Kinh tế Triều Tiên đứng thứ máy trên the giới

Ngân hàng Hàn Quốc [BOK] hôm nay cho biết tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của Triều Tiên năm 2019 tăng 0,4% so với năm 2018, khi nền kinh tế sụt giảm lớn nhất trong 21 năm xuống - 4,1% do hạn hán và lệnh trừng phạt.

Triều Tiên chịu lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 do các chương trình phát triển đạn đạo và tên lửa hạt nhân. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tăng cường các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn trong những năm gần đây.

Người dân đeo khẩu trang phòng tránh nCoV trên đường phố thủ đô Bình Nhưỡng hôm 15/5. Ảnh: Reuters.

"Các biện pháp trừng phạt không gia tăng từ cuối năm 2017 và điều kiện thời tiết thuận lợi hơn giúp sản lượng ngành nông nghiệp được cải thiện", một quan chức BOK nói.

"Dù vậy, vẫn còn quá sớm để nói rằng kinh tế Triều Tiên đang trong giai đoạn phục hồi" vì khối lượng giao dịch thương mại của quốc gia này trong những năm gần đây chỉ bằng một nửa so với trước khi các lệnh trừng phạt quốc tế có hiệu lực. Nền kinh tế Triều Tiên tăng trưởng 3,9% năm 2016, nhanh nhất trong 17 năm, nhưng giảm mạnh vào hai năm tiếp theo.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un năm 2018 tuyên bố chuyển trọng tâm từ phát triển vũ khí hạt nhân sang kinh tế, trước khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh chưa từng có với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau ba lần, nhưng không đạt được thỏa thuận chung về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Ước tính về dữ liệu kinh tế Triều Tiên của BOK được coi là dữ liệu đáng tin cậy nhất vì Triều Tiên chưa từng công bố bất kỳ thống kê nào về kinh tế đất nước. Từ năm 1991, BOK đã sử dụng số liệu từ các cơ quan tình báo và dữ liệu của Bộ Thống nhất về mọi khía cạnh ở Triều Tiên, từ diện tích trồng lúa, dòng chảy qua đập tới giao thông gần biên giới để đưa ra dự tính.

BOK cho biết sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp chiếm khoảng 1/5 GDP Triều Tiên đã tăng 1,4% vào năm ngoái, trong khi sản xuất công nghiệp giảm 0,9%, sau khi giảm 12,3% năm 2018.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch thương mại của Triều Tiên tăng 14,1% năm 2019 do xuất khẩu các mặt hàng không chịu lệnh trừng phạt như giày dép, mũ nón và tóc giả tăng 43%.

Quan chức BOK cho hay thương mại Triều Tiên dự kiến sẽ xấu đi nhiều vào năm nay vì Covid-19 bùng phát ảnh hưởng tới giao thương với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, chiếm hơn 90% tổng giao dịch thương mại của Triều Tiên.

Tổng thu nhập quốc dân Triều Tiên tính theo đầu người ở mức 1.408 triệu won [1.184,79 USD] năm 2019, bằng 3,8% so với Hàn Quốc.

Trong những năm 1950, nền kinh tế tập trung của Triều Tiên duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 13,7% nhưng tập trung vào ngân sách quân sự sau Chiến tranh Triều Tiên, sự sụp đổ của Liên Xô và nạn đói giữa năm 1990 khiến hai triệu người chết, đã làm tê liệt nền kinh tế đất nước này.

Hồng Hạnh [Theo Reuters]

Triều Tiên là một trong những nền kinh tế bí ẩn nhất thế giới. Họ ngừng công bố các thống kê chi tiết từ thập niên 60. Bốn thập kỷ qua, báo cáo ngân sách quốc gia hàng năm của nước này chỉ tiết lộ vài con số về nguồn thu và chi tiêu. Từ đầu những năm 2000, Chính phủ Triều Tiên thậm chí bỏ hẳn số liệu chính xác về từng khoản, chỉ giữ lại phần trăm thay đổi của mỗi lĩnh vực qua từng năm.

