu hướng nổi bật trong năm 2018, với khái niệm siêu cá nhân hóa được chú ý hơn khi các công ty nhận ra lợi ích của trí tuệ nhân tạo trong hoạt động này. Ngành bán lẻ cũng tham gia vào“làn sóng” trí tuệ nhân tạo với nhiều kế hoạch ra mắt hệ thống thương mại tích hợp trí tuệ nhân tạo. Nổi bật trong số đó là việc Amazon dự kiến triển khai hơn 3.000 cửa hàng Amazon Go trong vài năm tới. Dự báo, năm 2019 và các năm tiếp theo, các doanh nghiệp trên thế giới sẽ diễn ra các cuộc chạy đua mạnh mẽ trong việc áp dụng trí tuệ nhân tạo, bởi những tiện ích mà nó đem lại cho các doanh nghiệp là rất lớn.

Xe không người lái được đưa vào thử nghiệm

Năm 2018, chứng kiến sự nở rộ của các phương tiện xe không người lái [Autonomous] trong đó nổi bật là Waymo của Google, Tesla của Elon Musk và Uber. Waymo đã công bố dịch vụ xe không người lái dưới thương hiệu Waymo One; Uber thử nghiệm xe tự hành nhưng ở chế độ thủ công [có người điều khiển]; Tesla cũng là đầu tàu khi ứng dụng rất nhiều công nghệ hiện đại kèm theo trí tuệ nhân tạo và hãng đang tiến tới hoàn thiện những sản phẩm của mình để có thể trình làng với thị trường. Theo giới chuyên gia nhận định, những công nghệ trí tuệ nhân tạo 2018 mà các hãng xe phát triển thực sự có những điểm hết sức tích cực, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất xe không người lái phát triển./.

Trúc Linh


Về trang trước Gửi email In trang

Video liên quan

Chủ Đề