Dù vậy, trên New York Times, khách du lịch và các nhà kinh tế học nghiên cứu về Triều Tiên đều nhận định bất chấp các lệnh trừng phạt cũng như quá trình cô lập kéo dài hàng thập kỷ, kinh tế nước này đang cho thấy các dấu hiệu trỗi dậy đáng ngạc nhiên. Kể từ khi nhà lãnh đạo Triều Tiên - Kim Jong-un lên nắm quyền cách đây 7 năm, các khu chợ đang ngày càng xuất hiện nhiều trên cả nước. Giới thương nhân và doanh nhân khởi nghiệp ngày càng tăng. Thủ đô Bình Nhưỡng đang chứng kiến một cơn sốt xây dựng. Còn đường phố giờ đã có đủ ôtô để dịch vụ rửa xe xuất hiện.

Ôtô đỗ tại một trạm xăng ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP

New York Times trích các số liệu ước tính cho thấy dưới thời lãnh đạo Kim Jong-un, kinh tế Triều Tiên tăng trưởng 1-5% mỗi năm. Năm 2016, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc ước tính GDP Triều Tiên tăng 3,9% - cao nhất từ đầu những năm 2000. Còn theo Cơ quan thống kê Hàn Quốc - Statistics Korea, GDP bình quân nước này năm đó ước tính đạt 1,46 triệu won [1.340 USD], tăng nhẹ so với một năm trước.

Năm 2013, lãnh đạo Triều Tiên từng tuyên bố theo đuổi chính sách byungjin - phát triển đồng thời cả kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, đến năm 2018, ông cho biết mục tiêu này đã hoàn thành và chiến lược mới của họ là tập trung toàn bộ nỗ lực xây dựng kinh tế.

Số chợ được chính phủ cho phép hoạt động tại Triều Tiên hiện đã lên hơn 400, gấp đôi so với cách đây gần 10 năm. Theo Viện nghiên cứu Thống nhất Triều Tiên tại Seoul [Hàn Quốc], khoảng 1,1 triệu người Triều Tiên hiện làm việc cho các thương nhân tại những khu chợ này. Ít nhất 40% dân số Triều Tiên tham gia vào hoạt động kinh tế tư nhân.

Chuyện kinh doanh ở Triều Tiên.

Khách du lịch đến Bình Nhưỡng cũng cho biết một cuộc cách mạng tiêu dùng thực sự đang nảy sinh tại đây. "Cạnh tranh ở khắp mọi nơi, từ các hãng du lịch, công ty taxi đến nhà hàng", Rüdiger Frank - nhà kinh tế học tại Đại học Vienna cho biết.

Dịch vụ điện thoại di động ra mắt tại đây năm 2008 hiện đã có hơn 3 triệu thuê bao. Tại một số cửa hàng và chợ trời trên hè phố Bình Nhưỡng, Coca-Cola cũng đã được bày bán. Smartphone thương hiệu Pyongyang [Bình Nhưỡng] có giá 200 USD, AP cho biết. Họ thậm chí đã có ứng dụng giao đồ ăn cho những người ngại ra đường, theo Daily NK. Hãng bia cao cấp của Bình Nhưỡng - Taedonggang thì vừa bổ sung loại bia thứ 8 vào danh mục sản phẩm.

Hàng hóa nước ngoài ở đây cũng không thiếu, bất chấp các lệnh trừng phạt. Người Triều Tiên có thể mua cà phê Pokka của Nhật Bản khá dễ dàng, với giá 0,8 USD một lon. Còn một chiếc Mercedes-Benz Viano ở đây có giá 63.000 USD.

Bên trong một trung tâm thương mại ở Triều Tiên.

Những chiếc xe chở hàng từ thành phố này qua thành phố khác, hoặc về vùng nông thôn cũng dần trở nên phổ biến. Và dù việc sử dụng đôla Mỹ hay Nhân dân tệ Trung Quốc vẫn còn, ngày càng nhiều người dùng won Triều Tiên hay thẻ trả trước để mua hàng. Việc này cho thấy sức mua nói chung đang tăng lên và người dân nước này tự tin vào sự ổn định của nội tệ.

Các cửa hàng cũng được chỉ đạo phục vụ người tiêu dùng nhiều hơn. "Ban đầu, chúng tôi mở cửa từ 10h sáng đến 6h tối", Song Un Pyol - quản lý tại Trung tâm Thương mại Potonggang [Bình Nhưỡng] cho biết, "Nhưng năm 2015, Chủ tịch Kim Jong-un cho biết chúng tôi có thể mở đến 8h tối, để mọi người có thể ghé mua bất kỳ lúc nào, do nhiều người dân lao động thường mua đồ sau giờ làm".

Người dân dùng smartphone trong một cuộc thi nấu ăn ở Triều Tiên. Ảnh: AFP

Dù vậy, 80% hàng tiêu dùng bán tại Triều Tiên có xuất xứ Trung Quốc, Kim Young-hee - Giám đốc phụ trách Kinh tế Triều Tiên tại Korea Development Bank ước tính. Vì thế, để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, ông Kim Jong-un đã khuyến khích tăng nội địa hóa sản xuất. Lời kêu gọi này giúp nhiều nhà sản xuất chủ động hơn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường. Giày dép, rượu, thuốc lá, tất, bánh kẹo, dầu ăn, mỹ phẩm và cả mỳ gói sản xuất tại Triều Tiên đã dần thu hẹp thị phần của hàng Trung Quốc.

Theo kế hoạch kinh tế 5 năm công bố năm 2016, ông Kim còn tăng quyền tự chủ cho các nhà máy quốc doanh, để họ tự do chọn mặt hàng có thể sản xuất, tìm nhà cung cấp, khách hàng, miễn là đạt mục tiêu doanh thu. Các hộ gia đình được phân đất canh tác cũng có thể giữ lại hoặc bán phần dư, sau khi đã đạt mục tiêu sản xuất của chính phủ. Trên các tạp chí nước này, giới chuyên gia kinh tế cũng đã bắt đầu đề cập đến thị trường hướng đến người tiêu dùng, liên doanh và đặc khu kinh tế.

Các tòa chung cư mới tại đường Ryomyong [Bình Nhưỡng]. Ảnh: AP

Những thay đổi kinh tế trong thập kỷ qua được cho là đã châm ngòi cho sự bùng nổ nhu cầu xây dựng và nhà ở tại Triều Tiên, đặc biệt là thủ đô Bình Nhưỡng. Việc xây dựng đã thay đổi diện mạo của Bình Nhưỡng rất nhiều, khiến người ta khó nhận ra so với hình ảnh của thủ đô này cách đây 10 năm.

Kể từ khi lên nắm quyền, gần như mỗi năm, ông Kim Jong-un lại khánh thành một tòa nhà chung cư mới, với hàng nghìn căn hộ. Các công trình như rạp hát, công viên nước, sân bay hay trung tâm khoa học - công nghệ cũng xuất hiện khá nhiều. Nhu cầu chủ yếu đến từ tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh tại đây.

Giá căn hộ tại Bình Nhưỡng giờ đã lên quanh 100.000 - 200.000 USD, từ 50.000 USD cách đây 4 năm, theo Korea JoongAng Daily. Giá tại các thành phố nhỏ hơn cũng tăng.

"Nền kinh tế này hiện tốt hơn so với 20, 10 hay thậm chí 5 năm trước", Frank khẳng định. Lãnh đạo Triều Tiên dường như đang thực hiện đúng cam kết trong bài phát biểu lần đầu năm 2012, rằng sẽ không để người dân nước này phải "thắt lưng buộc bụng" một lần nữa.

Hà Thu [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề